Nghệ An phát hiện ca dương tính với COVID-19 trong khu cách ly
Một người ở chung phòng cách ly với bệnh nhân 2795 (từ Nhật Bản về) vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh COVID-19, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Nghệ An.
Nghệ An dừng các lễ hội du lịch biển, không bắn pháo hoa Ba người từ nước ngoài về Nghệ An cách ly dương tính với COVID-19 Nghệ An lần đầu tiếp nhận cách ly công dân từ chuyến bay quốc tế
Các ca mắc COVID-19 sau khi nhập cảnh đang được điều trị, theo dõi chặt chẽ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An – Ảnh: D.HÒA
Sáng 29-4, ông Dương Đình Chỉnh – giám đốc Sở Y tế Nghệ An, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Nghệ An – cho biết ca bệnh trên được ghi nhận sau lần xét nghiệm thứ 3.
Người này là công dân về từ Nhật Bản, được cách ly tại một khách sạn ở huyện Con Cuông từ ngày 14-4.
Sau khi về cách ly tại khách sạn, bệnh nhân này và bệnh nhân 2795 được xếp chung một phòng.
Ngày 20-4, khi bệnh nhân 2795 được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2, người này được sắp xếp ở riêng một mình. Kết quả lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và 2 đều cho kết quả âm tính, đến lần xét nghiệm thứ 3 thì cho kết quả dương tính.
Trong ngày hôm nay 29-4, người này sẽ được chuyển sang khu điều trị của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An đã báo cáo Bộ Y tế để công bố mã số ca bệnh.
Như vậy Nghệ An đã ghi nhận 4 trường hợp dương tính với virus gây COVID-19. Ba người kia gồm bệnh nhân 2766, 2767 và 2795 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tây Nam Nghệ An, trong đó 2 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An yêu cầu các lực lượng phòng chống dịch tại huyện Con Cuông kiểm soát chặt chẽ khu cách ly, tránh tình trạng lây chéo; xác định các F1 để cách ly riêng biệt.
Theo Sở Y tế Nghệ An, đến ngày 29-4, toàn tỉnh đang quản lý và cách ly cho 613 trường hợp. Dự kiến ngày 2-5, Nghệ An sẽ hoàn thành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 từ 18.500 liều vắc xin phòng COVID-19 của Tập đoàn Astra Zeneca do Bộ Y tế phân bổ.
Cô giáo 20 năm đi dạy, thưởng Tết được 300.000 đồng
Ngoài những trường ngoài công lập có "của ăn của để", giáo viên có cái Tết "ấm" hơn, những giáo viên trường công lập, giáo viên miền núi không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến con số thưởng Tết.
Thưởng Tết: Gói mì chính, chai dầu gội
"Giáo viên thì làm gì có chuyện thưởng Tết", tôi còn nhớ lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc đã thốt lên như vậy trong một lần chúng tôi hỏi chuyện thưởng Tết của giáo viên.
Quả thật, trong khi phần lớn các công ty, xí nghiệp đều có lương tháng 13 cho công nhân viên chức thì ngành Giáo dục lại không có. Nhiều giáo viên không khỏi chạnh lòng, nhất là ở những trường khó khăn.
Với giọng buồn vô hạn, một giáo viên cấp 3 ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) kể với chúng tôi, hầu như giáo viên của trường không biết đến thưởng Tết dương lịch.
Về Tết Nguyên đán, cô cho biết, năm ngoái nhà trường thưởng 200.000 đồng, Hội Phụ huynh 100.000 đồng.
Vị chi, tổng thưởng Tết Canh Tý của cô giáo có thâm niên 20 năm đi dạy được 300.000 đồng.
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết. (ảnh minh họa)
Trên đây không phải câu chuyện duy nhất về thưởng Tết giáo viên chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí giáo viên cắm bản ở nhiều trường miền núi, rẻo cao, thưởng Tết "tươm" lắm cũng chỉ là gói mì chính, lọ dầu gội.
Thầy Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hóa, một trong những huyện miền núi rẻo cao khó khăn nhất nhì của tỉnh Quảng Bình chia sẻ, nhiều trường học ở đây "trắng" thưởng Tết cho giáo viên.
"Huyện nghèo, ngân sách đầu tư ít, các trường chi tiêu tiền điện thắp sáng, điện chạy máy vi tính, tiền nước..., còn chưa đủ thì lấy đâu ra thưởng Tết.
Trường nào khéo lắm, may thưởng được dăm chục, một trăm ngàn đồng đã là cao. Số tiền đó quy ra, cũng chỉ bằng chai dầu gội, gói mì chính.
Thế nhưng đến chút quà nhỏ mọn này cũng rất hi hữu mới có, vì đến một số quỹ cơ bản của trường vẫn còn thiếu thốn, lấy đâu ra mà thưởng Tết", thầy Phúc ngậm ngùi nói.
Theo thầy Hoàng Văn Hải - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa - một trong hai huyện miền núi rẻo cao của tỉnh Quảng Bình, trước đây đúng là có chuyện thưởng Tết giáo viên chỉ là chai dầu gội, gói mì chính.
Vài ba năm gần đây, nhờ nhà trường tăng gia sản xuất nên có chút đỉnh thưởng Tết cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm.
"Khéo co thì ấm"
Trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng viết thư kêu gọi doanh nghiệp cùng chung tay ủng hộ để mỗi giáo viên có một chiếc bánh chưng. Trong thư ông viết: "Là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến, không góp phần lo được cái Tết cho gia đình của 1 triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông.
Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo từng địa phương vận động doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ và hỗ trợ từ kinh phí địa phương để các thầy, cô giáo, nhất là các thầy, cô giáo công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mồng một Tết"...
Bức thư ngay sau đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên số tiền thu được vẫn chưa đủ để chi cho hàng triệu giáo viên khó khăn có cái Tết đầy đủ hơn ngày thường.
Quả thật nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết, bởi một số trường cân đối thu - chi học phí, rồi thu định mức dạy của giáo viên để đóng quỹ cho nhà trường...
Sau khi cân đối, nếu còn dư thì mới dùng để chi thưởng cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm. Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, nhà trường cân đối thu chi, năm ngoái cố gắng thưởng được mỗi người tương đương một tháng lương.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ tích lũy quỹ từ năm ngoái nên năm nay, nhà trường cố gắng giữ mức thưởng Tết giáo viên như năm trước.
Thầy Hoàng Văn Hải chia sẻ, do trường miền núi rẻo cao, ngân quỹ hạn hẹp nhưng nhà trường chi tiêu tiết kiệm, cộng với quỹ công đoàn, thu mua giấy vụn, tăng gia sản xuất như trồng rau...
Do vậy năm ngoái, nhà trường cố gắng thưởng Tết cho mỗi giáo viên được 2 triệu đồng. Năm nay, nhà trường cũng cố gắng thưởng Tết khoảng 1 triệu đồng/người.
Triền núi nứt toác, khẩn trương di dời hàng chục hộ dân dưới chân núi Triền núi ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) xuất hiện vết nứt sâu khoảng 2m, có điểm rộng 1m chạy với chiều dài 200m. Nguy cơ sụt xuống 17 hộ dân dưới chân núi. Vết nứt này xuất hiện sau cơn bão số 9 (29/10). Cơ quan chức năng đã trực tiếp đến khảo sát và lên...