Nghệ An thông tin về rừng sa mu trăm tuổi ‘ứa máu’ trên đỉnh Phu Lon
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo kiểm tra, xác minh thực địa trước vụ việc rừng sa mu trăm tuổi bị chặt hạ trên đỉnh Phu Lon, tại xã Tam Đình ( huyện Tương Dương).
UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn số 57711/UBND-NN yêu cầu kiểm tra, xác minh theo nội dung báo VietNamNet phản ánh việc sa mu trăm tuổi &’ứa máu’ trên đỉnh Phu Lon.
Sau đó, Sở NN&PTNT chỉ đạo Cục Kiểm lâm phối hợp với đoàn liên ngành huyện Tương Dương thực địa, kiểm tra rừng bị chặt phá.
Báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành thực địa tại đỉnh Phu Lon về việc khai thác gỗ trái phép
Theo báo cáo của Sở ngày 13/8, đoàn liên ngành kiểm tra hiện trường từ tuyến Khe Sài (bản Quang Yên) đến lô 4, 5, khoảnh 9, tiểu khu 693 (bản Quang Phúc), xã Tam Đình trên tuyến đường 20km; thời gian đi bộ 6 tiếng 30 phút, độ cao với mực nước biển điểm kiểm tra là 1.188m.
Trên tuyến kiểm tra có đường mòn do người dân đi lại để thu hái lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, một số đoạn đường cỏ đã mọc tốt, một số đoạn do sạt lở hoặc cành cây gãy đổ, đi lại rất khó khăn.
Thân cây gỗ sa mu ở phía dưới gốc mà lâm tặc đốn hạ còn khoảng 3m trên đỉnh Phu Lon
Đoàn kiểm tra xác định có 3 cây sa mu bị chặt hạ tại tọa độ X: 0481489, Y: 2114633, gốc cây có đường kính đo được là 114cm, 105cm và 121cm, thân cây đã được vận chuyển ra khỏi hiện trường. Tuy nhiên, thực địa đo đạc của PV cho thấy, đường kính của điểm bị chặt gốc cây này ở điểm rộng nhất là từ 132cm đến 165cm.
Tại tọa độ X: 0481485, Y: 2114528 đoàn kiểm tra phát hiện một gốc xoan đào, có đường kính 95cm, thân cây đã được vận chuyển ra khỏi hiện trường.
Trên 4 gốc cây được kiểm lâm địa bàn (Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương) kiểm tra phát hiện, đánh dấu sơn đề ngày 25/4/2018; cán bộ đội bảo vệ rừng Khe Cớ 26/5/2018 và báo VietNamNet đánh dấu sơn 23/7/2018.
Gỗ cưa xẻ, bóc tách nằm dạt lưng chừng núi
Theo đoàn kiểm tra, trên đường đi không phát hiện lán trại, không có người khai thác gỗ trái phép.
Cũng theo báo cáo, ngày 25/4, đoàn liên ngành bao gồm: Kiểm lâm địa bàn, cán bộ bảo vệ rừng của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tương Dương (chủ rừng), cán bộ UBND xã Tam Đình tại lô 4, 5, khoảnh 9, tiểu khu 693 phát hiện 16 tấm gỗ xẻ các loại, tổng khối lượng 2,011m3 và 4 khúc gỗ tròn các loại với khối lượng 6,324m3. Có 3 gốc sa mu thì 2 gốc không còn ở hiện trường, một gốc lỗng ruột 80%.
Sau đó, toàn bộ số gỗ trên đã được giao cho chủ rừng tổ chức thu gom, tập kết ra bãi được 39 tấm gỗ xẻ, số lượng 4,69m3 và hơn 2m3 gỗ khác mà VietNamNet đã phản ánh.
Nhiều tấm gỗ xẻ, gỗ tròn lớn chưa được công bố số lượng trong báo cáo đoàn liên ngành
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạch Quốc Dũng cho biết, đoàn liên ngành đã có báo cáo sự việc kiểm tra, thực địa tại hiện trường như báo VietNamNet phản ánh. Ban chỉ đạo huyện Tương Dương đang tiếp tục xác minh, làm rõ đối tượng cưa xẻ gỗ trái phép.
“Nếu có sai phạm thì các cá nhân, tổ chức sẽ có phân cấp thực hiện như: Kiểm lâm huyện thì do Chi cục Kiểm lâm xử lý, UBND xã, chủ rừng thì cấp trên xử lý. Ngoài ra, ban chỉ đạo tiếp tục điều tra, xử lý và làm rõ đối tượng liên quan trong chặt gỗ trái phép”, ông Dũng thông tin.
Quốc Huy – Lê Minh
Theo VNN
Tấn bi kịch ở 'bản không chồng', vùi dập những phận người vì ma túy
Được nhắc đến là điểm nóng ma túy đầu tiên của Nghệ An, bản Xốp Mạt (xã Lượng Minh) nay lạnh lẽo khi quá nửa đàn ông trong bản bị phạt tù hoặc vào các trại cai nghiện ma túy.
Cách trung tâm huyện Tương Dương hơn 10km, bản tái định cư mới Xốp Mạt (xã Lượng Minh) nằm vắt vẻo trên một ngọn đồi cao, trước mặt nhìn ra dòng sông Nậm Nơn. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy đỉnh đồi Pù Lôm - nơi được mệnh danh là thánh địa ma túy khét tiếng một thời của tỉnh Nghệ An.
Tuyến đường độc đạo nối từ thị trấn Hòa Bình qua xã Lượng Minh đến Mường Lống để sang Lào đã được các trùm ma túy tận dụng tối đa để vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính khiến Lượng Minh, đặc biệt là bản Xốp Mạt trở thành điểm nóng về tội phạm ma túy.
Dù được chuyển đến địa điểm mới, bản Xốp Mạt vẫn vắng vẻ, ít người sinh sống
Toàn bản Xộp Mạt chỉ có 44 hộ dân, với hơn 150 nhân khẩu, đa phần là phụ nữ "mồ côi chồng", khi nhiều đàn ông ở đây bị chết hoặc phạt tù dài hạn vì buôn bán, sử dụng chất ma túy.
Mặc dù được đầu tư nhiều về xây nhà, làm đường, thế nhưng bản vẫn hoang vu, heo hút với những câu chuyện buồn không ai muốn gợi lại về những năm tháng đen tối do &'cái chết trắng' gieo xuống.
Cả bản theo nhau buôn ma túy
Chủ tịch xã Lượng Minh Vi Văn Phúc cho hay, câu chuyện buồn bắt đầu từ khoảng năm 1985, tại bản nổi lên đối tượng La Văn Thông (SN 1934), cầm đầu về đường dây buôn bán ma túy. Sự xuất hiện của Thông cùng chất ma túy đã khiến cả bản vốn bình yên nay chao đảo trong cảnh vợ chồng, con cái ly tán.
Bản Xốp Mạt có con đường tiểu ngạch nối liền đỉnh Pù Lôm - chợ ma túy khét tiếng trong vùng. Việc giàu lên nhanh chóng từ buôn bán ma túy đã khiến nhiều người dân trong bản bị cám dỗ, bỏ ruộng nương đi theo, thậm chí thành nhà phân phối như các đại lý bán lẻ.
La Văn Thông đầu độc các thanh niên trai tráng trong bản, cho họ dùng thử thuốc phiện rồi biến họ thành &'công cụ' cho đường dây buôn bán của y. Sự lộng hành của Thông dường như vượt quá sự kiểm soát của chính quyền xã. Đến nỗi, Thông dám lớn tiếng thách thức: "Tôi có thể thuê cả dân bản khác đến buôn ma túy cho mình".
Ma túy dường như đã &'thống trị' bản Xốp Mạt khi người ta sẵn sàng lao vào giết nhau để tranh cướp các chuyến hàng. Cả trưởng bản cũng không thoát khỏi sự cám dỗ khi trở thành một trong những &'ông trùm' cộm cán tại địa phương.
Sự lây lan khủng khiếp của các tội phạm ma túy buộc lực lượng chức năng phải vào cuộc quyết liệt, liên tiếp tổ chức các đợt truy quét, triệt phá các hang ổ tội phạm.
Ông Vi Văn Phúc vẫn nhớ như in giai đoạn 1999-2007, hầu như ngày nào tại bản cũng có đối tượng bị bắt khi lực lượng công an quyết tâm xóa sạch điểm nóng này. Rồi những trùm ma túy như La Văn Thông, Lô Văn Tuấn, Vi Văn Hoài... đều lần lượt sa lưới pháp luật.
Lặng lẽ &'bản không chồng'
Hệ quả của những khu chợ ma túy trên đỉnh đồi Pù Lôm để lại một bản Sốp Mạt thiếu vắng trụ cột gia đình, cả bản lơ thơ những mái nhà vắng lặng. Không tiếng trẻ con nô đùa, càng không thấy hình ảnh những cặp vợ chồng hạnh phúc bên bữa cơm chiều.
Xốp Mạt vẫn chưa thật sự bình yên dẫu được chuyển về một địa điểm mới và được xã Lượng Minh tập trung xây dựng bản nông thôn mới.
Bên căn nhà nhỏ, bà L.T.H (1962) ngồi nhặt nhạnh từng khúc củi để chuẩn bị bữa cơm chiều. Từ ngày chồng bà bị lực lương công an huyện Tương Dương truy bắt vì tội buôn bán chất ma túy và tàng trữ vũ trái phép vũ khí quân dụng (2013), đến nay bà vẫn một mình lầm lũi.
Người phụ nữ với vẻ mặt khắc khổ trải lòng: "Trước đây, đa phần đàn ông trong bản đều theo nhau đi xách ma túy, tiền kiếm ra chưa biết bao nhiêu nhưng chẳng mấy ai có một cuộc sống hạnh phúc. Nhiều năm trời chui lủi giữa rừng thiêng, nước độc, muốn ăn một bữa cơm, ngủ một giấc không lo âu mà chẳng thể.
Thế rồi, người thì chết, người thì lĩnh án tù dài hạn. Từ ngày mất chồng, tôi vẫn không thể hiểu, kiếm tiền từ ma túy có gì sung sướng mà đánh đổi cả đời người, đẩy vợ con vào cảnh cuối đời cô quạnh".
Ở Xốp Mạt, nhiều người vẫn truyền tai nhau bi kịch về vòng xoáy ma túy của gia đình chị K.T.T. Chồng chị T. không thoát khỏi cám dỗ rồi nghiện ngập, rồi bị kết án tù chung thân.
Chồng đi tù, bỏ lại chị với 2 đứa con nhỏ dại, tại bản không thể làm được việc gì ra tiền nên chị liều lĩnh nhận xách "hàng" thuê. Chuyện vỡ lở, chị bị bắt và chịu án phạt 5 năm tù.
Những tưởng ngày hết án trở về chị sẽ được sum vầy cùng các con, nhưng nay nhà cũ không còn, 2 đứa con đi khỏi địa phương không một lời nhắn nhủ.
Cơn &'bão trắng' quét qua Xốp Mạt để lại cho bản làng vùng biên những vết thương nặng nề mà phải cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thể chữa lành.
Bản nghèo dù được thổi vào nhiều luồng sinh khí mới nhưng vẫn còn đó hình ảnh cô vợ trẻ địu con trên lưng, mắt nhìn xa xăm chờ chồng, những đứa trẻ ngây thơ nheo nhóc bên những khoảng sân đất đỏ.
Bản vẫn hoang vu giữa vùng biên nghèo khó. Có lẽ nét khởi sắc nhất của Xốp Mạt là nhiều năm qua không xuất hiện thêm &'ông trùm' ma túy nào.
Theo Đoàn Bổng - Quốc Huy (Vietnamnet)
"Hotgirl" Nghệ An đưa người sang Trung Quốc bán lấy tiền tiêu xài Một lần về thăm nhà, Lô Thị Hà rủ một người cùng xã sang Trung Quốc làm ăn, sau đó bán người này cho một người đàn ông Trung Quốc với giá gần 2 nghìn nhân dân tệ. Sau 8 năm sống tủi nhục ở xứ người, nạn nhân đã tìm cách quay trở về Việt Nam viết đơn tố cáo Hà lên...