Nghệ An: Nỗ lực thu hút khách du lịch vào mùa Đông
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều công trình văn hóa tâm linh thu hút người dân và du khách cả nước.
Tỉnh Nghệ An đang nỗ lực kết nối các điểm đến kết hợp sản phẩm trải nghiệm mới để hy vọng xây dựng tuyến du lịch hấp dẫn cho du khách vào mùa Đông.
Liên kết cụm du lịch tâm linh
Tỉnh Nghệ An có nhiều điểm văn hóa tâm linh có sức hút với du khách cả nước như: Đền Cờn (thị xã Hoàng Mai), đền Cuông (Diễn Châu, gắn với truyền thuyết An Dương Vương), đền Quang Trung (thành phố Vinh, thờ vua Quang Trung – Nguyễn Huệ), chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) và đặc biệt là đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên, thờ Đức Thánh Hoàng Mười – nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt)…
Đền thờ ông Hoàng Mười – Điểm du lịch tâm linh thu hút du khách của tỉnh Nghệ An. Ảnh: LĐTĐ
Đến tham quan một số điểm du lịch tâm linh vào thời điểm đầu mùa Đông, có thể thấy so với đầu xuân năm mới (thời điểm diễn ra nhiều lễ hội gắn với các di tích), khách thưa vắng hơn nhưng lại mang đến cảm giác thanh tịnh, dễ chịu. Đền Ông Hoàng Mười tuy không có cảnh xếp hàng dài hành lễ nhưng hoạt động hầu thánh vẫn thu hút nhiều người. Vì không quá đông nên du khách có thể nán lại lâu để xem nghi thức thực hành thờ Tam phủ, nghe hát văn trong đền.
Một địa điểm khác không thể thiếu trong sổ tay du lịch tâm linh của du khách khi tới Nghệ An đó là đền vua Quang Trung (thành phố Vinh). Đền được xây ở độ cao 97m trên đỉnh thứ hai của núi Dũng Quyết – Di tích danh thắng cấp Quốc gia. Đền thờ vua Quang Trung nằm giữa rừng thông, đứng từ đền thờ du khách có thể chiêm ngưỡng dòng sông Lam hiền hòa uốn lượn, ngắm thành phố Vinh mờ ảo trong sương. Để vào khu vực đền, du khách phải đi qua 81 bậc tam cấp. Hằng năm, đền thờ vua Quang Trung đón hàng nghìn lượt khách tham quan.
Đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết. Từ đây có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vinh. Ảnh: Traveloka.
Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát khu du lịch tâm linh – Đền thờ vua Quang Trung vào ngày 21-11-2024. Ảnh: Khiếu Minh.
Cách thành phố Vinh khoảng 20km về phía Tây, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn) là điểm du lịch tâm linh đang được đầu tư. Chùa được xây dựng từ thời vua Mai Hắc Đế, hiện đã được tôn tạo, xây mới một số hạng mục, dịch vụ để phục vụ du lịch. Chùa Đại Tuệ không chỉ có sức hút với nhiều “kỷ lục” (quần thể chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam; ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất Việt Nam) mà còn bởi nơi đây là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Bà Đại Tuệ, ghi dấu ấn Phật giáo tại tỉnh Nghệ An.
Video đang HOT
Chùa Đại Tuệ với nhiều công trình đang giữ kỷ lục Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lân
Chùa Đại Tuệ đang là điểm du lịch tâm linh thu hút khách tại Nghệ An. Ảnh: Hoàng Lân
Điều thú vị khác biệt khi du khách đến với chùa Đại Tuệ vào thời điểm tháng 11 – 12, đó là có thể kết hợp du lịch tâm linh và trải nghiệm những vườn hồng cổ đang vào mùa ra quả chín đỏ. Với diện tích trồng hồng hơn 100ha, xã Nam Anh được mệnh danh là vựa hồng lớn nhất Nghệ An, hiện là điểm đến thu hút của người dân địa phương và du khách. Những vườn hồng này nằm ngay trên đường vào chùa Đại Tuệ. Đây cũng là sản phẩm mà tỉnh Nghệ An muốn quảng bá, khai thác cho du lịch mùa Đông.
Còn nhiều trăn trở
Theo Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, bên cạnh sản phẩm du lịch chính là du lịch biển vào mùa hè, địa phương đang nỗ lực xây dựng thêm những sản phẩm du lịch khác để thu hút khách quanh năm, trong đó có du lịch tâm tinh kết hợp du lịch trải nghiệm mùa hồng chín vào mùa đông, du lịch cộng đồng.
Đến Nghệ An vào tháng 11 – tháng 12, du khách được trải nghiệm hái hồng chín tại những vườn hổng cổ ở khu vực gần chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn). Ảnh: Báo Nghệ An
Mặc dù có nhiều nỗ lực đổi mới sản phẩm, tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều khu, điểm du lịch tâm linh vẫn chưa thu hút khách như kỳ vọng. Theo quan sát của phóng viên, nhiều điểm di tích thiếu các biển chỉ dẫn; cơ sở hạ tầng dịch vụ tại chỗ chưa đáp ứng nhu cầu du khách; không gian cảnh quan chung quanh các điểm di tích còn đơn điệu.
Thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của hoạt động du lịch trên địa bàn, đại diện Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, hiện nay khâu truyền thông, quảng bá các điểm du lịch tâm linh còn hạn chế nên lượng du khách biết đến những giá trị của các di tích, khu du lịch tâm linh của Nghệ An chưa nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động liên kết điểm đến giữa đền và các di tích khác trong tỉnh còn yếu; chưa có sự gắn kết với các đơn vị lữ hành ở các trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tổ chức thành tuyến du lịch hấp dẫn cho du khách.
Về những giải pháp kích cầu du lịch Nghệ An, phát triển du lịch tâm linh, thu hút du khách nhiều hơn vào mùa thấp điểm, Phó Chủ tịch Thường trực Chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng cho rằng, tỉnh Nghệ An nên tập trung xây dựng, phát triển, quảng bá cụm điểm di tích nằm trên địa bàn những địa phương có lợi thế về du lịch như: Cửa Lò, thành phố Vinh, Nam Đàn… sau đó mở rộng kết nối những vùng lân cận. Các khu nghỉ dưỡng, điểm tham quan, mua sắm và các dịch vụ khác nên tập trung quy hoạch đầu tư, xây dựng trong khu vực này để du khách dễ dàng trải nghiệm.
Ngoài ra, Nghệ An nên thường xuyên tổ chức các đoàn famtrip có sự tham gia của nhiều đơn vị lữ hành để quảng bá, giới thiệu tuyến điểm, tổ chức các tour du lịch tâm linh phù hợp với từng đối tượng khách.
Du lịch châu Á nóng dần lên với dòng khách yêu thích mùa đông 2024
Ngược chiều dòng chảy du khách đang hướng tới Mỹ và châu Âu để tận hưởng những kỳ nghỉ đông 2024 'chuẩn' du lịch băng tuyết, nhiều du khách lựa chọn du lịch châu Á với mong muốn trải nghiệm mặt trời mùa đông hoặc Giáng sinh Trắng khác lạ.
Huohu show (màn trình diễn "nồi lửa") biến lửa và sắt thành một cảnh tượng rực rỡ, là một trong những trải nghiệm hút khách du lịch mùa đông tại thành phố Ulanqab thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: X.com
Khu trượt tuyết Niseko tại ngôi làng cùng tên, ở Hokkaido, Nhật Bản là lựa chọn hàng đầu cho các cặp đôi tìm kiếm kỳ nghỉ lãng mạn mùa đông 2024. Ảnh: aspectniseko
Trung Quốc hút khách du lịch băng tuyết tới miền Bắc và Đông Bắc
Trong số các điểm đến châu Á hứa hẹn bùng nổ du lịch băng tuyết (ice and snow tourism) mùa đông 2024, theo Nhân dân nhật báo Trung Quốc ngày 18/11, các khu vực miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc đang "nóng lên" khi nhiệt độ giảm mạnh và tuyết bắt đầu rơi, hứa hẹn các hoạt động mùa đông thú vị và Giáng sinh Trắng sôi động.
Theo thống kê của Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc, số khách du lịch băng tuyết mùa đông 2024-2025 dự kiến sẽ vượt quá 500 triệu người, tăng đáng kể so với 385 triệu khách du lịch băng tuyết mùa đông năm trước.
Trước đó dịp mùa đông 2023-2024, điểm nóng du lịch băng tuyết là Cáp Nhĩ Tân (Harbin) - Thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) ở phía Đông Bắc Trung Quốc - đã đón hơn 87 triệu du khách. Đạt mức tăng 300% so với cùng kỳ năm trước, đem lại nguồn doanh thu từ du lịch 125 tỉ nhân dân tệ (hơn 17,2 tỉ USD) - tăng 500%.
Mùa đông 2024-2025, theo tin ngày 19/11 từ mạng truyền hình toàn cầu CGTN của Trung Quốc, "thành phố băng tuyết" Cáp Nhĩ Tân dự kiến sẽ đón nhận một làn sóng du lịch băng tuyết mới. Điều đó thể hiện qua dữ liệu từ một số nền tảng du lịch trực tuyến về sự gia tăng số lượng du khách tìm kiếm các điểm đến, tuyến đường và sản phẩm du lịch địa phương.
Đám đông khách du lịch băng tuyết đổ tới trung tâm thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 9/1/2024. Ảnh: Xinhua/Zhang Tao
Thắng cảnh "Thị trấn tuyết Trung Quốc" tại thành phố Mẫu Đơn Giang (Mudanjiang), tỉnh Hắc Long Giang, mở cửa đón du khách du lịch băng tuyết từ ngày 17/11. Ảnh: Wang Yanlong/Xinhua
Báo Global Times cũng dẫn nguồn từ dữ liệu của nền tảng du lịch Tongcheng Travel cho thấy: Trong tuần cuối cùng của tháng 10, số lượt tìm kiếm về du lịch Cáp Nhĩ Tân tăng 156% so với tuần trước đó. Số lượng đặt phòng khách sạn của thành phố từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025 cũng tăng 78% (mức hàng năm).
Đại hội thể thao mùa đông châu Á (Asian Winter Games) lần thứ 9 sẽ diễn ra tại Cáp Nhĩ Tân (Harbin) vào tháng 2/2025, hứa hẹn mang đến một cơ hội khác thúc đẩy thế mạnh du lịch băng tuyết của thành phố.
Dấu ấn quốc gia tuyết rơi nhiều nhất - Nhật Bản, mặt trời mùa đông - Thái Lan
Nhật Bản - quốc gia có tuyết rơi nhiều nhất thế giới với Amori giữ kỷ lục "thành phố nhiều tuyết nhất thế giới", cũng tiếp tục "nóng lên" sau khi đón 26,88 triệu lượt du khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2024. Con số này vượt tổng số khách đến trong cả năm 2023, đồng thời hứa hẹn sẽ vượt mức 31,88 triệu khách đến năm 2019.
Báo Japan Times ngày 11/1 lưu ý: Trong khi khách du lịch chiếm tỉ trọng lớn trong dòng du khách quốc tế đến, thì Nhật Bản cũng đang chứng kiến sự bùng nổ du lịch kinh doanh - du lịch công tác (business tourism), du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện...).
Nằm kín đáo ở trung tâm Hokkaido, làng Niseko nổi tiếng với cảnh quan "xứ sở thần tiên mùa đông" của Nhật Bản và các hoạt động trượt tuyết đẳng cấp thế giới. Ảnh: aspectniseko
Du khách trải nghiệm trượt zipline tại Thung lũng Biwako ở độ cao 1.100m, ngắm cảnh hồ Biwa tuyệt đẹp. Ảnh: Alpina BI Co., Ltd.
Xu hướng du lịch băng tuyết và trải nghiệm Giáng sinh Trắng khác lạ cũng khiến các điểm đến truyền thống hút khách quanh năm của Nhật Bản như Tokyo, Kyoto, Osaka... không hạ nhiệt. Còn "vùng đất băng tuyết" Hokkaido lại "nóng lên" dù nhiệt độ giảm khi mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) đang tới gần. Trong đó 2 khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Niseko ở ngôi làng cùng tên và Rusutsu của Hokkaido, là những điểm đến phổ biến nhất với khách du lịch băng tuyết.
Du khách từ vùng Kansai (Osaka, Kyoto, Nara, Kobe) cũng có thể thực hiện chuyến đi trong ngày đến Thung lũng Biwako - một trong những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hàng đầu của Nhật Bản, với tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra hồ Biwa (hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản) ở tỉnh Shiga.
Đám đông du khách tới sân bay Phuket, Thái Lan cuối tháng 10. Ảnh: Achadthaya Chuenniran
Điểm đến mặt trời mùa đông Phuket, Thái Lan chứng kiến sự bùng nổ du lịch mùa thấp điểm 2024. Ảnh: asiapioneertravel
Tại khu vực Đông Nam Á - nơi nổi tiếng với các điểm đến hút khách trải nghiệm mặt trời mùa đông ấm áp, báo Bangkok Post ngày 18/11 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại Phuket cho biết: "Đảo thiên đường" Phuket đang chứng kiến sự bùng nổ du lịch mùa thấp điểm, hứa hẹn đạt nguồn thu từ du lịch 500 tỉ baht (gần 14,5 tỉ USD) năm 2024, do cuốn hút nhiều du khách hơn nhờ thúc đẩy du lịch thể thao (sports tourism).
Với nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ chức như lướt sóng, golf, chạy việt dã, chạy bộ địa hình và nhất là Muay Thái ngày càng được du khách ưa chuộng, doanh thu từ du lịch của Phuket ước tính cao nhất Thái Lan kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Mê đắm du lịch mùa Đông ở rẻo cao Kỳ Sơn Với địa hình và cảnh sắc đặc trưng của vùng rẻo cao, Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) được mệnh danh là 'Sa Pa của xứ Nghệ'. Bước vào những tháng cuối Thu, đầu Đông, bất cứ ai đến với vùng núi non hùng vĩ này cũng đều mê đắm. Mê bởi cảnh đẹp, trong xanh, mát lành cùng với sự đặc sắc trong...