Nghệ An: Nước sông dâng cao, nhiều khu vực đang bị cô lập
Mặc dù mực nước trên sông Lam đã xuống mức 5,2m, dưới mức báo động I gần 0,2m nhưng một số khu vực hạ nguồn sông Lam vẫn đang bị chia cắt. Do đã được chuẩn bị từ trước, cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên không có nhiều biến động so với ngày thường.
Theo thống kê của UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tính đến sáng ngày 18/10, trên địa bàn huyện có 1 người tử vong do đuối nước (anh Nguyễn Văn Ngọc, trú xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên). Mưa lũ đã làm mất trắng 155 ha lúa mùa, 65 ha bí xanh, 650 ha thủy sản, 150 ha ngô, 5 ha cam bị ngập nặng có nguy cơ hư hỏng, 3.500 con gia cầm bị cuốn trôi.
Tại xã Hưng Yên Nam, 200m núi nằm trên đầu 30 hộ dân có nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Nhiều công trình giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện vẫn đang còn 9 xóm thuộc 3 xã (Hưng Lam, Hưng Lĩnh, Hưng Nhân) bị cô lập…
3 xóm nằm ngoài đê Tả Lam (xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) đang bị cô lập do nước sông Lam dâng cao.
Tại xã Hưng Lam, 3 xóm (xóm 6, xóm 7 và xóm 9) nằm phía ngoài đê Tả Lam bị chia cắt hoàn toàn bởi nước sông Lam dâng cao. Chiếc cầu độc đạo nối 3 xóm với đê Tả Lam bị ngập, nước chảy tràn ào ào qua cầu. Rác rưởi, những cành cây gãy bị cuốn theo dòng nước lũ kẹt lại trên thành cầu. Mức nước trên và dưới cầu chênh nhau khoảng 20cm, cuồn cuộn chảy tạo thành những con xoáy, rác rưởi theo dòng nước lũ, cuộn tròn rồi bị xoáy nước nhấn chìm.
Từ hai hôm nay, học sinh 3 xóm ngoài đê đã phải nghỉ học. Người dân chỉ có thể xắn quần, dò dẫm từng bước qua dòng nước đục ngầu cuồn cuộn chảy để vào trong xã. Mặc dù chính quyền địa phương đã cắm biển “cấm lội” ngay đầu cầu nhưng việc đi lại giữa vùng nước lũ vẫn diễn ra.
Người dân vùng rốn lũ chuẩn bị nhu yếu phẩm trong những ngày bị cô lập.
“Học sinh thì được nghỉ học, nhưng người lớn thì vẫn phải đi làm. Rau màu ngập nước, hư hỏng, thức ăn dự trữ hết, phải vào trong này mua. Tội nhất là đàn trâu bò, nước ngập mênh mông, không có cỏ ăn, phải cho vào trong đê để chăn”, ông Dư Văn Tiến (xóm 6, xã Hưng Lam) cho biết. Vượt qua dòng lũ, ông Tiến cùng 1 số bà con trong xóm mang thùng mì tôm cùng các nhu yếu phẩm cần thiết về nhà.
Video đang HOT
Mạo hiểm vượt qua dòng nước chảy xiết về nhà.
Xã Hưng Nhân đến thời điểm sáng ngày 18/10 có 5/9 xóm vẫn đang ngập nước, giao thông bị chia cắt. Mưa dứt, nắng lên, cô con gái vào khu công nghiệp tiếp tục làm việc, bà Nguyễn Thị Bưởi (xóm 9, xã Hưng Nhân) chịu trách nhiệm trông nom mấy đứa cháu từ 8 tháng đến 10 tuổi.
Nhà sát bờ sông, nước ngập lên tận đường liên xóm. Bà Bưởi đưa cháu đến đoạn đường cao để bọn trẻ chơi. Đã quá quen với cảnh lũ về, nước ngập trắng đồng, trắng đường, bà Bưởi cũng chẳng mấy lo lắng. Bọn trẻ con cũng vậy, tung tăng đạp xe trong sân, thỉnh thoảng đạp ra đường, một bên mép nước hồn nhiên đùa giỡn.
Nhìn từ dòng sông vào, xóm 9 như một ốc đảo giữa mênh mông nước. “Ở đây nhà nào cũng có thuyền để di chuyển khi lũ về. Trâu bò, gà lợn được sơ tán lên chỗ cao hoặc cho vào các “nhà nổi” để tránh thiệt hại. Ở đây mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, mùa này trồng lạc hoặc rau màu nhưng như đánh bạc với trời thôi. Đấy, đây là cánh đồng lạc nhưng giờ năm dưới 7-8m nước rồi”, bà Bưởi chép miệng.
Trẻ con vẫn hồn nhiên chơi đùa bên mép nước mùa lụt.
Nước lên, rau màu ngập, người dân Hưng Nhân dong thuyền, nốc ra ngoài bãi (giờ đã thành sông) kiếm con cá, con tôm. Cá theo nước lũ về, không chỉ đủ lo bữa ăn hàng ngày mà còn để bán, cũng mang về một khoản thu nhập không nhỏ cho phần lớn người dân vùng rốn lũ này.
Thời điểm sáng ngày 18/10, 5/9 xóm thuộc xã Hưng Nhân vẫn đang bị chia cắt bởi nước lũ.
Ngay cổng chào của xã Hưng Nhân là dãy nhà 2 tầng của ban điều phối phòng chống lụt bão. Khi nước dâng cao, người dân có thể sơ tán vào đây để trú ẩn. Tuy nhiên, đã quen với cảnh sống chung với lũ, mỗi hộ dân ở đây đều làm thêm “chạn” lửng, cách mặt đất 3-4m, ngay sát mái nhà hoặc xây dựng “cồn tự cứu”. Đây vừa là nơi dự trữ lương thực, thực phẩm cho con người, cất giữ rơm rạ cho trâu bò, khi cần thiết còn là nơi trú ẩn an toàn khi nước lũ dâng cao.
Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên trong những ngày này.
“Nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về kết hợp với triều cường nên tình hình lũ lụt ở Hưng Nhân đang rất khó lường. Nếu xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 7 thì nguy cơ lũ lớn xảy ra là rất cao. Chính vì vậy xã đang chủ động các phương án để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân”, ông Phan Đình Hoàn – Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân cho biết.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Kỳ công cố định "7 bước chân Phật" giữa dòng sông Hương
Giưa dong nươc chay xiêt cua sông Hương (Huê) cung vơi lương thuyên qua lai đông, viêc cô đinh va thăp sang 7 đoa sen hông không lô la ca môt sư ky công.
Đên hen lai lên, môt mua Phât Đan nưa lai vê trên đât Huê. Khơi đâu cho nhưng ngay nay la 7 đoa sen không lô đươc cac Tăng ni, phât tư thuy ha thuy xuông dong sông Hương thơ mông.
Nhưng đoa sen nay sau đo se đươc thăp sang hăng đêm, tô điêm đêm Huê lung linh trong nhưng ngay diên ra lê Phât Đan.
PV bao điên tư Ngươi Đưa Tin đa co dip đươc tro chuyên vơi Đai đưc Thich Huyên Diêu, tru tri chua Cat Tương (75 Yêt Kiêu, TP Huê), ngươi phu trach vê 7 đoa hoa sen cua lê Phât Đan tư buôi đâu đê biêt thêm nhiêu thông tin thu vi vê qua trinh tao nên va cô đinh nhưng đoa sen nay giưa dong sông Hương chay xiêt.
7 đoa sen tương trưng cho 7 bươc chân cua Đưc Phât luc mơi sinh ra.
7 đoa sen không lô xuât phat tư y tương cua nhom Tăng ni tre ơ Huê va hiên thưc hoa tai Lê Vesak năm 2008. Tư đo đên nay, đươc sư cho phep cua UBND TP Huê, Giao hôi Phât giao tinh Thưa Thiên Huê, vao nhưng ngay diên ra Lê Phât Đan, 7 đoa sen nay lai đươc &'nơ rô' trên dong Hương Giang.
Đai đưc Thich Huyên Diêu la môt trong nhưng ngươi đưa ra y tương tao 7 đoa sen va la ngươi đươc giao viêc phu trach công viêc tao hinh, cô đinh va thăp sang 7 bông sen không lô nay.
Đai đưc thông tin, môi đoa sen co bê ngang 7m, chiêu cao khoang 2.6m. Môi canh hoa đươc lam băng khung thep, boc vai mau hông. Sau khi lăp ghep cac canh hoa thanh bông hoa se đươc kêt câu trên 4 thung phuy đê nôi trên măt nươc.
Trong môi đoa sen, ơ phân nhuy hoa đươc thiêt kê 25 bong đen neon dai 1m2. Viêc thăp sang hê thông bong nay vao ban đêm cung la ca môt vân đê đươc cac Tăng ni nghiên cưu kha ky va lưa chon nhiêu phương an.
Bơi vi tri đăt hoa thương đông thuyên be qua lai, viêc lây nguôn điên đê thăp sang bong tư 2 bên bơ la kho kha thi do dây điên đâu nôi phưc tap, vương măc, can trơ giao thông qua khu vưc. Cuôi cung, cac Tăng ni quyêt đinh trong môi đoa hoa se thiêt kê thêm môt chiêc may nô nho chay băng xăng đê thăp sang 25 chiêc bong nay hăng đêm.
Môi đoa sen đươc thăp sang hăng đêm trong qua trinh diên ra lê Phât Đan.
Vây lam thê nao đê cô đinh 7 đoa hoa không lô, không xê dich giưa dong nươc chay xiêt cua sông Hương? Thây Thich Huyên Diêu cho hay, đê dưng 7 đoa sen giưa dong sông Hương, nhom tăng ni, phât tư đa tinh toan rât ky lương vê lương nươc, thuy triêu lên xuông.
Sau khi ban bac, nhom đa quyêt đinh ơ môi vi tri đăt sen se đong 5 coc tre cô đinh dươi đay sông. Sau khi sen đươc ha thuy, môi đoa hoa se co dây cap đâu nôi vơi hê thông 5 coc tre nay đê cô đinh hoa ơ môt vi tri.
7 đoa sen thương đươc thăp sang tư 16h đên 23h hang ngay, băt đâu tư ngay 8/4 (Âm lich) cho đên hêt lê Phât Đan. Môt đôi nhom hăng đêm se đươc cư đê cheo thuyên ra khơi đông may nô thăp sang sen va tăt may theo khung giơ trên.
"7 đoa sen xuât phat tư điển tích Đức Phật lúc mới sinh ra đã đi 7 bước, mỗi bước chân nở ra một đóa sen hồng, sau đó lưu lại trên thế gian. Những ai thấy được toàn bộ 7 đóa sen sẽ được diễm phúc và may mắn.
&'7 bươc chân' không lô nay thưc sư đa trơ thanh môt biêu tương đăc trưng cua lê Phât Đan xư Huê", Đai đưc Thich Huyên Diêu chia se.
Kông Thanh
Theo_Người Đưa Tin
Bất chấp biển cấm, hàng chục người dân vẫn câu cá ngay đập thủy điện Phía dưới là dòng nước chảy xiết, phía trên là hình ảnh người đàn ông ngồi vắt vẻo câu cá ở độ cao khoảng 10m so với mặt nước, bên cạnh là biển cấm. Theo ghi nhận của phóng viên, vào khoảng 16h ngày 22/2, có khoảng hơn 30 người dân bất chấp biển cấm trèo tường, cấm câu cá được trưng ngay...