Nghề “ăn xác” nhà
Hơn 20 năm cầm khoan, quai búa, ông Nguyễn Văn Thoại (ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) sớm mắc bệnh nghề nghiệp. Giờ mới ngoài 50 tuổi, nhưng bắp thịt ông đã nhão hết, cổ tay lúc nào cũng run lẩy bẩy như người mắc bệnh Parkinson. Đến lúc sức khỏe suy sụp ông kiêm thêm nghề môi giới. “Bán một hợp đồng, tôi bỏ túi dăm bảy triệu, vừa nhàn hạ, vừa đỡ mất công” – một cách hài hước, ông gọi đó là nghề “ăn xác”… nhà.
Các điểm cần GPMB-đất làm ăn của dân “ăn xác” nhà
Cả đời chỉ phá không xây
Công việc của ông rất đơn giản, trước khi xây dựng căn nhà mới, nếu gia chủ nào có nhu cầu đập bỏ ngôi nhà cũ kỹ, dột nát để giải phóng mặt bằng thì lập tức những người làm nghề như ông Thoại xuất hiện.
Video đang HOT
Ông Thoại kể: Thông thường khi nhận một công trình, cánh thợ yêu cầu gia chủ cho phép “khảo sát hiện trường” để lên phương án phá dỡ. Nói thế thôi, chứ thực chất việc khảo sát này là nhằm đánh giá sơ bộ xem thợ sẽ “tận thu” được những gì từ đống gạch vụn kia. Những căn nhà kiên cố, nhiều sắt thép sẽ mang lại cho những người “ăn xác” nhà như ông một khoản kha khá từ việc bán thép phế liệu. Đó là chưa kể đến những thứ vật tư khác mà gia chủ bỏ đi như thiết bị vệ sinh, cửa gỗ hay cánh cổng to cũng mang lại những khoản tiền lớn. Sau khi tính toán hết những “khoản thu tiềm ẩn”, thợ mới bắt đầu lên đơn giá phá dỡ căn nhà.
“Thường thì đã có giá chung. Nếu một căn nhà 3 tầng, diện tích khoảng 50-60m2 thì tiền công phá dỡ vào khoảng 30 triệu đồng” – ông Thoại nói. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc đàm phán công thợ, công máy móc, xe đổ phế thải như thế nào để có lợi nhuận tối đa. Rồi ông hạ giọng bật mí: “Tuy nhiên, với đơn giá đó thì tôi có thể bán đứt cho nhóm khác với giá hơn 20 triệu đồng để ăn chênh lệch. Thời gian đầu mới vào nghề, ông Thoại đã lỗ hơn 100 triệu đồng do đánh giá giá trị trang thiết bị nội thất cũng như lượng sắt phế liệu trong 2 căn nhà không chuẩn. Với ông, so với làm trực tiếp, việc bán hợp đồng có nhiều cái lợi, ông dành thời gian đó đi săn những công trình “ngon ăn” hơn mà không phải chịu rủi ro tai nạn lao động. Ông cười: “Rút ra được điều đó tôi cũng đã phải trả giá bằng bao nhiêu năm mướt mồ hôi cầm khoan đến run tay. Cái nghề này, nếu cứ suốt ngày ôm cái khoan máy thì sớm muộn cũng bị Parkinson”.
Làm việc trong điều kiện không trang thiết bị bảo hộ, vì mưu sinh, những người thợ này phải đánh cược cả tính mạng
Sinh nghề, tử nghiệp
Ông Thoại gọi Parkinson là “bệnh nghề nghiệp”. Ông chú họ của ông dù mới hơn 60 tuổi nhưng đã có gần 30 năm trong nghề, đang khỏe mạnh là thế tự dưng lăn ra ốm rồi dần dần không đi lại được. Đôi cánh tay rắn chắc giờ luôn run bần bật, đến xúc thức ăn cũng bị đổ ra ngoài. “Suy cho cùng, thế vẫn còn may chán. Nhiều người còn phải trả giá bằng mạng sống của mình” – giọng ông Thoại bỗng chùng hẳn khi nhớ về ca tai nạn xảy ra cách đây 4 năm ở ngõ 134 Trung Kính, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 3 người chết. Khi đang phá dỡ nhà bỗng cả mảng tường đổ ập từ tầng 2 xuống vùi lấp 3 công nhân phía dưới. Sau vụ tai nạn này, vợ con ông Thoại lập tức lên tận công trình đang thi công nằng nặc bắt ông bỏ nghề quay về. “Tôi cũng sợ, nhưng chỉ nghỉ được 2 tuần là lại vác búa lên đường. Một phần vì nhớ nghề, một phần vì sự mưu sinh, không chỉ của gia đình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác. Gần đây, do sức khỏe yếu đi nên tôi chỉ nhận công trình rồi giao cho chú em trực tiếp phá dỡ” – ông Thoại thở dài.
Đến thời điểm hiện tại, “công ty phá dỡ” của anh em ông Thoại có 17 người, hầu hết là họ hàng và người làng. Trung bình mỗi ngày, mỗi nhân công được thanh toán từ 300.000-400.000 đồng tiền công. Nghe thì to tát nhưng nếu so sánh với mồ hôi, công sức mà họ bỏ ra thì chẳng thấm vào đâu, bởi công việc phải thực hiện trong mọi điều kiện thời tiết vì chủ thường ép tiến độ, thậm chí nhiều hôm phải tranh thủ làm đêm. Hơn 20 năm trong nghề, hơn ai hết, ông Thoại biết việc phá dỡ công trình cũ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn việc xây dựng mới rất nhiều. Bởi hầu hết các công trình mà ông thi công đều được xây dựng từ rất lâu, tuổi thọ cao và không có bản vẽ thiết kế để lại nên kết cấu và vật liệu công trình luôn là ẩn số đối với mỗi người thợ, dù họ có con mắt tinh tường đến mấy.
Ông Thoại chia sẻ, về nguyên tắc, khi bắt tay vào việc mỗi công nhân sẽ được trang bị đồ bảo hộ cần thiết như mặt nạ, tai nghe, lưới an toàn, dây an toàn, áo khoác bảo vệ, biển báo, kính mắt và một số thiết bị bảo hộ khác phục vụ cho công việc. Nhưng trên thực tế, hầu hết anh em trong đội quân phá dỡ đều “tay không bắt giặc”. Một phần do kinh phí có hạn, một phần vì hầu hết các công trình đều nằm trong ngõ nhỏ, sát vách với các công trình khác nên dù có đeo dây bảo hiểm cũng chẳng biết mắc vào chỗ nào. Thế nên trang phục của họ hầu như chỉ là bộ quần áo rách, đôi dép tổ ong và chiếc mũ cối bạc màu. Bởi thế trong khi làm việc, việc họ bị chảy máu, xây xát chân tay do chạm phải kim tiêm, mảnh kính vỡ, dây sắt nhọn là “chuyện thường ngày”. Do đó, để tồn tại lâu dài với nghề, ngoài sức khỏe, họ buộc phải biết cách tự bảo vệ mình.
Lâu nay, nghề mua bán nhà cũ được dân trong nghề so sánh với nghề thu mua sắt phế liệu. Ông Thoại tâm sự, những chuyến đi “săn” công trình cũ luôn tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Có thể nói, lời lãi từ công trình đều do con mắt tinh tường của chủ thầu quyết định. Đồng hành cùng với chủ thầu còn có “đội quân” làm thuê. Do tính chất nguy hiểm, cần sức khỏe nên nghề này chỉ phù hợp với thanh niên trong độ tuổi 20-35. Nói rồi, ông Thoại lại lầm lũi trèo lên tầng 3 ngôi nhà đang phá dở giữa cái nắng như đổ lửa. Trên đó “quân” của ông và em ông đang trần lưng với bộ quần áo mỏng manh, tả tơi, khuôn mặt đỏ bừng, dùng hết sức mình vung búa…
Theo ANTD
Xây sai phép có thể bị phạt 1 tỷ đồng
Bộ Xây dựng vừa đưa ra lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là đề xuất xử phạt các công trình sai phép, không phép.
Dư luận chờ đợi mức phạt nghiêm khắc để hạn chế xây dựng không phép, sai phép
(Trong ảnh: Phá dỡ hạng mục sai phép ở công trình vi phạm tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Với các hành vi gian lận trong mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội, dự thảo chỉ rõ, "bán, cho thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng". Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người được thuê, thuê mua nhà ở nhưng không sử dụng mà chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở. Hành vi cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý còn bị phạt nặng hơn, với mức tiền từ 60-70 triệu đồng. Ngoài ra, dự thảo quy định, không thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng về nhà ở theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng.
Liên quan tới xử lý nhà không phép, sai phép, dự thảo quy định, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện cắt điện, cắt nước của công trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi công. Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thì việc phá dỡ công trình có thể ngừng lại để giải quyết nhưng vẫn phải thực hiện cắt điện, cắt nước và cấm công nhân xây dựng tại công trình trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đáng chú ý, mức phạt hành chính bằng tiền đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được cho là còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Cụ thể, dự thảo đưa ra mức phạt từ 500.000 đồng tới 40 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Tương tự, với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mức phạt chỉ từ 3-40 triệu đồng. Mức tối đa (40 triệu đồng) được áp dụng với trường hợp xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng. Đối với hành vi vi phạm xây dựng sai phép, không phép, nếu sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Đặc biệt, dự thảo có quy định: "Chủ đầu tư có hành vi xây dựng sai phép, không phép, mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc được cấp giấy phép xây dựng thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được tương đương 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ ở đô thị hoặc tương đương 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được thẩm định đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng."
Quy định trên được dư luận xem là quá thoáng, chẳng khác nào mở đường cho chủ đầu tư công trình sai phép, không phép nộp tiền "chuộc" sai phạm rồi được tồn tại. Hiện nay, nhiều địa phương chưa quy hoạch chi tiết, hầu hết công trình, dự án được xây dựng từ thông tin quy hoạch có được do "thỏa thuận" giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Do đó, việc đưa ra kết luận công trình xây dựng sai phép, không phép có thể phạt cho tồn tại mà không phải tháo dỡ hạng mục sai phạm rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Quan điểm khác lại cho rằng, việc áp dụng mức phạt nặng cho tồn tại chỉ nên áp dụng với những công trình sai phạm bị phát hiện muộn (công trình đã đi vào vận hành, sử dụng), còn với những công trình đang trong quá trình thi công, biện pháp xử lý vẫn phải là tháo dỡ phần sai phạm. Chỉ có như vậy mới đủ tính răn đe, đảm bảo hạn chế các vụ xây dựng sai phép, không phép. Nếu áp dụng bừa bãi việc nộp phạt cho tồn tại, sẽ tạo ra tâm lý có thể dùng tiền, thậm chí nhiều tiền để "chuộc" sai phạm. Điều này là rất nguy hiểm, làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo ANTD
"Cắt ngọn" công trình sai phép ở phố Nhân Hòa UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa có quyết định phê duyệt cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại địa chỉ 53 55 phố Nhân Hòa (phường Thanh Xuân Trung). Cụ thể, UBND quận đồng ý chỉ định Công ty CP Tập đoàn Phương Bắc phá dỡ các hạng mục sai phạm tại công trình...