Nghệ An: Nhóm trẻ bất lực nhìn bé gái 7 tuổi bị dòng nước cuốn trôi
Đang tắm mát dưới sông, bé gái 7 tuổi ở Nghệ An bị dòng nước lớn cuốn trôi, nhóm bạn đi cùng đã chạy dọc bờ sông cố cứu nhưng bất lực.
Trưa 7/7, em Lang Thị Quỳnh Như (7 tuổi, bản Húa Na, Châu Hạnh, Quỳ Châu), cùng nhóm bạn ra sông Hiếu đoạn gần cầu Kẻ Bọn để tắm mát. Trong lúc tắm sông, Như không may bị dòng nước lớn cuốn trôi.
Lực lượng chức năng đang triển khai tìm kiếm cháu Như.
“Những em nhỏ đi cùng nghe tiếng Như kêu cứu và nhìn thấy nạn nhân bị dòng nước đang cuốn trôi nên chạy dọc bờ sông để cứu. Nhưng các em đi cùng còn quá nhỏ nên không vớt được, cả nhóm đành phải chảy về nhà gọi người lớn”, một nhân chứng đang có mặt tại hiện trường nói.
Ông Cao Hoàng Hải – Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh, cho biết Như đang là học sinh lớp 1, Trường Tiểu học thị trấn Tân Lạc. “Chính quyền địa phương đang cử cán bộ, dân quân, công an viên cùng hàng chục người dân để tìm kiếm cháu Như. Đến gần 17h chiều nay vẫn chưa thấy tung tích”, ông Hải nói.
Video đang HOT
Xã Châu Hạnh thuộc khu vực trung tâm huyện Quỳ Châu.
Theo người dân, thời điểm em Như gặp nạn, thủy điện phía trên thượng nguồn đang xả.
Hải Đăng
Theo Baonghean
Cân nhắc yếu tố đặc thù trong sáp nhập thôn, bản khu vực miền núi, dân tộc
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 do Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức vào chiều 28/6,
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Tại cuộc họp, vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là vùng dân tộc, miền núi có trên dưới 100 chính sách được Trung ương và tỉnh ban hành đang còn hiệu lực; tuy nhiên việc đảm bảo nguồn lực triển khai còn hạn chế.
Đáng quan tâm là chính sách bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐCP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ, người dân chưa được hưởng. Ông Lang Văn Chiến - Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu, thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu thực tế, khi giao rừng cho người dân bảo vệ mà không đảm bảo thực thi chính sách thì càng làm cho rừng nghèo kiệt bởi người dân "tìm cách" khai thác từ rừng.
Đó là việc kéo điện về bản, đến nay toàn tỉnh vẫn còn hơn 200 bản ở 4 huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn chưa có điện lưới.
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, thực tiễn khu vực miền núi, dân tộc đang đặt ra nhiều đòi hỏi để HĐND tỉnh tiếp tục quan tâm, cùng UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn. Ảnh: Minh Chi
Một số đại biểu cũng nêu băn khoăn: Việc khắc phục ảnh hưởng từ các dự án thủy điện trong năm 2018 chậm và chưa triệt để; vấn đề sáp nhập thôn, bản cần xem xét yếu tố đặc thù liên quan đến văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc; đặc biệt là phù hợp với việc phân bổ dân cư, địa hình ở vùng dân tộc, miền núi.
Tỉnh cần quan tâm bố trí và hướng dẫn thực hiện chính sách cho công an xã khi đưa công an chính quy về thay thế; hướng dẫn lựa chọn, bố trí và có chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, bản sau sáp nhập.
Nhiều chính sách cho vùng miền núi, dân tộc chưa có nguồn lực để triển khai. Ảnh tư liệu Hữu Vi
Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật... cũng cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở những vấn đề bức xúc, nổi cộm đặt ra đối với vùng miền núi, dân tộc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng khẳng định sẽ lựa chọn đưa vào nội dung giám sát, khảo sát trong thời gian tới; đồng thời đôn đốc, đeo bám các cấp, các ngành để triển khai hiệu quả hơn. Trước mắt, Ban Dân tộc HĐND tỉnh sẽ lựa chọn những nội dung, vấn đề trọng tâm để đưa vào tranh luận, thảo luận, làm rõ trách nhiệm và giải pháp tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh trong tháng 7 này.
Minh Chi
Theo Baonghean
Ruộng đồng nứt nẻ, hồ thủy lợi trơ đáy Theo Chi cục Thủy lợi (Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An), toàn tỉnh có 96 hồ chứa nhưng hiện chỉ còn 4 hồ chứa còn đầy nước, 92 hồ còn lại mực nước chỉ đạt trên 50%. Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 - 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn...