Nghệ An: Sống gần “thủ phủ cát” người dân “kêu trời” vì ô nhiễm
Tân Kỳ (Nghệ An) được ví là “thủ phủ cát” của tỉnh Nghệ An bởi nguồn vật liệu cát không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh khác và có một chất lượng được đánh giá cao.
Chính vì thế, nhiều mỏ cát nơi đây làm việc hết công suất, khai thác cả ngày lẫn đêm, xe ra vào tấp nập trên tuyến đường Hồ Chí Minh, hệ lụy là gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Những hình ảnh Báo PLVN ghi nhận được tại những bãi tập kết cát sỏi, mỏ khai thác cát…
Theo phản ánh của người dân, trong những năm trở lại đây các mỏ cát ở Tân Kỳ hoạt động mạnh, ngoài việc cung cấp cho các huyện, thành phố trong tỉnh thì còn cung cấp cho các tỉnh khác như: Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam thậm chí ra tận Hà Nội…
Mỗi ngày, trên tuyến đường Hồ Chí Minh hàng trăm chuyến xe chạy qua vào “ăn cát”. Xe chạy tấp nập, cơi nới thành thùng làm cát vương vãi cả đường, ngày mưa thì bẩn thỉu, ngày nắng thì bụi bay mù mịt. Ngoài ra, nhiều xe chạy với tốc độ cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện qua lại nơi đây.
Những ngày trung tuần tháng 3/2020, Báo PLVN có mặt tại tuyến đường Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn huyện Nghĩa Đàn và huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) chúng tôi thấy phản ảnh của người dân là có cơ sở. Ngồi ở một quán nhỏ ven đường Hồ Chí Minh (thuộc xóm Vạn Lộc 2, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn) khoảng tầm 1 tiếng đồng hồ thì một xe cảnh sát giao thông (CSGT) tuần tra qua đoạn đường này tại thời điểm có đến hàng chục chiếc xe chở đầy cát chạy qua với đủ loại lớn nhỏ gồm: xe ben, xe đầu kéo, đầu kéo theo container… bụi bay khiến người dân phải lấy bạt che mái, khay đựng cốc chén phải lấy ni lông vây kín.
Một người dân cho biết: “Cung đường này nếu thi công thì chúng tôi chỉ phải chịu bụi một tháng thôi, nhưng xe cát chạy như thế này thì chúng tôi phải chịu đựng cả năm. Xe đầu kéo với xe container chạy ẩu lắm. Tôi đã ý kiến với xóm trưởng, khi có CSGT đi qua tôi cũng đã gặp và ý kiến về tình trạng bụi bặm, họ nói sẽ xử lý nhưng tình trạng bụi bặm vẫn không khắc phục được, xe tải trọng chạy nhiều hỏng hết cả đường”.
Theo hướng dẫn của người dân, chúng tôi dễ dàng tìm đến một bãi tập kết vật liệu nằm trên đường Hồ Chí Minh thì thấy một máy xúc đang múc sỏi lên 1 chiếc xe đầu kéo theo container, khi đầy cát thì chiếc xe ì ạch lên đường và phóng đi mất hút. Đi vào ngã ba đường tỉnh lộ 545, chiếc xe này bắt gặp xe CSGT BKS 37A 006.18 đang làm nhiệm vụ, tại đây có 2 chiến sĩ ngồi trên xe, còn một đồng chí thì xuống xe làm việc với 1 lái xe ôtô chở ngô và 1 lái xe ô tô chở cát chạy ngược chiều. Sau khi làm việc một lúc thì 3 chiến sĩ CSGT rời đi đến vị trí khác.
Cách đó, tầm 700m là một điểm bến tập kết cát. Tại đây, một container biển số 36R. 020.20 đang được cẩu múc cát lên, thành phía trên đã được cắt (không còn nắp) những gàu cát đầy ắp được múc lên. Máy đào làm việc hết công suất tiếp tục xúc cát lên container đầy ắp, lại tiếp tục múc cát cho xe đầu kéo mang BKS 29H 297.89. Sau khi 2 chiếc xe này đã “ăn” đầy cát thì được trùm kín bạt, sau đó, được đánh ra gần khu vực múc cát tầm 500m, chuẩn bị để chở về công trình.
Video đang HOT
… và các chuyến xe tải trọng nặng gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn
Theo một người kinh doanh vận tải ở Nghệ An, người này cho biết “thường thì các xe đầu kéo, kéo container chỉ được phép chở tối đa là 30 tấn, nếu mỗi xe container chở đầy cát thì tải trọng phải tầm từ 80 đến 100 tấn, mà sỏi thì phải 120 tấn đến 140 tấn”.
Về tình trạng các xe chở cát, đặc biệt là xe đầu kéo, kéo theo xe container chở cát, sỏi có dấu hiệu quá tải chạy trên tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn huyện Nghĩa Đàn và huyện tân Kỳ) ông Nguyễn Trường Giang – Đội trưởng Đội CSGT đường Hồ Chí Minh (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An) cho biết: “Tháng nào Đội cũng xử lý xe quá khổ, quá tải, còn container thì không mấy khi hoạt động ở địa bàn huyện Tân Kỳ”. Tuy nhiên, những điều ông Giang nói lại trái ngược với những hình ảnh mà phóng viên ghi nhận được trên tuyến đường này.
Những container, những chiếc xe đầu kéo với tải trọng lớn vẫn mỗi ngày hoạt động trên tuyến đường này để lại những lo lắng cho người dân về sự an toàn, để lại bức xúc vì bụi bặm gây ô nhiễm môi trường… Nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như việc đảm bảo cuộc sống của người dân hai bên đường Hồ Chí Minh thì các cơ quan liên quan tỉnh Nghệ An cần có những biện pháp mạnh tay hơn, xử lý dứt điểm tình trạng xe chở cát quá khổ, quá tải làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
Zen Linh – Đức Long
Nghệ An: Cho cam "ăn" cá, 10 cây trĩu quả cả 10, đã thế ăn lại ngọt
Ông Nguyễn Tấn Phượng trú tại xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) đã có bí quyết trồng cam cho ra trĩu quả, mà quả nào cũng mọng nước, ngọt đậm. Bí quyết của ông Phượng là cho cam "ăn" thêm cá.
Cho cam" ăn"cá-cái kết rất...là khá
Trước khi đến với nghề trồng cam, vợ chồng ông Phượng đã có một thời gian dài đi buôn cam tại các vùng ở địa bàn tỉnh Nghệ An. Công việc vất vả nhưng lợi nhuận không đáng là bao nhiêu. Qua thời gian đi ngược xuôi cắt cam tại các trang trại, ông Phượng được tiếp xúc với nhiều chủ trang trại cam nổi tiếng tại Quỳ Hợp ( Nghệ An), được học hỏi nhiều kinh nghiệm trồng cam.
Nhận thấy cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là một thị trường đầy tiềm năng nên vợ chồng ông Phượng quyết định bỏ việc buôn cam về trồng cam. Đến nay, gia đình ông có hơn 2ha cam đã cho thu hoạch, mang lại lợi nhuận cao.
Qua nhiều lần chứng kiến cảnh vườn cam của gia đình bị bướm lâm nghiệp và ruồi vàng chích, ông Phượng đã tìm tòi chế biến được loại "thuốc" không hoá chất để diệt trừ côn trùng. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Phượng chia sẻ: "Tôi bắt đầu trồng cam từ năm 2011, thời điểm đó tôi là người đầu tiên mang giống cam từ Quỳ Hợp về trồng ở Tân Kỳ. Những năm đầu, kinh nghiệm trồng cam chưa nhiều nên tôi chỉ trồng có 300 cây thôi. Dần dần kinh nghiệm dày dặn tôi trồng thêm và tới bây giờ thì có 800 gốc. Gốc cam nào tôi cũng lấy bã cá trộn với phân chuồng để bón. Thêm nữa, tôi lấy nước cá hoà tan ra phun cho cây để diệt trừ côn trùng phá hoại. Vườn cam của tôi được "ăn" cá nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước. Mỗi năm trừ chi phí ra thì gia đình cũng thu nhập được chừng hơn 200 triệu đồng."
"Vườn cam của tôi được ăn" cá" nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước", ông Phượng chia sẻ. Ảnh: Mỹ Hà
Chế phẩm sinh học diệt sâu hại cam
Thời điểm đầu năm 2019, khi các vùng cam khác ở Nghệ An bị bướm lạ tấn công, bướm ngài chích hút khiến cam rụng thì ở vùng cam Xuân Lý, cam vẫn sai quả, sinh trưởng, phát triển tốt. Đó là nhờ người dân nơi đây tìm ra nguyên lý hoạt động của loại bướm gây hại này.
Vào ban đêm bà con chong đèn, dùng vợt vây bắt bướm; ban ngày thì dùng hỗn hợp nước cá lên men phun cho cam theo hình chữ thập (nghĩa là phun khoanh vùng, không phải cây nào cũng phun) để đuổi bướm. "Loại bướm ngài này theo mùi hương của cam, của ổi để chích hút gây hại, khi phun hỗn hợp này, mùi tanh nồng của cá lấn át mùa cam, mùi ổi nên bướm sẽ tránh đi...", ông Phượng tiết lộ.
Bà Lê Thị Hạnh, một hộ trồng cam ở xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) nói: " Nhờ ông Phượng mà tổ liên kết trồng cam Sông Con chúng tôi nhà nào cũng có vườn cam trĩu quả, đạt chất lượng và sản lượng tốt. Toàn bộ các hộ sản xuất đều sử dụng các nguyên liệu sinh học tự nhiên để diệt trừ côn trùng. So với sử dụng hoá chất phòng trừ dịch bệnh trên cây cam thì chế phẩm sinh học tự tạo chi phí rẻ hơn rất nhiều. Ông Phượng luôn là người tiên phong làm rồi hướng dẫn lại cho bà con...".
Các loại cá nước ngọt được ông Phượng mua từ Quế Phong ( Nghệ An) về ủ với mật mía và chất EM để tạo ra 1 sản phẩm thuốc xua đuổi côn trùng độc đáo mà không cần phải sử dụng tới hoá chất độc hại, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Ảnh: Mỹ Hà
Chia sẻ với phóng viên về cách làm của mình, ông Phượng nói: "Chi phí ủ cá làm chế phẩm sinh học để đuổi côn trùng và bón cho cam rất rẻ. Nguyên liệu có sẵn, dễ tìm mua, tôi dùng 70kg cá ủ với 120 lít nước, sau đó lọc ra khoảng 80 lít để hoà loãng phun cho cam. 1 tạ cá thì được 120 lít nước, phun cho 2ha cam. Nếu ủ được hai lần như vậy thì ra được 140 lít dung dịch, phun được 4ha cam. Phần bã cá thì dùng trộn với phân chuồng bón cho cây cam "ăn". Tính ra mỗi kg cá chỉ có giá 7.000 đồng rẻ hơn nhiều so với dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu rầy hóa học...".
Các thùng ông Phượng ủ cá được bọc kín sau 20 ngày thì lấy nước để hoà ra phun cho cam. Ảnh: Mỹ Hà
Nguyên nhân dẫn đến việc ông Phượng dùng cá ủ để lấy nước phun cho cam được ông chia sẻ rằng; "Qua một người có kinh nghiệm trồng rau sạch ở Đà Lạt hướng dẫn, tôi tìm mua các loại cá nước ngọt về ủ với chế phẩm EM và mật mía. Tôi lấy nước hoà ra và phun cho cây cam để đánh đuổi côn trùng, trong đó có bướm lâm nghiệp."
"Mùi của cá tanh nên bướm lâm nghiệp không phân biệt được mùi hương của cam, bởi vậy vườn cam của tôi hai năm nay không hề bị hư hỏng. Bã cá bổ sung vi lượng cho cây cam rất tốt, khiến cây cam phát triển khoẻ mạnh, sai quả và rất mọng nước. Đặc biệt, độ ngọt của cam rất đậm". Hiện tại tôi đã hướng dẫn bà con nông dân trồng cam thực hiện cách làm trên , mùa cam năm nay thành viên nào cũng có kết quả tốt...".
Không những mỗi cam được" ăn" cá mà bà con xóm Tân Xuân, xã Tân Phú thấy tốt nên cũng cho ổi "ăn"cá để đạt hiệu quả cao. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với phóng viên báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Công Trung- Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Tân Kỳ cho biết: " Tổ hợp liên kết vùng trồng cam Sông Con được chúng tôi lựa chọn làm quy chuẩn cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, sắp tới đây sẽ được cấp chứng chỉ và đã có vùng chỉ dẫn địa lý cam Vinh...
Theo Danviet
Bị phạt nặng, xe quá tải vẫn "vô tư" tung hoành tại Thanh Hóa Trên nhiều tuyến đường thuộc địa phận TX. Bỉm Sơn (Thanh Hóa) tình trạng xe quá khổ, quá tải, cơi nới đang diễn ra một cách ngang nhiên, bất chấp việc tăng cường xử phạt của lực lượng chức năng. Thời gian gần đây, báo Diễn đàn Doanh nghiệp liên tục nhận được phản ánh của người dân sống dọc tuyến đường 1A,...