Nghệ An: Xuất hiện cúm H5N1 trên đàn vịt
Một hộ dân ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, sau khi phát hiện đàn vịt có triệu chứng bất thường, ban đầu chỉ 1 vài con chếtsau đó chúng đã chết đồng loạt. Cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích phát hiện dương tính cúm virut H5N1.
Tiến hành tiêu hủy một ổ dịch tại Nghệ An.
Chiều ngày 31/5, Chi cục thú y Nghệ An cho biết, đàn vịt bị chết xảy ra tại hộ anh Nguyễn Văn Dương, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu. Theo gia đình anh Dương, thì đàn vịt xuất hiện chết rải rác bắt đầu từ ngày 28/5 với hơn 70 con. Nhận thấy có điều bất thường, anh Dương đã báo cáo với Ban thú y xã Diễn Lâm. Ngay sau đó Trạm thú y Diễn Châu báo cho Chi Cục thú y Nghệ An tiến hành lấy mẫu đưa đi xét nghiệm với kết quả dương tính với virut H5N1.
Video đang HOT
Được biết, toàn bộ đàn vịt gần 350 con của gia đình anh Dương được nuôi từ nhỏ đến nay đã một tháng tuổi. Sau khi có kết quả dương tính vi-rut cúm H5N1, ngày 30/5, Chi Cục thú y Nghệ An chỉ đạo UBND huyện Diễn Châu tiêu hủy toàn bộ tổng đàn vịt nói trên, đồng thời tiến hành công tác vê sinh tiêu độc khử trùng ngay tại chuồng trại của gia đình.
Bên cạnh đó, Trạm thú y Diễn Châu tiến hành thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế vùng dịch bằng cách tổ chức ký cam kết đến tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã không buôn bán vận chuyển gia cầm. Đồng thời tiến hành rà soát thống kê tổng đàn, tăng cường giám sát dịch và trước mắt cung ứng hóa chất phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn xảy ra dịch cúm này.
Được biết, trước đó năm 2008 xã Diễn Lâm từng bị dịch cúm H5N1. Và sau 4 năm dịch cúm H5N1 lại xuất hiện trở lại.
Nguyễn Duy
Theo Dân Trí
Biến thể H5N1 lây sang người qua hô hấp?
Các nhà khoa học đang lo ngại biến thể của virút cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người qua đường hô hấp, sau khi họ phát hiện nó lây lan ở những con chồn sương trong phòng thí nghiệm.
Theo nhà nghiên cứu Yoshihiro Kawaoka (ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ), sau một quá trình nghiên cứu, họ đã tạo ra bốn biến thể của virút H5N1 trong phòng thí nghiệm. Khi tiêm những biến thể này cho một con chồn sương, họ phát hiện những con chồn khác đều bị bệnh.
Điều này rất đáng lo ngại, vì chồn sương là động vật có vú có cơ chế phản ứng với cúm tương tự như con người. Một khi chồn sương có khả năng nhiễm biến thể virút H5N1 qua đường hô hấp cao như vậy thì con người cũng sẽ tương tự.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Kawaoka đã gây tranh cãi khi công bố họ đã tạo ra được các biến thể của virút H5N1 có thể lây trên người. Nhiều người sau đó đã kêu gọi không nên công bố kết quả nghiên cứu bởi nó có thể bị lợi dụng để khủng bố.
Giới chức y tế Indonesia chuẩn bị giết bỏ gà ở một khu chợ trên đảo Bali hôm 26-4-2012 sau khi một bé trai 8 tuổi ở đây chết vì virút H5N1 - Ảnh: AP
Tuy nhiên Kawaoka và những người ủng hộ nói nghiên cứu của họ giúp cho thấy virút H5N1 - tuy gây chết người nhưng ít lây từ người sang người, có thể gây ra một đại dịch một khi chúng biến thể dễ dàng lây từ người sang người.
Kawaoka lập luận rằng việc xác định những biến thể của virút H5N1 sẽ giúp giới chức y tế giám sát tốt hơn virút này, cũng như có sự chuẩn bị thuốc điều trị và vắcxin kịp lúc.
Virút H5N1 xuất hiện và lan nhanh ở châu Á và Trung Đông từ năm 2003, cướp đi mạng sống của hơn 300 người trên thế giới.
Minh Anh
Theo Tuổi trẻ