Nghệ An: Tăng án tù cho nguyên cán bộ ngân hàng hiếp dâm ôsin
Sáng nay 21/7, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa phúc thẩm tối cao xét xử bị cáo Vương Khánh Hiệp (nguyên cán bộ Ngân hàng thương mại Đồng bằng Sông Cửu Long, trú tại xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) tội danh hiếp dâm trẻ em.
Bị cáo Vương Khánh Hiệp (bên trái) tại phiên tòa
Phiên tòa do Tòa án phúc thẩm tối cao tại Hà Nội xét xử.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng tháng 5/2008, chị Châu Thị Thương (vợ Vương Khánh Hiệp) đến gia đình anh Lê Văn Toàn (bố cháu Lê T.T. – thời điểm đó cháu T. mới 12 tuổi – trú tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) xin cho cháu T. về ở với gia đình Thương để trông em, ngược lại gia đình Thương sẽ nuôi cháu T. ăn học.
Thời gian T ở với gia đình Thương, ngoài việc trông em, dọn dẹp nhà cửa T vẫn được đi học đầy đủ. Một thời gian sau, Vương Khánh Hiệp bắt đầu lân la dở trò đồi bại với T. Sau lần bị hiếp dâm, T kể lại với Thương nhưng Thương nói: “Chú Hiệp say rượu chấp gì…”.
Không chịu nổi, T đã nói với bà nội ra đón về vào ngày 20/2/2009. Đến khoảng 24h ngày 22/2/2009, sau khi đi uống rượu, Vương Khánh Hiệp lại ghé qua nhà bà nội cháu T để tìm cháu. Tại tòa, bị cáo Hiệp khai: “Đến để nói cháu T sáng mai về nhà trông em để chú mợ đi làm”. Nhưng theo lời khai của bà nội nạn nhân và cháu T thì Hiệp sau khi vào nhà đã tự ý mở cửa, không bật điện mà dùng bật lửa ga để soi đường, lần mò đến chỗ cháu T ngủ. Bà nội cháu T thấy động tỉnh dậy hô hoán, Hiệp hoảng sợ chạy trốn. Công an địa phương tới lập biên bản thu giữ được chiếc áo và mũ bảo hiểm Hiệp bỏ lại hiện trường.
Công an huyện Nam Đàn đã vào cuộc điều tra và bắt tạm giam Vương Khánh Hiệp về tội hiếp dâm. Theo kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, trong thời gian cháu T ở tại nhà Hiệp, Hiệp đã 2 lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu.
Với tội danh hiếp dâm, Vương Khánh Hiệp đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 14 năm tù giam. Trong phiên xử phúc thẩm, HĐXX giữ nguyên mức án này. Tuy nhiên tại các phiên tòa trước bị cáo Vương Khành Hiệp đều không công nhận tội danh hiếp dâm trẻ em và kháng cáo lên cấp cao hơn.
Video đang HOT
Tại phiên tòa phúc thẩm tối cao sáng hôm nay (21/7), tranh luận giữa luật sư bị hại, luật sư bị cáo và đại diện Viện kiểm sát diễn ra hết sức căng thẳng.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Vương Khánh Hiệp cho rằng không có đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị cáo. Lời khai của cháu T. có nhiều mâu thuẫn, không nêu được thời điểm phạm tội của bị cáo. Lời khai của bị hại không đáng tin cậy. Mặt khác bộ phận sinh dục của đứa trẻ 12 tuổi chưa hoàn thiện, nếu xảy ra hiếp dâm hay giao cấu phải đau và kêu lên, không có chuyện bị hiếp dâm xong bị hại lại mặc quần áo vào đi ngủ, sau đó vẫn thản nhiên kể với vợ của người xâm hại mình.
Mặc khác, diễn biến tâm lý của vợ của bị cáo khi nghe bị cáo “tố cáo” chồng mình qua lời khai của cháu T. không phù hợp. Những lúc như thế, vợ bị cáo sẽ phản ứng mạnh, không có chuyện bình thản nói “Chú say rượu, chấp làm gì’. Luật sư bên bị cáo cho rằng việc luận tội bị cáo phải căn cứ vào lời khai của các bên liên qua, căn cứ vào chứng cứ thu thập, không thể chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại.
Rất đông người dân đến tham dự phiên tòa xét xử cán bộ ngân hành hiếp dâm ôsin
Tại phiên tòa, bị cáo Hiệp đề nghị làm rõ những khuất tất trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng. Bị cáo Vương Khánh Hiệp cho rằng vụ án có nhiều khuất tất, các điều tra viên đánh bị cáo, chụp mũ và cố tình bỏ qua những bằng chứng ngoại phạm bị cáo đã đưa ra trong quá trình lấy lời khai. Bị cáo đã 2 lần xin thay đổi điều tra viên nhưng không được chấp nhận.
Luật sư của bị hại phản bác lại lập luận của luật sư bị cáo. Theo ông luật sư này, căn cứ vào lời khai của cháu Trang và cháu Vương Khánh Tài – con trai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/11/2009 đã có đủ căn cứ xác định tội danh hiếp dâm của Vương Khánh Hiệp. Còn việc cháu T. không nhớ rõ sự việc xảy ra vào thời điểm nào có thể chấp nhận được đối với một đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi như cháu T. (mẹ mất sớm, bố đi làm ăn xa).
Đại diện viện kiểm sát cũng chung quan điểm như luật sư bị hại. Ông cho rằng bị cáo Vương Khánh Hiệp bị truy tố về tội danh hiếp dâm là đúng người, đúng tội. Cần phải xử lý nghiêm hành vi thú tính của bị cáo Vương Khánh Hiệp theo quy định của pháp luật.
Khi được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghi án bị cáo yêu cầu điều tra lại, bị cáo bị vu oan, hoàn toàn không biết vụ việc này.
Tuy nhiên, sau thời gian nghị án, căn cứ vào kết quả điều tra của các cơ quan chức năng và lời khai của bị hại, các nhân chứng có mặt tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định nâng mức án phạt tù đối với bị cáo Vương Khánh Hiệp phạm tội hiếp dâm trẻ em từ 14 năm lên 15 năm tù giam. Đồng thời bị cáo phải bồi thường cho gia đình bị hại 11.800.000 đồng (mức bồi thường tại phiên tòa sơ thẩm là 10 triệu đồng).
Theo Dân Trí
Cán bộ ngân hàng tư túi hàng trăm tỷ đồng lĩnh án chung thân
Nhận định bị cáo giữ vai trò chủ mưu, lôi kéo nhiều đồng phạm, chiều 20/7 TAND Hà Nội đã tuyên phạt Trần Lệ Thủy (nguyên cán bộ Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô) án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa bắt đầu từ ngày 11/7 và kéo dài trong nhiều ngày. VKSND Hà Nội cho rằng, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong ngành ngân hàng, gây thất thoát lượng tiền lớn của nhà nước.
Trong 11 trường hợp bị truy tố có 7 người từng công tác trong ngành ngân hàng, gồm 2 phó giám đốc Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) chi nhánh Đông Đô, hai phó phòng giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương (VCB) chi nhánh Thành Công, cùng phó phòng dịch vụ khách hàng của BIDV Đông Đô...
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Trần Thị Thủy (thứ 2 từ trái qua, hàng đầu) được xác định là chủ mưu. Ảnh: N.A
Theo cơ quan công tố, trong thời gian làm việc tại BIDV, Trần Lệ Thủy đã câu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số đồng nghiệp... sửa chữa xác nhận khống số dư trên chứng nhận tiền gửi tiết kiệm của VCB và BIDV rồi đem thế chấp chiếm đoạt tiền của các nhà băng lấy tiền chơi chứng khoán, đầu tư bất động sản và tiêu xài cá nhân.
Cụ thể, năm 2003-2008 khi làm việc tại Quỹ tiết kiệm số 1 BIDV Thái Bình cũng như làm giao dịch viên tại BIDV Đông Đô, bà Thủy bàn với em gái Trần Thị Huyền và Trần Chí Dân làm thủ tục gửi tiền ở VCB Thái Bình. Sau đó, họ dùng tiền USD gửi tiết kiệm, mỗi lần gửi làm hai giao dịch khác nhau. Một sổ có giá trị vài chục nghìn USD, sổ kia có seri liền kề nhưng số dư chỉ có giá trị thấp. Huyền mang giấy chứng nhận tiền gửi với số tiền lớn đem thế chấp tại BIDV Thái Bình. Sổ này sau đó được giao cho Thủy cất giữ.
Còn lại sổ tiết kiệm với số dư thấp, Huyền và Thủy đưa cho Dân sửa chữa, làm giả số tiền trùng với số dư của sổ có giá trị lớn đang thế chấp. Chứng nhận tiết kiệm giả này sau đó được Thủy tráo với sổ thật. Phi vụ hoàn tất, Thủy lập thông báo về việc trả lại giấy tờ có giá cầm cố vay vốn ngân hàng đưa cho Huyền đem đến VCB Thái Bình để rút tiền.
Theo nhà chức trách, với thủ đoạn trên, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Thủy Huyền, Dân đã thực hiện sửa chữa, làm giả, tráo đổi nhiều giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, chiếm đoạt của BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Khi chuyển sang làm ở BIDV Đông Đô, Thủy tiếp tục dùng thủ đoạn, lợi dụng chức vụ của mình cùng với sự giúp sức đắc lực của Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Thị Thu (cùng nguyên Phó trưởng phòng giao dịch 1 của VCB Thành Công); Vũ Khắc Thành và Phạm Thị Hồng Thái (cùng là nguyên Phó giám đốc BIDV Đông Đô); Hoàng Trung Thông (nguyên Phó Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng BIDV Đông Đô)... đã chiếm đoạt hơn 174 tỷ đồng.
Trong suốt quá trình xét hỏi tại tòa, Thủy đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội nhưng phủ nhận việc phạm tội tham ô tài sản như cáo buộc. Xác định bị cáo Thủy có vai trò chủ mưu đã rủ rê, lôi kéo đồng thời trực tiếp cùng các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, VKS đã đề nghị mức án tử hình bà Thủy về tội Tham ô tài sản, chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp mức hình phạt là tử hình.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày nghỉ nghị án, chiều 20/7, HĐXX đã nhận định việc truy tố các bị cáo Thủy, Dân, Huyền về tội danh tham ô tài sản là không đủ cơ sở. HĐXX lý giải, với số tiền hơn 29 tỷ đồng chiếm đoạt của ngân hàng BIDV Thái Bình, thời điểm đó bị cáo Thủy không còn công tác ở ngân hàng này nữa (tội tham ô liên quan đến đối tượng quản lý tài sản tại đơn vị mình công tác).
"Với việc giả mạo giấy tờ có giá để vay và chiếm đoạt tiền ngân hàng trong trường hợp này cần chuyển sang tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình phạt của loại tội danh này có mức án cao nhất là tù chung thân", HĐXX phân tích.
Từ những lý lẽ đó, HĐXX đã tuyên phạt Trần Lệ Thủy tù chung thân, Trần Chí Dân mức án chung thân, Trần Thị Huyền 20 năm tù.
Bị cáo Vũ Khắc Thành (nguyên phó giám đốc ngân hàng BIDV Đông Đô) trước đó bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Sau khi xem xét. HĐXX đã chuyển tội danh sang Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Với tội danh này, bị cáo Thành bị phạt 3 năm tù.
Bị cáo Phạm Thị Hồng Thái (nguyên Phó giám đốc ngân hàng BIDV Đông Đô) bị phạt 3 năm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo còn lại từ 24 tháng tù treo đến 18 năm tù.
Theo VNExpress
Cán bộ ngân hàng vay tiền dân để... làm dịch vụ Lợi dụng vị trí công việc được giao tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Quận Hai Bà Trưng, bộ ba Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Thu Hương và Nguyễn Thị Tuyết đã vay của nhiều cá nhân số tiền trên 8,5 tỷ đồng, sau đó không có khả năng chi trả... Ngày 16-7, chỉ huy Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP...