Nghệ An: Phát tài nhờ nuôi loài ngày bay đêm ngủ làm đủ mật ngon
Đến xóm 3, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương ( Nghệ An) hỏi thăm gia đình ông Trần Văn Dung thì bà con ai cũng biết, bởi ông là một trong những hộ đi đầu trong việc phát triển nghề nuôi ong ở huyện Đô Lương.
Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi ong mật cùng với kinh nghiệm nuôi ong mật hàng chục năm nên gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ bán mật ong.
Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi ong mật cùng với kinh nghiệm hàng chục năm nuôi ong lấy mật nên gia đình ông luôn duy trì được số lượng đàn lớn, mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán mật ong. Ảnh: Mỹ Hà
Trước đây từng theo học khoa nuôi ong tại trường Trung cấp chăn nuôi ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông Dung về làm việc tại Công ty ong Trung ương từ năm 1970 đến năm 1981, sau đó chuyển công tác về Xí nghiệp nuôi ong tỉnh Nghệ An đến năm 1992 về nghỉ hưu. Trở về quê hương sinh sống ông Dung quyết định phát triển nghề nuôi ong để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Ông Dung về làm việc tại công ty ong trung ương từ năm 1970 đến năm 1981, sau đó chuyển công tác về xí nghiệp nuôi ong tỉnh Nghệ An đến năm 1992 về nghỉ hưu. Trở về quê hương sinh sống ông Dung quyết định phát triển nghề nuôi ong để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ảnh: Mỹ Hà
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên báo DANVIET.VN, ông Dung cho biết: “Thời gian đầu mới nuôi ong, gia đình tôi chỉ nuôi 15 đàn ong. Để nuôi ong hiệu quả thì đòi hỏi người nuôi phải cần cù, chịu khó, không quản ngại vất vả, nắng mưa và quan trọng nhất là phải nắm chắc kỹ thuật nuôi ong…”.
Theo ông Dung, trước hết, thùng nuôi ong được đóng bằng gỗ có chiều dài 42 cm, rộng 32 cm và được sơn màu xanh vừa để chống ẩm vừa để ong dễ nhận biết tổ. Thùng nuôi ong được đặt ở chỗ cao ráo có bóng mát, cách mặt đất 30 cm, các thùng cách nhau từ 3-4m, mỗi thùng đặt 4 cầu ong. Vì thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên, nên người nuôi ong phải chọn những nơi có nhiều hoa để đặt thùng nuôi ong…
Từ 15 đàn ong ban đầu đến nay gia đình ông Dung nuôi thường xuyên 150 đàn ong. Mỗi năm gia đình ông Dung xuất bán gần 100 đàn ong giống và thu về hàng trăm lít mật đem lại thu nhập từ 300-400 triệu đồng. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài việc nuôi ong tại nhà, ông Dung còn đi gửi đàn ong ở các nơi để đàn ong có nguồn thức ăn, kiếm được phấn hoa liên tục. Nhờ áp dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi ong nên đàn ong của gia đình ông Dung phát triển khỏe mạnh, từ 15 đàn ong ban đầu đến nay gia đình ông nuôi thường xuyên 150 đàn ong.
Mỗi năm gia đình ông Dung xuất bán gần 100 đàn ong giống và thu về hàng trăm lít mật đem lại thu nhập từ 300-400 triệu đồng.
Từ thành công mô hình nuôi ong của gia đình ông Dung, có rất nhiều hộ dân ở trong huyện cũng như ở các huyện khác như: Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Nam Đàn tìm đến gia đình ông Dung để tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi ong.
Thành công mô hình nuôi ong của gia đình ông Dung, có rất nhiều hộ dân ở trong huyện cũng như ở các huyện khác như: Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Nam Đàn tìm đến gia đình ông Dung để tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi ong. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Trần Hồng Quân, một hộ nuôi ong ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương cho biết: “Khi nghe bà con nói ông Dung là người nuôi ong có tiếng ở Đặng Sơn ( Đô Lương), tôi đã đánh xe lên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm nuôi ong từ ông, Ông Dung luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong không nhưng cho riêng tôi mà các hộ dân khác có nhu cầu để cùng nhau phát triển nghề nuôi ong vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu”. “
Nhiều hộ dân ban đầu không am hiểu, không nắm rõ kinh nghiệm nuôi ong nên thất bại, sau khi nghe tiếng và tìm đến nhờ ông Dung trao đổi, hướng dẫn mà bây giờ thành công và mở rộng thêm mô hình. Thoát nghèo hoàn toàn, nhiều hộ còn tạo công ăn việc làm cho dăm bảy công nhân nữa. Ai cũng phấn…
Nghề nuôi ong đã giúp gia đình ông Trần Văn Dung thành công trong việc phát triển đàn ong đem lại thu nhập cao cho gia đình vươn lên làm giàu. Ngoài ra ông còn giúp đỡ nhiều hộ dân khác phát triển nghề nuôi ong bằng việc tư vấn, hướng dẫn nghề nuôi ong cho hàng trăm gia đình. Việc phát triển nghề nuôi ong cũng là một hướng xóa đói giảm nghèo cho người nông dân một cách bền vững đồng thời góp phần cải thiện môi trường và sử dụng nguồn thức ăn từ mật hoa dư thừa của các loại cây. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với Báo điện tử DANVIET.VN, anh Hoàng Ngọc Tuấn- Chủ tịch UBND xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nói: ” Mô hình nuôi ong của ông Dung mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nhân dân ổn định cuộc sống và thoát nghèo, được người dân ở các địa phương khác tới học tập và nhân rộng, chúng tôi khuyến khích bà con nên mở rộng, có quy mô và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.”
Theo Danviet
Ruộng đồng nứt nẻ, hồ thủy lợi trơ đáy
Theo Chi cục Thủy lợi (Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An), toàn tỉnh có 96 hồ chứa nhưng hiện chỉ còn 4 hồ chứa còn đầy nước, 92 hồ còn lại mực nước chỉ đạt trên 50%.
Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 - 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn nước.
Những ngày này, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An nắng nóng cao điểm, kéo dài từ 39 - 41 độ C, khiến cho nhiều nơi hồ thủy lợi cạn trơ đáy, người nông dân muốn xuống đồng để cấy vụ hè thu nhưng thiếu nước đành phải chờ mưa. Trao đổi với Báo NTNN, anh Nguyễn Văn Vương (trú ở xã Bài Sơn, huyện Đô Lương) cho hay: "Những ngày này đang bước vào vụ hè thu, nhà tôi có 6 sào lúa, nhưng mới gieo được 2 sào còn 4 sào không thể cấy được do thiếu nước. 2 sào lúa vừa gieo cấy xong, do nước đập cạn kiệt nên bị khô hạn, nếu trời tiếp tục nắng nóng sẽ bị chết hết".
Ông Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch UBND xã Bài Sơn chia sẻ: "Theo kế hoạch, vụ hè thu này xã Bài Sơn gieo cấy hơn hơn 400ha, nhưng đến thời điểm này chỉ gieo cấy được 300ha, còn 100ha do thiếu nước không thể gieo cấy. Hiện tại toàn xã có trên 70ha lúa đã bị hạn ở vùng phụ thuộc nước hồ chứa". Cũng theo ông Quang, trên địa bàn có rất nhiều hồ nước lớn nhỏ, nhưng tất cả đều đã cạn nước, nếu nắng nóng kéo dài tiếp nhiều người dân trong xã còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Ông Trần Ngọc Thuận - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương cho hay: Vụ hè thu này, Đô Lương gieo cấy trên 7.000ha, hiện tại có khoảng gần 1.000ha đang thiếu nước. Toàn huyện có trên 90 hồ chứa lớn nhỏ thì chiếm 70% các hồ chứa do địa phương quản lý đã cạn kiệt nước. Nếu trời tiếp tục nắng nóng kéo dài, Đô Lương sẽ có trên 2.000ha lúa bị hạn...
Năm 2019 toàn tỉnh gieo cấy trên 85.000ha lúa vụ hè thu, trong đó riêng diện tích vùng hồ chứa trên 15.000ha. Hiện nay vùng hồ chứa bị khô hạn khoảng trên 3.000ha, tập trung ở các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu...
Theo Danviet
Nghệ An: 3 huyện công bố hết dịch tả lợn châu Phi Tân Kỳ là huyện thứ 3 của Nghệ An hết dịch tả lợn châu Phi, sau huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương. Các hoạt động mua bán, giết mổ, sử dụng thịt lợn được trở lại bình thường tại 3 huyện này. Sau 30 ngày xảy ra điểm dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại xóm 1, xã Nghĩa Đồng, đến nay không...