Nghệ An: Thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ xả lũ, 9 huyện thị cần lưu ý
Vào 9h sáng nay (30.7) Nghệ An đã có lệnh vận hành xả lũ cho đập thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ, với lưu lượng từ 340 m3/s đến 1.000 m3/s.
Hồ thủy điện xả lũ (ảnh minh họa)
Hiện mực nước tại hồ Thủy điện Bản Vẽ là 190,18 mét. Thủy điện có công suất thiết kế 320 MW được xây dựng ở thượng nguồn sông Lam, trên địa phận xã Yên Na, huyện Tương Dương, với 2 tổ máy, là thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ, có hồ chứa dung tích 1,8 tỷ m3.
Trước dự báo mưa lớn trên diện rộng, Thủy điện Bản Vẽ phải xả nước để giữ an toàn cho công trình và chủ động khi lũ về nhằm đảm bảo an toàn cho hạ du.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi nhận được đề nghị của Công ty Thủy điện Bản Vẽ về giải pháp xả lũ hồ chứa để cắt giảm lũ cho hạ du, nên đã có lệnh vận hành xả lũ cho đập thủy điện này bắt đầu từ 9h sáng nay (30.7), với lưu lượng từ 340 m3/s đến 1.000 m3/s. Bao gồm lưu lượng qua đập tràn và lưu lượng qua 2 tổ máy.
Video đang HOT
Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã gửi công văn khẩn cấp tới các địa phương vùng hạ du sông Lam gồm các huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, TP Vinh và huyện Nghi Lộc, nhằm đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ xả lũ.
ANH ĐỨC
Theo Laodong
Độc lạ: Kép hình thang ngược làm giàn phơi lúa rẫy của người Na Khốm
Những chiếc giàn phơi lúa rẫy từng gắn bó với cuộc sống nương rừng của người vùng cao. Sau khi gặt về người ta xếp lên giàn phơi chờ cho khô hẳn mới chuyển vào kho.
Một chiếc kép hình thang ngược của người dân bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương
Bản Na Khốm xã Yên Na huyện Tương Dương là bản Thái cổ có lịch sử hàng trăm năm, nơi có nhiều người từng là chức sắc thời phong kiến nay vẫn sống chủ yếu nhờ nghề làm rẫy.
Những ngày cuối tháng 9 âm lịch, gần như cả bản đã gặt xong lúa rẫy. Sau lễ mừng lúa mới người ta dựng những chiếc giàn phơi lúa. Giàn hình hộp hoặc hình thang dựng cạnh nhà bằng nứa và gỗ. Có người thiết kế kiểu hình thang ngược, đáy dưới ngắn hơn đáy trên. Nói chung tùy thích, chỉ miễn sao cho tiện dụng. Những bó lúa được xếp lên giàn, cuống bó lúa hướng ra ngoài, bông lúa như bị kẹp chặt bên trong giàn nứa. Người miền xuôi quen mắt gọi nôm na là "kẹp lúa".
Suốt một thời gian rất dài, những chiếc giàn phơi lúa là một phần cuộc sống của người làm rẫy. Người Thái gọi là "lắc" cất lúa. Những chiếc giàn phơi lúa được dựng khi mùa gặt bắt đầu. Người Thái thường chọn một ngày đẹp để dựng "lắc". Đó là một ngày trong tuần theo lịch riêng của người Thái. Một tuần có 8 ngày. Người ta gọi đó là ngày "được lộc".
Đồng bào Thái coi việc phơi lúa trên giàn là phương pháp hữu hiệu. Ảnh: Hồ Phương
Vào ngày đã định, người ta đi chặt tre, nứa, gỗ về dựng giàn phơi lúa. Rẫy gần thì dựng ngay tại nhà. Rẫy xa thì dựng gần chòi canh nương. Lúa gặt xong, người ta gùi về xếp thành từng dãy gọi là liền. Hết một dãy, thợ dựng giàn nẹp xung quanh bằng những cây nứa để giữ cho giàn thêm vững.
Ngày trước, khi muốn biết nhà ai đó năm nay được hay mất mùa, người ta thường hỏi: Chiếc "lắc" lúa của nhà anh cao mấy sải?" Chiếc thấp của nhà ít lúa cũng cao hai sải tay. Chiếc cao nhất đến 3, 4 sải. Nếu lúa quá nhiều người ta làm thêm chiế giàn phơi thứ hai.
Thật tình thì chiếc giàn phơi chỉ là nơi cất tạm lúa rẫy. Sau khi lúa đã khô, người ta sẽ chuyển vào kho. Chiếc kho lúa hình nhà sàn, thường dựng 4 cột. Người ta còn bọc một khoanh nhôm quanh cột để chuột khỏi trèo lên phá lúa.
Lúa được chất đầy trên giàn báo hiệu một mùa bội thu. Ảnh: Hữu Vi
Trước khi chuyển lúa từ giàn phơi lên kho, dân bản thường tổ chức một lễ nhỏ gọi là lễ nhập kho lúa. Kể từ đó, chiếc giàn phơi coi như đã xong nhiệm vụ của nó. Người ta sẽ bỏ bẵng cho mục nát và sẽ dựng chiếc giàn mới vào mùa lúa sang năm./.
Theo Hữu Vi - Hồ Phương (Báo Nghệ An)
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ sẽ ảnh hưởng lớn tới 6 huyện Sáng 30.7, thủy điện Bản Vẽ (ở Nghệ An) - thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung chính thức xả lũ khiến 6 huyện của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp. Những ngày qua, trên địa bàn Nghệ An mưa rất to, khiến lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nước dâng lên cao, vượt mức báo động. Vì vậy, Ban chỉ huy...