Nghệ An: Nợ gần 900 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An được đánh giá là đạt được kết quả quan trọng với 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần với tổng số nợ tính đến thời điểm này lên tới gần 900 tỷ đồng.
Nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2016, Nghệ An có thêm 43 xã được UBND tỉnh Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Như vậy, sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đã có 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM; 43 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An cũng đã có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa và thành phố Vinh. Kế hoạch xây dựng 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu gồm xã Kim Liên (huyện Nam Đàn), xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) và xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu) cũng đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng.
Tính đến hết năm 2016 người dân trong tỉnh đã hiến hơn 5,7 triệu m2 đất; đóng góp hơn 4,6 triệu ngày công và hơn 5,1 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM.
Chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh Nghệ An là một trong những điều kiện giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Video đang HOT
Đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn Nghệ An đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%… Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn Nghệ An, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nhằm đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước.
Tỉnh nợ, xã nợ
Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ trung ương và ngân sách cũng như vận động nguồn xã hội hóa trong nhân dân, tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương trong tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn.
Kết thúc năm 2016, Nghệ An đã cấp hơn 530.000 tấn xi măng cho các địa phương. Trong năm 2016, tỉnh Nghệ An thanh toán cho các nhà máy xi măng hơn 143 tỷ đồng, còn nợ 243 tỷ đồng tiền xi măng. Nếu tính cả số xi măng chưa cấp cho các địa phương thì tỉnh này đang nợ các nhà máy xi măng khoảng 270 tỷ đồng.
Chi 18 tỷ đồng để xây dựng trụ sở hoành tráng khiến xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ, Nghệ An) lâm vào cảnh nợ nần sau khi được công nhận là xã nông thôn mới.
Theo báo cáo của Ban điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An thì hết năm 2016, tổng nợ xây dựng cơ bản của các địa phương là 751 tỷ đồng. Nhờ ưu tiên các nguồn lực nên đến thời điểm cuối tháng 3/2017, các địa phương đã thanh toán được khoảng 100 tỷ đồng tiền nợ, hiện còn nợ hơn 600 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ xây dựng cơ bản này đều quá khả năng trả nợ của các địa phương.
Chính sách hỗ trợ xi măng là chính sách riêng của tỉnh Nghệ An do vậy không thể sử dụng nguồn trung ương cấp cho các địa phương xây dựng nông thôn mới để trả nợ. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An đã đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh này ưu tiên các nguồn, trong đó nguồn ngân sách tỉnh để thanh toán nợ tuy nhiên nguồn này cũng không nhiều.
Số nợ xây dựng cơ bản trên 600 tỷ đồng nếu chia lên đầu xã (431 xã) thì số nợ không lớn nhưng trên thực tế, số nợ này tập trung ở một số xã xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới và vượt quá khả năng thanh toán của các xã. Một số xã có nợ lớn đề xuất huyện cho phép bán đất công để trả nợ tuy nhiên phương án này đang được nghiên cứu. Sở NN&PTNT Nghệ An cũng đã đề nghị các cấp, ngành, các địa phương lồng ghép, ưu tiên các nguồn lực để trả khoản nợ này.
Theo ông Lê Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thì số nợ này “không đáng lo ngại lắm” và tỉnh này có đủ điều kiện để thanh toán các khoản nợ nợ tồn đọng trong xây dựng nông thôn mới.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chuyện xây dựng nông thôn mới ở Thạch Kênh
Từ việc nhìn thẳng vào hạn chế, chỉ rõ khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để tìm hướng khắc phục, sửa chữa, Đảng bộ xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã củng cố lại đội ngũ, từ yếu kém vươn lên vững mạnh. Đây cũng là "cú huých" quan trọng giúp xã nghèo Thạch Kênh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trước thời hạn ba năm.
Người dân xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức giải phóng mặt bằng, hiến đất mở đường giao thông, làm mương thoát nước.
Từ nhận diện yếu kém
Một thời chưa xa, Thạch Kênh còn là một xã nghèo, kém phát triển của huyện Thạch Hà. Bên cạnh sự khắc nghiệt của thời tiết, thổ nhưỡng thì sự thiếu đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là nguyên nhân chính, dẫn đến yếu kém, trì trệ của địa phương. Theo phản ánh của các đảng viên lão thành, trong khoảng những năm 2005 đến 2007, rồi từ năm 2011 đến 2012, nội bộ lãnh đạo xã thiếu thống nhất, tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp liên quan đất đai, quản lý ngân sách, công tác cán bộ xuất hiện khá phổ biến. Tại Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005-2010, Thạch Kênh bầu thiếu số lượng Ban Chấp hành Đảng bộ. Tiếp đó, bầu cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011-2016, cử tri lại bầu thiếu số lượng đại biểu. Chỉ trong nhiệm kỳ 2010-2015, địa phương này phải thay đến bốn chủ tịch UBND xã.
Đồng chí Lê Quang Cầu - hội viên cựu chiến binh thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh chia sẻ, đó là thời điểm Thạch Kênh phải đối mặt với những khó khăn khác nhau, đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương vừa yếu về chuyên môn vừa bè phái, không đoàn kết, thống nhất khiến nhân dân mất niềm tin vào cấp ủy, chính quyền. Do vậy, hầu hết các phong trào, nhiệm vụ của địa phương phát động không thu hút được sự tham gia của người dân.
Nhận diện căn nguyên của yếu kém thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, với tinh thần nhìn thẳng sự thật, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã triển khai kiểm điểm khá bài bản. Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kênh Từ Dương Quyền cho biết, mỗi tập thể, cá nhân đã tự soi lại chính mình, nhìn thẳng vào sự thật, thấy trách nhiệm của mỗi đảng viên trong việc để Thạch Kênh yếu kém kéo dài. Đặc biệt, Thạch Kênh nhận được sự gợi ý, định hướng của cấp trên về những hạn chế, yếu kém của từng tập thể, cá nhân trong Ban Thường vụ. Việc lấy phiếu thăm dò ở các chi bộ, các đảng viên lão thành cũng đã giúp thấy những khuyết điểm, hạn chế của từng đồng chí, để nhìn thẳng vào sự thật.
Đến phát huy nội lực
Đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Văn Thắng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiệm kỳ này là khắc phục những điểm yếu, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ phù hợp năng lực, sở trường và tín nhiệm, sớm đưa Thạch Kênh thoát khỏi xã nghèo, kém phát triển.
Là người gắn bó với địa phương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kênh Từ Dương Quyền hiểu rõ khó khăn khi bản thân không thể trở thành hạt nhân đoàn kết để tập hợp, lãnh đạo anh em. Đồng chí Quyền cho rằng, quá trình thực hiện Nghị quyết T.Ư4, khóa XI không chỉ là việc đồng chí, đồng nghiệp thẳng thắn chỉ rõ yếu kém cho mình và tìm cách để khắc phục, sửa chữa mà còn là việc tạo điều kiện cho mình được "lập công", và tin tưởng trao nhiệm vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh Nguyễn Thiện Chung, khi được bố trí, sắp xếp nhiệm vụ đúng năng lực và nhận được sự đồng thuận cao của người dân, bản thân đồng chí như được tiếp thêm năng lượng, buộc mình luôn trăn trở, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ...
Song song với sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, xã Thạch Kênh đã triển khai chủ trương sáp nhập thôn, xóm. Việc giảm từ 13 thôn xuống năm thôn không chỉ giúp địa phương giảm được áp lực đầu tư một số hạng mục không cần thiết, xóa được tình trạng xóm không có chi bộ, thiếu các tổ chức đoàn thể, mà quan trọng là sức mạnh tập thể trong xây dựng NTM được phát huy. Đầu tư tuyến đường trục chính của xã dài 2,9 km ước tính số tiền xây dựng hơn chục tỷ đồng, cấp ủy và nhân dân đã cùng bàn bạc phương án. Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước cung cấp xi-măng, công việc còn lại, từ giải phóng mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi) đến ngày công đều do nhân dân góp sức. Sau một thời gian ngắn thi công, tuyến đường dài 2,9 km, rộng 3,5 m, đã được hoàn thiện.
Theo Bí thư Chi bộ thôn Chi Lưu Nguyễn Sỹ Yến, thành công có được là nhờ cán bộ, đảng viên gương mẫu, và sự đồng thuận trong dân. Nhiều gia đình ở thôn Chi Lưu tự nguyện đóng 10-12 triệu đồng/hộ để xây dựng NTM. Không chỉ tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức, mỗi người dân ở Thạch Kênh còn trở thành một "kênh" để kết nối con em xa quê đóng góp xây dựng NTM. Con số 28 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng các công trình NTM trên địa bàn là minh chứng khi niềm tin được lan tỏa...
Cùng với đó, Thạch Kênh đã biết phát huy lợi thế vùng ngoại ô, với 150 ha mặt nước được tổ chức đấu thầu nuôi cá, 40 ha đất cao cưỡng chuyển qua trồng rau màu các loại cung cấp cho thành phố Hà Tĩnh cho thu nhập cao. Trong năm 2016, xã còn tạo điều kiện cho người dân phát triển mạnh một số dịch vụ cùng 17 mô hình sản xuất cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm...
Với cách làm nêu trên, chỉ trong một năm, xã Thạch Kênh đã hoàn thành thêm 15 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối tháng 12-2016 (trước ba năm so với kế hoạch).
Theo Thành Châu - Ngô Tuấn (Báo ND)
Hà Tĩnh: Lộc Hà "thay da đổi thịt" với tiêu chí 20 Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được xem là một trong những sáng tạo mang tính đột phá của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Những năm gần đây, tiêu chí thứ 20 này đã được huyện Lộc Hà triển khai quyết liệt, có chiều sâu, mang lại nhiều thay đổi tích cực cho bộ...