Nghệ An: Trồng vườn “rau vua” tốt um tùm, tưởng cỏ dại mà lại thu cả triệu đồng/ngày
Ông Ngô Minh Ba (xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đọc các bài viết về trồng măng tây từ báo Dân Việt.
Có thông tin, ông Ba học hỏi, tìm hiểu thực tế và trồng măng tây. Nhờ trồng măng tây ví như “ rau vua, rau hoàng đế” mà mỗi ngày ông thu cả triệu đồng.
Trước đây gia đình ông Ngô Minh Ba (xóm Tiền Phong, xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) là hộ khó khăn. Ông Ba từng loay hoay, trăn trở với câu hỏi muôn thủa của nông dân “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Nhưng nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã không mang lại thu nhập tốt cho gia đình ông Ba mặc dù ông và mọi người lăn lưng ra làm quần quật.
Ông Ba đang kiểm tra cây măng tây tại vườn
Ông Ba kể, qua nhiều lần tìm đọc các cách làm giàu trên báo Dân Việt, thấy cây măng tây dễ trồng, vốn đầu tư không cao, trồng 1 lần thu hoạch kéo dài trong nhiều năm, giá bán cao và luôn ổn định. Điều này đã thôi thúc ông Ba tìm hiểu về giống “rau vua, rau hoàng đế” và mạnh dạn chuyển hướng trồng loại cây này.
Năm 2017, ông bắt đầu mua giống măng tây về để trồng thử nghiệm. Sau 3 lần trồng thất bại, không nản chí, ông tiếp tục mày mò tìm hiểu, cách thức cũng như quy trình trồng cây măng tây xanh.
Đến cuối năm 2017, 80% hạt giống trồng chất lượng cây măng tây mọc đạt yêu cầu. Từ đây đã tạo cho ông thêm niềm tin, hứng khởi về quy trình kỹ thuật với loại cây này.
Video đang HOT
Ông Ngô Minh Ba bên vườn cây măng tây xanh tốt của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Ngô Minh Ba chia sẻ: “Với diện tích 1.000 m2 ban đầu, tôi cải tạo đất, mua 1.000kg phân bò, mua đất cát về trộn với đất nhà vì cây rất ưa đất cát. Tiếp đến tôi cho cày, bừa trộn đều, trộn nhuyễn, vét thành từng vồng, từng luống để trồng. Hạt măng tây xanh sau khi đã được được ươm thành từng bầu, sau 2 tháng đưa ra trồng ở đất. Trồng măng tây với khoảng cách 50cm trồng 1 bụi, trồng sau 7 tháng cho thu hoạch…”.
“Thời gian thu hoạch măng tây tốt nhất là chính vụ là từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau. Trồng một lần, nếu chăm sóc tốt, thường xuyên cắt tỉa những cành xấu, hỏng và bón thêm phân thì có thể thu hoạch thời gian kéo dài 15 năm…”, ông Ba cho biết thêm.
Những luống cây măng tây được vống rõ tiện cho tưới tiêu. Ảnh: Cảnh Thắng
Được biết từ năm 2018 đến này, ông Ba trồng 2.000 gốc măng tây, bình quân mỗi ngày thu về 9,5kg. Vì măng tây được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, sạch, chất lượng, ngon giòn, giàu chất dinh dưỡng, là sản phẩm lạ, được khách hàng tò mò, nên thu đến đâu thì khách hàng đều mua hết. Giá bán măng tây giao động từ 100.000đ – 120.000đ/kg.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Ba cho rằng: “Với diện tích 1.000m2 trồng măng tây xanh, sau 8 tháng thu về 65 triệu đồng, còn nếu trồng rau màu thông thường với diện tích 1.000m2, sẽ canh tác được 2 vụ, cho thu nhập bình quân khoảng 14 triệu đồng. Như vậy trồng măng tây xanh, về lợi ích kinh tế sẽ cao gấp 4 lần so với các loại hoa màu thông thường trên cùng một đơn vị diện tích,…”
Nhận thấy đã vững kiến thức, kỹ thuật trồng măng tây, dự định trong thời gian tới, gia đình ông Ba sẽ mở rộng quy mô diện tích trồng măng tây, ươm măng tây giống cho những ai có nhu cầu trồng loại “rau vua” này.
Những mầm cây măng tây mập mạp cho gia đình ông Ba thu nhập 1 triệu đồng ngày. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Nguyễn Thế Thắng – Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Nghệ An cho biết: “Măng tây là loại cây có thể trồng thành cây hàng hóa ở Nghệ An. Cây măng tây rất thích hợp với đất pha cát, bón phân hữu cơ để sản phẩm vừa sạch vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao. Độ pH thích hợp của đất trồng măng tây là 6,5 đến 7, có độ ẩm là 60% đến 70 %…”.
Theo ông Thắng, vườn, ruộng trồng măng tây phải có hệ thống tưới nhỏ giọt, và hệ thống tiêu thoát nước tốt, để luôn đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt…
“Mô hình trồng cây măng tây xanh của hộ gia đình ông Ngô Minh Ba mới lạ ở địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông Ba từ hộ còn khó khăn tới nay đã khá giả. Nhiều người trên địa bàn đến học hỏi thăm quan mô hình trồng măng tây của gia đình ông Ba đều nhận được sự tận tình chia sẻ, hỗ trợ. Mô hình trồng cây măng tây xanh của gia đình ông Ba hiện là điển hình cho mô hình thoát nghèo trên địa bàn xã” – ông Lê Văn Định – Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ.
Dân Sài thành "thuần phục rau vua", cứ 1 ngày bán 10 ký thu 1 triệu
Hơn chục năm trước, tại huyện Củ Chi (TP.HCM) thử "nổ" ra phong trào trồng loại "rau vua"- cây măng tây song đã thất bại.
Thế nhưng hiện tại, ở ấp An Hòa (xã An Phú, huyện Củ Chi) có 2 vườn măng tây, rộng 5ha đã lên xanh tốt. Chủ nhân của những vườn măng tây này là lão nông Ba Nhoai (Phạm Đức Nhoai) - nổi tiếng một thời với nghề nuôi bò, nuôi lợn, nuôi lươn thu tiền tỷ ở đất Sài thành.
Trồng rau vua phải bài bản...
Trong cái nắng khô khốc giữa cơn hạn mặn kỷ lục, ông Ba Nhoai và 6 nhân công lọ mọ chăm sóc vườn măng tây tiền tỷ. Theo ông Ba Nhoai, trồng măng tây không phải cứ có tiền, muốn làm là làm được. "Người trồng măng tây phải luôn tay luôn chân để chăm sóc từng luống đất, cọng rau. Nhân công làm vườn phải như công nhân, làm đúng giờ, đúng giấc"- ông Ba Nhoai chia sẻ.
Để có những vườn măng tây này, theo lão nông Ba Nhoai, ông đã đầu tư hàng tỷ đồng. Cứ mỗi ha ông đầu tư hết 700 triệu đồng. Giống măng tây ông nhập hạt từ Mỹ sau đó ươm, thay vì phải mua giống của Thái Lan như nhiều nông dân khác. Sau khi ươm 2 tháng, các bầu giống măng tây sẽ được đưa ra vườn trồng với 24.000 bầu/ha. Hiện, giá giống măng tây này khoảng 25.000 đồng/bầu.
Ông Ba Nhoai và vườn măng được đầu tư tiền tỷ. Ảnh: T.Đ
Không chỉ đầu tư cho cây giống, ông Ba Nhoai còn tập trung vào các giải pháp hữu cơ về phân, thuốc cho vườn măng tây. Vì đây là loại rau cao cấp nên phải dùng phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học, như: Dùng phân trùn quế, thuốc sử lý sâu là hỗn hợp chế phẩm bằng ớt, sả, tỏi... Các hoạt động sản xuất trên nông trang rất tỉ mỉ và thủ công.
Mỗi ha cần đến 5 - 6 nhân công làm việc liên tục. Họ phải cắt từng cọng cỏ, bắt từng con sâu, ốc, dế, kiến... để tránh măng tây bị phá hoại. Ông còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Ông Ba Nhoai cho rằng, với việc tập trung đầu tư đúng quy trình, nông trại rau "Hoàng đế" này sẽ thu hoạch 8 - 9 năm. Lão nông Ba Nhoai tính, đến năm thứ 3, mỗi công đất (1.000m2) măng tây lúc này cho hơn 100kg/ngày và thu hoạch liên tục 9 tháng/năm.
Trong khi đó, tại phường Trường Thành (quận 9), 2 năm nay, ông Võ Văn Giả tập trung đầu tư và thu hoạch những luống măng tây. Giữa khu dân cư đô thị, tận dụng, cải tạo 1.200m2 đất vườn còn bỏ trống ông đầu tư xây dựng vườn măng tây. "Cứ theo quy trình trồng măng tây của cơ quan khuyến nông thành phố tôi làm theo. Tôi sử dụng giải pháp hữu cơ cho đất, như dùng phân bò để bón cho cây. Nhìn chung thu nhập từ vườn măng tây này cũng khá tốt"- ông Giả chia sẻ.
Hiện, mỗi ngày ông Giả thu hoạch được hơn 10kg măng tây, với giá thị trường khoảng 100.000 đồng/kg.
Sài thành trồng được măng tây
Năm 2005, Công ty TNHH Cẩm Hon đã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi trồng thử nghiệm 2ha giống măng tây xanh tại các xã: Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung, Trung Lập Hạ, qui mô đầu tư 60 - 70 triệu đồng/ha. Sau một năm, kết quả cho thấy, tỷ lệ sống đạt 60 - 70% và thu hoạch trên 100kg măng/ha/ngày. Điều này khẳng định điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất xám huyện Củ Chi thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây măng tây xanh.
Hai năm sau, Trung tâm Khuyến nông thành phố lại kết hợp với Công ty Cẩm Hon mở rộng diện tích trồng cây măng tây xanh với diện tích 4ha tại các xã: Nhuận Đức, Trung Lập Hạ. Sau 8 tháng tỷ lệ sống đạt trên 70%, năng suất bình quân 100kg măng/ha/ngày. Với đà phát triển này, Trung tâm Khuyến nông thành phố kỳ vọng sẽ xây dựng dự án trồng măng tây thành vùng sản xuất hàng hoá 10ha vào năm 2010 và 100ha vào năm 2015 tại huyện Củ Chi, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Công ty Cẩm Hon. Tuy nhiên, kế hoạch này đã chết yểu. Tất cả các hộ được hỗ trợ trồng măng tây trước đó, từng người một từ bỏ cây trồng cao cấp này. Theo Phó Chủ tịch Hội ND huyện Củ Chi Phạm Phú Cường, sau phong trào trồng măng tây, không còn nông dân trên đất Củ Chi trồng măng tây nữa. Hiện, Sài thành chỉ còn hai nông dân kể trên trồng măng tây.
Ông Giả cho biết, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tốt nhất theo khuyến cáo của ngành khuyến nông, nhưng chất lượng măng thu hoạch vẫn không đạt bằng măng tây các nơi khác. "Thực tế, măng tây tôi trồng không bằng măng nơi khác. Nó nhỏ hơn, chỉ bằng 8/10 mà thôi. Chính vì điều này, giá thương lái mua cũng thấp"- ông Giả nói.
Cuộc thi "Làm nông thời công nghệ 4.0" do Báo Nông Thôn Ngày Nay - cơ quan của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban Khoa giáo (VTV2) - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm khích lệ và tôn vinh nông dân Việt Nam có thành tích nổi bật về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Cá nhân, tổ chức dự thi có thể gửi hồ sơ dự thi qua hòm thư điện tử: cuocthinongnghiep40@gmail.com. Hoặc qua đường bưu điện: Ban Thư ký cuộc thi "Làm nông thời công nghệ 4.0" - Báo Nông Thôn Ngày Nay - Địa chỉ: Tầng 11, Toà nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay, Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian kết thúc nhận hồ sơ dự thi là hết ngày: 20/4/2020. Lễ công bố, trao tặng và đón nhận giải thưởng cuộc thi (dự kiến): Quý II/2020.
Nghệ An: Nuôi loài cá toàn đực dưới ao, bắt bán 30 tấn, thành tỷ phú Ông Nguyễn Trọng Bằng, xóm Đức Thịnh, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) khá giả nhờ mô hình trang trại tổng hợp vườn - ao - chuồng (VAC). Dưới ao ông Bằng nuôi toàn cá rô phi đơn tính (toàn cá đực), trên bờ ông nuôi nhiều gà, lợn... Phất lên nhờ nuôi loài cá toàn đực Ông Nguyễn Trọng...