Nghệ An : Nông dân mướt mồ hôi mót dưa lê chết rũ để bù lỗ
Mới bắt đầu vào kỳ thu hoạch nhưng hầu hết các ruộng dưa lê ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu ( Nghệ An) đều bị sâu bệnh đục khoét, cây chết rũ, quả héo giữa đồng. Vì xót của nên những người nông dân phải mót những quả dưa còn lành lặn để mong vớt vát một chút vốn liếng đã bỏ ra.
Người dân xã Diễn Kỷ mót từng quả dưa lê không bị sâu bệnh giữa trời nắng gắt – Ảnh: Quang Cường
Toàn huyện Diễn Châu có hơn 50ha dưa, chủ yếu được trồng ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Lộc… Trong đó, xã Diễn Kỷ được xem như thủ phủ dưa lê ở huyện này. Cây dưa lê và một số giống dưa khác đã giúp nông dân xã Diễn Kỷ có thu nhập khá ổn định nhiều năm nay. Nhưng với vụ dưa lê hiện tại, hơn 80 hộ dân của xã xác định bị mất mùa ngay khi vào kỳ thu hoạch.
Xã Diến Kỷ chếm 70% diện tích trồng dưa lê của huyện Diễn Châu. Trong ảnh là những ruộng dưa lê vào kỳ thu hoạch nhưng bị sâu bệnh nên phần lớn bị hư hỏng
Theo những người trồng dưa ở đây, từ đầu kỳ thu hoạch, hàng chục héc ta dưa bị héo úa lá, thân cây khô dần. Quả dưa lê năm nay nhỏ hơn những năm trước, phần lớn bị sâu đục lỗ chỗ rồi héo và thối dần.
Ông Ngô Sỹ Minh (50 tuổi, ở thôn 2 xã Diễn Kỷ) cho biết gia đình ông có hơn 5 sào dưa lê nhưng không thể thu hoạch. Nguyên do cả 5 sào dưa đều bị sâu đục hư hỏng, thối rữa.
Quả dưa hỏng nên không thể bán, gia đình ông Minh đành bỏ lăn lóc ngoài ruộng, một số người dân nhặt về cho bò ăn. Còn ông Minh thì làm lại đất để gieo trồng vụ mới.
Video đang HOT
Cây dưa lê bị héo khô, quả bị sâu đục nên người dân không thu hoạch nằm lăn lóc trên ruộng
Bà Nguyễn Thị Do cho hay: “Sau khi gieo trồng thì cây vẫn phát triển bình thường, vẫn cho quả nhưng quả nhỏ hơn vụ trước. Đến khi gần thu hoạch thì cây bị héo rồi chết dần. Quả đã chín thì bị sâu đục khoét, quả non thì bị chết héo nên không ai ăn, cũng không bán được. Mặc dù vậy, vì xót của nên bà con vẫn ra đồng mót những quả đẹp mang về bán mong kiếm ít đồng bù vốn”.
Một số người cố mót những quả dưa không bị sâu đục đem về bán
Ông Nguyễn Trọng Huyến, Chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ cho biết dưa lê tại xã này chiếm đến 70% diện tích dưa lê toàn huyện. Năng suất bình quân dưa lê là 1 tấn/sào; với giá bán từ 12.000 – 15.000 đồng/kg tại ruộng, mỗi sào dưa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay do sâu bệnh nên nhiều hộ bị mất trắng, hộ nào may mắn thì cũng chỉ thu được 3-5 triệu đồng.
Vì xót của nên người dân mót dưa bị sâu đục về bán nhưng cũng rất ít người mua mặc dù giá rẻ
Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu cho biết việc sâu bệnh phát sinh trên dưa lê năm nào cũng có nhưng chủ yếu ở cuối vụ. Riêng năm nay sâu bệnh phát sinh sớm hơn và diễn ra trên diện rộng.
Cũng theo ông Hiếu, do cây dưa lê có nhiều sâu bệnh, cộng với việc lúc sinh trưởng bị sương mai làm lá cây không thể quang hợp nên chết dần. Phòng NN-PTNT huyện Diễn Châu đã khuyến nghị bà con luân canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh. Khi trồng mới cần xới đất, xử lý vôi, nấm đối kháng… để đảm bảo dưa trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bài, ảnh: Quang Cường
Theo motthegioi
Nghệ An: Dứa chín vàng, quả to bự mà giá không nổi 3.000 đồng/kg
Hiện giá 1kg dứa không mua nổi cốc trà đá, khiến nông dân thất thu nặng. Thực trạng diễn ra tại nhiều vùng trồng dứa tại Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Phú - người dân xã Tân Thắng chia sẻ: Gần một tháng nay, những người trồng dứa tại các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân... (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang đứng ngồi không yên vì giá dứa quá thấp.
"Hiện giá dứa thấp hơn rất nhiều so với các năm trước, chỉ còn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Chúng tôi đang phải mang ra đường quốc lộ bán được chừng nào hay chừng ấy".
Giá dứa tại Nghệ An đang xuống rất thấp.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Trần Thị Hương (47 tuổi, xã Tân Thắng) nói: "Gia đình tôi trồng hơn 2 ha dứa. Năm nay dứa phát triển tốt, quả to đẹp. Đối với dứa loại một (một quả nặng 1 kg - PV) chỉ bán với giá 2.500 - 3.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn thì chỉ bán được với giá 1.800 - 2.000 đồng/kg. Trước đây, một xe tải chở đầy dứa đi bán sẽ thu về khoảng 15-16 triệu đồng nhưng bây giờ chỉ được khoảng 7 triệu. Trừ các chi phí như giống, phân bón, nhân công... thì người dân chúng tôi lỗ rất nặng".
Bà Hương buồn rầu cho biết thêm: Với điều kiện thổ nhưỡng tại đây, mỗi ha đất trồng dứa được mùa cho sản lượng từ 30 - 50 tấn. Năm ngoái, giá dứa dao động từ 6.000 - 7.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, người trồng dứa lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Tuy nhiên sang năm nay, giá dứa xuống quá thấp nên tiền bán dứa không đủ trang trải các khoản chi phí.
Chị Nhân (xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu) nói: "Chẳng lẽ sau vụ này chúng tôi lại đi chặt bỏ cây dứa, vì làm không có lãi. Xót xa quá!".
Dứa loại này chỉ còn dưới 2.000 đồng/kg.
Ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu cho biết: "Có nhiều nguyên nhân khiến giá dứa xuống thấp. Một phần do nhu cầu của thị trường. Phần cũng do người dân ồ ạt trồng dứa, phá vỡ quy hoạch vùng trồng của địa phương. UBND xã có khuyến cáo người dân không nên đổ xô mở rộng diện tích trồng dứa dẫn đến tình trạng ế ẩm, khó tiêu thụ".
"Một trong những nguyên nhân khiến giá dứa ở huyện này rẻ là do chưa có doanh nghiệp, nhà máy chế biến nào liên kết trực tiếp với người trồng dứa để tiêu thụ sản phẩm. Tất cả đều phải qua thương lái, phụ thuộc thị trường nơi khác, đầu ra bấp bênh, bất ổn. Chưa kể, Thanh Hóa, các tỉnh khác cũng tăng diện tích trồng dứa" - ông Đậu Đức Năm - Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) thông tin.
Theo Danviet
Nông dân vỡ nợ vì "vàng đen": Cầu cứu nhà nước! Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2019 tổng dư nợ mà nông dân vay trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. "Lãi mẹ để lãi con", nhiều nông dân phải bỏ xứ mưu sinh để mong có tiền trả lãi. Đường cùng, bà con "cầu cứu" ngành chức năng có...