Nghệ An: Trang trại “khủng” đầy cây trái của một nông dân cho thu nhập 1 tỷ đồng
Dám nghĩ, dám làm, người lính già Võ Văn Kỷ, SN 1959, ở xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương ( tỉnh Nghệ An) đã thành công ngoài mong đợi trong việc xây dựng trang trại trồng cây ăn quả, thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Năm 1979, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai 20 tuổi Võ Văn Kỷ (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 1, Sư đoàn 359, tỉnh Gia Lai.
Hòa bình lập lại, năm 1984, ông Võ Văn Kỷ được chuyển công tác về địa phương, làm nhiều chức vụ quan trọng tại xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương.
Ông Võ Văn Kỷ bên vườn cây ăn quả, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. PV
Năm 1996, gia đình ông Võ Văn Kỷ mạnh dạn thuê 6 ha đất lâm nghiệp của xã Thanh Nho, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để làm trang trại.
Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 2.000 gốc cam (gồm cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam V2), 500 gốc quýt đỏ, 300 gốc bưởi (bưởi Diễn và bưởi da xanh), 300 gốc trám đen, 2 ha trồng chè, 5.000m2 trồng rễ hương… đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Vườn bưởi Diễn xanh tốt, mang lại thu nhập cao cho gia đình. Ảnh: PV
Bà Dương Thị Thành (vợ ông Kỷ), chia sẻ: “Vùng đất này có diện tích khoảng 6 ha, gia đình chúng tôi thuê lại với thời hạn là 50 năm để trồng cây.Trước đây, mảnh đất này rất hoang sơ, khô cằn, chúng tôi phải mất rất nhiều công sức, tiền của mới có thể cải tạo được như ngày hôm nay”.
Ông Võ Văn Kỷ tâm sự: “Sau khi hết nhiệm kỳ, tôi có ý định phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây ăn quả. Nhận thấy trên vùng đồi của xã Thanh Nho còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, phù hợp với dự định trồng cây ăn quả của gia đình, tôi liền đăng ký thuê đất để trồng cây.
Video đang HOT
Trước khi quyết định trồng, tôi đã tìm hiểu kỹ về khí hậu cũng như thổ nhưỡng nơi đây. Sau đó, tôi vào miền Nam học hỏi kinh nghiệm trồng cây, cách phòng bệnh của họ để về áp dụng cho mô hình của mình”.
Ông Võ Văn Kỷ chăm sóc vườn cam của mình. Ảnh: PV
Hơn 2.000 gốc cam, thời tiết thuận lợi cho sản lượng trên 25 tấn/ năm, giá thương lái thu mua tại vườn là 25.000 – 30.000 đồng/kg, gia đình ông Kỷ thu về khoảng nửa tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.
“Chăm sóc cây cũng giống như đang nuôi con của mình vậy. Tôi thường để ý từng giai đoạn phát triển của cây, xem chúng có bị sâu bệnh gì, nếu có thì phải nhanh chóng khắc phục không thì hậu quả vô cùng lớn…”, ông Kỷ tiết lộ.
“Nhận thấy cây cam có dấu hiệu bị đọt vàng, chứng tỏ cam đang bị thiếu chất hoặc bón phân không đúng cách. Khắc phục bằng cách nhanh chóng cắt bỏ nhánh có dấu hiệu đọt vàng đó đi, lưu ý, phải vệ sinh sạch kéo trước và sau khi cắt tránh bị lây bệnh cho những cây đang khỏe mạnh” – ông Kỷ bật mí thêm.
Dụng cụ bẫy ruồi vàng tự chế của gia đình ông Kỷ mang lại hiệu quả cao. Ảnh: PV
Theo ông Kỷ, mùa hè thường để cỏ tốt dưới gốc cây để tránh khô đất, tăng độ ẩm và giảm bớt công chăm sóc. Mùa mưa, phát cỏ để đất thoáng hơn giúp cây đỡ bị úng và tránh được nhiều sâu bệnh.
Với 500 gốc quýt đỏ, mỗi năm cho sản lượng quả 25-30kg/cây, giá bán 25.000 – 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông Võ Văn Kỷ thu về hơn 250 – 260 triệu/năm. 300 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi Diễn).
Mỗi cây bưởi cho năng suất khoảng 25 – 30 quả/năm, mỗi quả trọng lượng từ 1,2-1,5kg/quả, giá thương lái mua tại vườn với giá giao động từ 15.000 -18.000đ/kg, mỗi cây bưởi sau khi từ chi phí thì mang lại cho gia đình ông khoảng 700.000 – 800.000 đồng/cây/năm.
Cây trám đen hơn 4 năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: PV
Gia đình ông Kỷ còn trồng thêm 2 ha chè, mỗi năm chè mang lại cho gia đình ông hơn 60 – 65 triệu đồng/năm. Với 5.000m2 diện tích trồng rễ hương, mỗi năm gia đình ông bỏ túi hơn 50.000 – 60.000 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, gia đình ông có 300 gốc trám đen trồng hơn 4 năm và bắt đầu cho thu hoạch. Theo ước tính của ông Kỷ, năm sau, mỗi cây trám đen sau khi trừ chi phí thì mang cho gia đình ông khoảng 3-3,5 triệu đồng/cây/năm.
Dám nghĩ, dám làm, ông Võ Văn Kỷ đã đầu tư thành công từ đối đất khô cằn, sỏi đá. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Trần Đình Tuyền – Chủ tịch UBND xã Thanh Nho, cho biết: “Mô hình trang trại của gia đình ông Võ Văn Kỷ là mô hình tiêu biểu trên địa bàn xã Thanh Nho, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, đã có nhiều bà con trong và ngoài xã đến tham quan, học hỏi mô hình của gia đình ông Kỷ để về áp dụng cho gia đình mình, giúp phát triển kinh tế gia đình và địa phương”.
Hòa Bình: Nuôi "gà khổng lồ" sợ tiếng ồn, bán 1 con giống giá 2,2 triệu đồng
Chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải (Hòa Bình). Đây là người tiên phong nuôi giống "gà khổng lồ" trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bước đầu mô hình cho hiệu quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã Yên Mông, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, năm 2013, anh Hải đến Trạm Nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì học hỏi kinh nghiệm nuôi đà điểu.
Nhận thấy đây là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình, anh Hải liên kết cùng người em trai nuôi 100 con đà điểu sinh sản ở Thanh Thủy (Phú Thọ), cải tạo lại khu đất của gia đình ở xóm Mỵ, xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn nuôi đà điểu thương phẩm.
Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ban đầu, anh Hải đầu tư 20 con đà điểu giống về nuôi thử, tổng chi phí trên 40 triệu đồng, trong vòng 10 tháng xuất bán lãi 25 triệu đồng.
Sau 6 năm đầu tư nuôi đà điểu, đến nay, anh Hải gần như là một chuyên gia nuôi đà điểu. Anh Hải cho biết, đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò.
Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc..., là những loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương. "Gia đình tôi cũng trồng cỏ voi để chủ động cung cấp thức ăn cho đà điểu. Sân được rải cát, vì đà điều có nguồn gốc từ sa mạc, thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da..", anh Hải cho hay.
Theo anh Hải, đà điểu có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Tuy nhiên, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Bên cạnh đó, đà điểu thích chạy nên sân phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát, để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy.
Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì thấy, dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy, cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi.
Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8-10 tháng, đạt trọng lượng từ 80 - 100 kg. Hiện nay, đà điểu có giá bán 90 - 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 - 270 nghìn đồng/kg thịt. Đà điểu giống có giá bán 2,2 triệu đồng/con.
Thị trường tiêu thụ ổn định trong, ngoài địa bàn. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng.
Hiện, tại cơ sở ở xã Yên Mông, anh Hải nuôi 50 con đà điểu thương phẩm đã đến kỳ xuất bán, 150 con đà điểu giống. Anh tập trung phát triển đà điểu sinh sản để sản xuất đà điểu giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ chăn nuôi tại địa phương. Khi đà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng, chu kỳ 1 con đẻ 40-45 quả trứng/năm. Anh Hải đã đầu tư máy ấp trứng để sản xuất con giống.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Hải luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu. Để khuyến khích các hộ trong xã đầu tư nuôi đà điểu thương phẩm, anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y tới các hộ dân, bao tiêu đầu ra.
Hiện có 5 hộ dân trong xã đang nuôi đà điểu thương phẩm. Đây thực sự là mô hình kinh tế có hiệu quả, sẽ được nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian tới.
Kon Tum: Ở nơi này, nhiều hộ có của ăn của để nhờ chăn nuôi bò sinh sản Đó là huyện Ia H'Dai, tỉnh Kon Tum. Bên cạnh vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư trồng cà phê, cao su, hồ tiêu thì những năm qua có nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập tốt. Ia H'Drai là huyện biên giới nghèo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Vụ 'mẹ giết con' ở Quảng Nam: Cả ngàn người tập trung theo dõi dựng lại hiện trường

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Nhật Bản: Sẵn sàng đến Hoa Kỳ thảo luận về thuế quan 'sớm nhất có thể'
Thế giới
09:34:43 07/04/2025
Bãi biển Vũng Tàu đông nghẹt du khách tắm biển ngày thứ hai kỳ nghỉ lễ
Du lịch
09:34:20 07/04/2025
5 thức uống buổi sáng tăng cường thải độc gan
Sức khỏe
09:03:49 07/04/2025
Xuất hiện song trùng của "hot girl có gương mặt đẹp nhất Việt Nam"
Netizen
09:00:00 07/04/2025
Văn Toàn chói sáng ngày tái xuất, hoá thân thành "bản sao" của Xuân Son
Sao thể thao
08:48:44 07/04/2025
Giết con để lấy tiền bảo hiểm: Kịch bản "như phim" và sự đổ vỡ về nhân tính
Pháp luật
08:38:25 07/04/2025
Vi khuẩn có thể giúp xây dựng thành phố trên Mặt Trăng như thế nào?
Lạ vui
08:35:21 07/04/2025
Một tựa game bất ngờ mở cửa miễn phí trên Steam, người chơi nên nhanh tay trải nghiệm
Mọt game
08:06:11 07/04/2025
Địa Đạo: Ngôn ngữ điện ảnh đích thực đã trở lại với phim Việt!
Hậu trường phim
08:01:32 07/04/2025
Cặp diễn viên Vbiz vừa ly hôn sốc: Lộ 1 câu nói cho biết quan hệ hiện tại khi được khuyên tái hợp
Sao việt
07:50:48 07/04/2025