Nghệ An: Nuôi loài cá toàn đực dưới ao, bắt bán 30 tấn, thành tỷ phú
Ông Nguyễn Trọng Bằng, xóm Đức Thịnh, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) khá giả nhờ mô hình trang trại tổng hợp vườn – ao – chuồng (VAC). Dưới ao ông Bằng nuôi toàn cá rô phi đơn tính (toàn cá đực), trên bờ ông nuôi nhiều gà, lợn…
Phất lên nhờ nuôi loài cá toàn đực
Ông Nguyễn Trọng Bằng nhiều năm qua đã đầu tư xây dựng phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trên diện tích 2,5 ha. Tận dụng diện tích đất sẵn, ông Bằng tập trung đào ao thả cá, nuôi lợn sinh sản, lợn thịt, gà sao, trồng táo, cam…
Ông Nguyễn Trọng Bằng đang cho cá rô phi đơn tính ăn. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Bằng kể: “Thời gian đầu mới lập nghiệp, đồng vốn ít, tôi phải tính chuyện lấy ngắn nuôi dài, tích cóp vào việc đào ao thả cá. Tôi nhớ cứ cần mẫn thế nên cuối cùng tôi đào được 7 ao thả cá. Hai trong số 7 ao tôi dùng để ươm cá bột (cá giống), 5 ao còn lại tôi nuôi thịt thương phẩm.
Trang trại cao, có mương lớn cạnh ao nên ở dưới đáy mỗi ao, ông Bằng đều lắp một ống thoát nước, khi tháo ao nào, ao đó cạn tận đáy. Trước khi thả cá cho vụ mới, ông mua vôi bột về rải xuống ao phơi khô khoảng một tuần nhằm diệt các mầm bệnh và các loại cá dữ rồi lấy nguồn nước từ trên khe chảy vào. Ông dùng men vi sinh xử lý nước trong ao, tránh các loại tạp chất, chất độc theo nguồn nước chảy vào ao, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cá.
Cá rô phi đơn tính trong ao của ông Bằng sinh trưởng tốt. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông dùng máy sục khí để tạo ôxy cho ao nuôi, sau đó dùng máy đo độ PH để kiểm tra nồng độ PH trong nước. Khi đủ ngưỡng PH cho phép, ông mới thả cá. Theo kinh nghiệm của ông Bằng, độ PH từ 7 đến 8,5 là phù hợp cho cá phát triển tốt. Sau khi ổn định nguồn nước trong ao, ông tháo cá giống từ ao ươm xuống ao nuôi là xong…
Ông Nguyễn Trọng Bằng kiểm tra độ PH thường xuyên trong nước nuôi cá rô phi đơn tính để điều tiết nước cho phù hợp với quá trình phát triển của cá. Ảnh: Cảnh Thắng
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET, ông Bằng cho biết: “Tôi lấy giống cá rô phi đơn tính từ ngoài Bắc, giống có giá 1.500 đồng/con, thả mật độ 2 con/m2. Sau thả nuôi, 6 tháng sẽ cho thu hoạch. Bình quân trọng lượng cá rô phi đơn tính ;úc này là từ 0,7 – 1 kg/con. Năm ngoái (2019), tôi thả 2 lứa, thu 30 tấn cá rô phi đơn tính, bán được 900 triệu đồng, trừ chi phí giống, thức ăn…, còn lãi 450 triệu đồng. Xuất hàng đã có mối sẵn, thương lái trong và ngoài huyện đến tận nhà mua cá rô phi đơn tính với giá 30.000đồng/kg”.
Lợn, gà cho thu nhập khá
Tận dụng khoảng đất trên các bờ ao, năm 2018, ông Bằng nuôi 10 con lợn mẹ sinh sản và 70 con lợn thương phẩm. Đến đầu năm 2019, đàn lợn của gia đình ông cho thu nhập 490 triệu đồng, trừ chi phí bỏ ra, ông còn thu lãi 280 triệu đồng.
Đàn gà sao Ai Cập của gia đình ông Nguyễn Trọng Bằng. Ảnh: Cảnh Thắng
Ngoài đàn lợn, ông Bằng đầu tư nuôi thêm 300 con gà Ai Cập đẻ trứng, hàng năm thu về 180 triệu đồng trừ chi phí lợi nhuận còn lại 60 triệu đồng. Ngoài lợn, gà, ông trồng thêm 30 gốc táo và rau màu… Ông Bằng cho biết, thu nhập 2019 của ông là 976 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thế Thắng trong lần tham quan mô hình kinh tế trang trại của ông Nguyễn Trọng Bằng. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Nguyễn Thế Thắng – Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An cho hay: “Tôi đã tham quan mô hình kinh tế VAC của gia đình ông Nguyễn Trọng Bằng, đây là một mô hình phát triển kinh tế theo VAC rất điển hình. Khi bước vào đầu tư nuôi hay trồng một loại cây gì, ông Bằng đều nghiên cứu và nắm vững kiến thức về khoa học kỹ thuật, hoạch toán một cách bài bản…”.
Ông Bằng đã tận dụng những khoảng đất trống, tạo nguồn thức ăn sẵn có, dám chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Về quy trình nuôi cá rô phi đơn tính cũng rất khoa học, tỉ mỉ.
Ngoài làm kinh tế giỏi, ông Nguyễn Trọng Bằng còn tích cực tham gia phong trào phát triển nông thôn mới tại địa phương, hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo bằng việc làm cụ thể như hỗ trợ chuyển giao công nghệ, bán cá giống trả chậm cho nhiều nông dân khác.
Cảnh Thắng
Nghệ An: Cho cam "ăn" cá, 10 cây trĩu quả cả 10, đã thế ăn lại ngọt
Ông Nguyễn Tấn Phượng trú tại xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) đã có bí quyết trồng cam cho ra trĩu quả, mà quả nào cũng mọng nước, ngọt đậm. Bí quyết của ông Phượng là cho cam "ăn" thêm cá.
Cho cam" ăn"cá-cái kết rất...là khá
Trước khi đến với nghề trồng cam, vợ chồng ông Phượng đã có một thời gian dài đi buôn cam tại các vùng ở địa bàn tỉnh Nghệ An. Công việc vất vả nhưng lợi nhuận không đáng là bao nhiêu. Qua thời gian đi ngược xuôi cắt cam tại các trang trại, ông Phượng được tiếp xúc với nhiều chủ trang trại cam nổi tiếng tại Quỳ Hợp ( Nghệ An), được học hỏi nhiều kinh nghiệm trồng cam.
Nhận thấy cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là một thị trường đầy tiềm năng nên vợ chồng ông Phượng quyết định bỏ việc buôn cam về trồng cam. Đến nay, gia đình ông có hơn 2ha cam đã cho thu hoạch, mang lại lợi nhuận cao.
Qua nhiều lần chứng kiến cảnh vườn cam của gia đình bị bướm lâm nghiệp và ruồi vàng chích, ông Phượng đã tìm tòi chế biến được loại "thuốc" không hoá chất để diệt trừ côn trùng. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Phượng chia sẻ: "Tôi bắt đầu trồng cam từ năm 2011, thời điểm đó tôi là người đầu tiên mang giống cam từ Quỳ Hợp về trồng ở Tân Kỳ. Những năm đầu, kinh nghiệm trồng cam chưa nhiều nên tôi chỉ trồng có 300 cây thôi. Dần dần kinh nghiệm dày dặn tôi trồng thêm và tới bây giờ thì có 800 gốc. Gốc cam nào tôi cũng lấy bã cá trộn với phân chuồng để bón. Thêm nữa, tôi lấy nước cá hoà tan ra phun cho cây để diệt trừ côn trùng phá hoại. Vườn cam của tôi được "ăn" cá nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước. Mỗi năm trừ chi phí ra thì gia đình cũng thu nhập được chừng hơn 200 triệu đồng."
"Vườn cam của tôi được ăn" cá" nên cây nào cây nấy trĩu quả, mọng nước", ông Phượng chia sẻ. Ảnh: Mỹ Hà
Chế phẩm sinh học diệt sâu hại cam
Thời điểm đầu năm 2019, khi các vùng cam khác ở Nghệ An bị bướm lạ tấn công, bướm ngài chích hút khiến cam rụng thì ở vùng cam Xuân Lý, cam vẫn sai quả, sinh trưởng, phát triển tốt. Đó là nhờ người dân nơi đây tìm ra nguyên lý hoạt động của loại bướm gây hại này.
Vào ban đêm bà con chong đèn, dùng vợt vây bắt bướm; ban ngày thì dùng hỗn hợp nước cá lên men phun cho cam theo hình chữ thập (nghĩa là phun khoanh vùng, không phải cây nào cũng phun) để đuổi bướm. "Loại bướm ngài này theo mùi hương của cam, của ổi để chích hút gây hại, khi phun hỗn hợp này, mùi tanh nồng của cá lấn át mùa cam, mùi ổi nên bướm sẽ tránh đi...", ông Phượng tiết lộ.
Bà Lê Thị Hạnh, một hộ trồng cam ở xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) nói: " Nhờ ông Phượng mà tổ liên kết trồng cam Sông Con chúng tôi nhà nào cũng có vườn cam trĩu quả, đạt chất lượng và sản lượng tốt. Toàn bộ các hộ sản xuất đều sử dụng các nguyên liệu sinh học tự nhiên để diệt trừ côn trùng. So với sử dụng hoá chất phòng trừ dịch bệnh trên cây cam thì chế phẩm sinh học tự tạo chi phí rẻ hơn rất nhiều. Ông Phượng luôn là người tiên phong làm rồi hướng dẫn lại cho bà con...".
Các loại cá nước ngọt được ông Phượng mua từ Quế Phong ( Nghệ An) về ủ với mật mía và chất EM để tạo ra 1 sản phẩm thuốc xua đuổi côn trùng độc đáo mà không cần phải sử dụng tới hoá chất độc hại, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Ảnh: Mỹ Hà
Chia sẻ với phóng viên về cách làm của mình, ông Phượng nói: "Chi phí ủ cá làm chế phẩm sinh học để đuổi côn trùng và bón cho cam rất rẻ. Nguyên liệu có sẵn, dễ tìm mua, tôi dùng 70kg cá ủ với 120 lít nước, sau đó lọc ra khoảng 80 lít để hoà loãng phun cho cam. 1 tạ cá thì được 120 lít nước, phun cho 2ha cam. Nếu ủ được hai lần như vậy thì ra được 140 lít dung dịch, phun được 4ha cam. Phần bã cá thì dùng trộn với phân chuồng bón cho cây cam "ăn". Tính ra mỗi kg cá chỉ có giá 7.000 đồng rẻ hơn nhiều so với dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu rầy hóa học...".
Các thùng ông Phượng ủ cá được bọc kín sau 20 ngày thì lấy nước để hoà ra phun cho cam. Ảnh: Mỹ Hà
Nguyên nhân dẫn đến việc ông Phượng dùng cá ủ để lấy nước phun cho cam được ông chia sẻ rằng; "Qua một người có kinh nghiệm trồng rau sạch ở Đà Lạt hướng dẫn, tôi tìm mua các loại cá nước ngọt về ủ với chế phẩm EM và mật mía. Tôi lấy nước hoà ra và phun cho cây cam để đánh đuổi côn trùng, trong đó có bướm lâm nghiệp."
"Mùi của cá tanh nên bướm lâm nghiệp không phân biệt được mùi hương của cam, bởi vậy vườn cam của tôi hai năm nay không hề bị hư hỏng. Bã cá bổ sung vi lượng cho cây cam rất tốt, khiến cây cam phát triển khoẻ mạnh, sai quả và rất mọng nước. Đặc biệt, độ ngọt của cam rất đậm". Hiện tại tôi đã hướng dẫn bà con nông dân trồng cam thực hiện cách làm trên , mùa cam năm nay thành viên nào cũng có kết quả tốt...".
Không những mỗi cam được" ăn" cá mà bà con xóm Tân Xuân, xã Tân Phú thấy tốt nên cũng cho ổi "ăn"cá để đạt hiệu quả cao. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với phóng viên báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Công Trung- Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Tân Kỳ cho biết: " Tổ hợp liên kết vùng trồng cam Sông Con được chúng tôi lựa chọn làm quy chuẩn cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, sắp tới đây sẽ được cấp chứng chỉ và đã có vùng chỉ dẫn địa lý cam Vinh...
Theo Danviet
Kiên Giang: Nông trang đẹp như tranh thủy mặc giữa thời hạn mặn Từ vùng đất cằn cỏi, kém phát triển, ông Danh Hóa (ngụ ấp Phước Lợi xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã không ngại khó khăn, gian khổ từng bước cải tạo vườn tạp thành mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) mang về thu nhập gần 150 triệu đồng/năm. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản...