Nghệ An: Nước lũ lên nhanh, nhiều nhà cửa bị cuốn trôi
Sáng ngày 31.8, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Hiện nước từ Lào đổ về rất nhanh, cùng với việc xả lũ của một số thủy điện trên địa bàn khiến cho hàng chục bản làng nơi đây bị ngập chìm trong nước lũ. Chúng tôi đang bám sát hiện trường, di dời dân tới vị trí cao hơn”.
Thông tin mà phóng viên Dân Việt có được, chiều 30.8, sáng 31.8, lượng nước từ Lào đổ về cùng với việc một số thủy điện trên địa bàn xã lũ hết công suất nên một số xã như: xã Yên Na, Lương Minh, Xá Lương, thị trấn Hòa Bình, Thạch Giám, Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình đều ngập sâu.
Nước lũ về bất ngờ khiến QL7 đoạn thị trấn Hòa Bình (huyện Tương Dương) ngập sâu.
“Hiện tại có gần 200 nhà của người dân bị ngập và trôi. Thống kê thiệt hại, chưa thể tính toán được. Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương bị cô lập nhiều nơi. Người dân đang chủ động đưa đồ đạc, vật dụng cần thiết lên nơi khô ráo” – ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch huyện Tương Dương cho biết thêm.
Nhiều tuyến đường liên xã bị chia cắt bởi nước lũ.
Trong khi đó, tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) thì bị cô lập hoàn toàn bởi nước lũ. Trao đổi với Dân Việt, ông Lô Văn Liệu – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết: “Hiện mực nước sông Nậm Nơn lên quá cao, nhấn chìm hàng chục ngôi nhà, buộc người dân phải di dời khẩn cấp. Nước về nhanh quá dân không kịp trở tay nữa rồi. Giờ mọi thứ đã bị nước nhấn chìm, chúng tôi yêu cầu các lực lượng phải có mặt tại các vùng ngập để cùng bà con vận chuyển tài sản đến nơi an toàn hơn. Hiện có hàng chục ngôi nhà đã chìm trong nước từ 1-3m, có nơi nước dâng cao đến 4m rồi”, ông Liệu nói.
Nước lũ lên cao khiến cho nhiều nhà dân ở huyện Tương Dương chìm trong biển nước.
Mỹ Lý cách đây chưa đầy 1 tuần đã xuất hiện lũ lớn, cũng nhấn chìm nhiều nhà dân. Trong lúc người dân đang khắc phục khó khăn chưa xong thì nay lại tiếp tục bị lũ lên nhấn chìm nhiều tài sản. Các thầy cô giáo tại đây cũng đã phải nghỉ dạy để cùng bà con vận chuyển đồ đạc đến nơi an toàn.
Video đang HOT
Nhiều nhà dân nước đã ngập hoàn toàn và có nguy cơ ngập tiếp vì nước từ Lào vẫn tiếp tục đổ về rất nhanh.
“Nước hôm nay to hơn trước, Mỹ Lý đã chìm trong biển nước rồi, bà con nhốn nháo cả lên… Các em học sinh ở nội trú thì phải ở lại, còn các em ở các điểm gần thì không thể đến trường vì quốc lộ và đường sá bị chia cắt”, một thầy giáo tại Mỹ Lý chia sẻ.
Người dân khẩn trương cứu vớt tài sản của gia đình.
Trong khi đó, tại huyện Con Cuông nhiều chiếc cầu bị đe dọa bị cuốn trôi, trong đó có cầu Chôm Lôm. Nước cũng lên rất cao, nhiều ngôi làng ven sống Lam đã bị nước lũ chia cắt.
Quốc lộ 7 đoạn qua huyện Tương Dương bị chia cắt.
UBND xã Tam Thái cũng ngập chìm trong biển nước.
Nước từ Lào về rất nhanh khiến cho nhiều học sinh không thể đến trường.
Nhiều nhà dân bị chìm trong biển nước.
Tuyến tỉnh lộ đoạn ở huyện Quỳ Châu bị sạt lở chia cắt.
Theo Danviet
Miền Tây xứ Nghệ tan hoang, ngập ngụa trong bùn sau khi lũ rút
Nước lũ rút đi để lại một lớp bùn dày đặc, nhiều khu vực ngập ngụa trong lớp bùn dày đặc, nhiều nơi tan hoang sau khi cơn lũ giữ quét qua.
Mưa lũ đã nhấn chìm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về thêm vào đó việc các đập thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều nơi bị ngập sâu.
Cơn lũ kinh hoàng nhấn chìm nhiều nơi, trong đó các địa phương chịu thiệt hại nặng nề như huyện Qùy Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn ...
Nước lũ rút đi để lại một lớp bùn dày đặc quánh tại những nơi bị ngập sâu.
Đến ngày 19/8, lũ đã dần rút để lại khung cảnh tan hoang, xơ xác. Có những vị trí bị ngập sâu sau khi lũ rút để lại lớp bùn dày đến cả mét.
Tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An nhiều điểm trường, trụ sở hành chính, nhà dân ... bị lớp bùn dày đặc bủa vây, hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ, người dân được huy động để dọn bùn sau lũ. Nhiều tài sản của bà con nhân dân bị nước lũ cuốn trôi, làm hư hỏng...
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Nghệ An tính đến hết ngày 18/8, mưa lũ đã khiến 6 người chết và mất tích các nạn nhân gồm: Moong Mẹ Tân (37 tuổi) Cụt Văn Thôn (11 tuổi) cùng trú tại bản Lưu Thắng, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn bị nước lũ cuốn trôi; Hạ Bào Cu (10 tuổi, bản Đống trên, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn bị nước lũ cuốn trôi; Lữ Văn Giáp (14 tuổi), Bản Khe Tang, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn bị nước lũ cuốn trôi. Moòng Phò Uôn (80 tuổi, bản Xốp Típ, xã Mường Ải; huyện Kỳ Sơn) 1 thi thể trôi về địa bàn xã Hữu Kiệm; chưa xác định được danh tính).
Hơn 1000 người được huy động để dọn bùn sau lũ tại các điểm trường bị ngập ở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn.
Trong khi đó cơn lũ dữ cũng đã cuốn trôi, làm sập 23 nhà (Kỳ Sơn 16 nhà, Tương Dương: 06, Quỳ Châu: 01); 13 nhà bị tốc mái (Quế Phong 10, Quỳ Châu 3); 2.055 nhà bị nhấn chìm trong nước lũ trong đó huyện Kỳ Sơn: 112, Tương Dương: 113, Quỳ Hợp: 538, Con Cuông 31, Quỳ Châu: 7, Thái Hòa: 110, Anh Sơn 492, Tân Kỳ: 386, Quỳnh Lưu: 136, Đô Lương: 110. Lực lượng chức năng cũng đã 364 hộ dân nằm trong vùng bị sạt lở và ngập sâu:
Ngành nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng chịu thiệt hại nặng nề với 4.021,4 ha lúa hè thu bị ngập sâu; 1349,8 ha ngô, rau màu các loại cũng bị nhấn chìm trong nước lũ... 13.786 con gia súc, gia cầm cuốn trôi, chết...
Hiện tại lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục thiệt hại sau lũ.
Trong khi đó hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng bị tàn phá nặng nề với 22.527 m đường giao thông địa phương bị sạt lở; 52 cầu tạm bị cuốn trôi, 17 cầu bị ngập... Nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 7, quốc lộ 48 bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở đất ...
Quang Phong
Theo phapluatxahoi
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ tối đa, không có chuyện vỡ đập Liên quan tới tin đồn "đập thủy điện Bản Vẽ bị vỡ", ông Tạ Hữu Hùng - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ cho biết: "Tin đồn đập thủy điện Bản Vẽ vỡ là tin đồn thất thiệt, khiến cho người dân ở vùng hạ du rất hoang mang. Tôi khẳng định, thủy điện Bản Vẽ vẫn hoạt động bình...