Nghệ An: Nhiều hành khách chung xe với người về từ vùng dịch chủ động khai báo
Anh H.V.H (37 tuổi, trú tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) trở về từ vùng dịch Nhật Bản được đưa đi cách ly trong đêm, những hành khách trên chuyến xe cũng tự giác đến trình báo với cơ quan chức năng.
Sáng 13/3, trao đổi với PV Dân Việt, PGS-TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, hiện tại, lực lượng chức năng đang tiến hành đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe thường xuyên đối với anh H và những người khác có mặt trên chiếc xe khách tại khu cách ly tập trung ở TP.Vinh.
Ngày 11/3, anh H về đến Nội Bài rồi lên xe buýt vào trung tâm TP.Hà Nội đón taxi ra bến xe Nước Ngầm để lên xe khách về Nghệ An. Trên xe có nhiều hành khách. Trong đó, anh H đeo khẩu trang, nằm giường cuối của xe.
Những hành khách xuống xe trước đã tự giác đến khu cách ly tập trung để trình báo, kiểm tra sức khỏe. Sau khi thăm khám, nếu không có các triệu chứng bất thường, Sở Y tế sẽ có văn bản gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để cho phép những người này về nhà.
Lực lượng chức năng Nghệ An có mặt lúc nửa đêm để chỉ đạo việc đưa xe khách vào khu cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
Trước đó, như một số phương tiện thông tin đã nêu, anh H (37 tuổi, quê xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) là lao động làm việc tại Nhật Bản. Tại nơi anh này đã ở bên Nhật Bản, trong bán kính chỉ 1km, đã có 5 người bị nhiễm.
Anh H ở cùng với 3 người khác đều bị ho, đau họng, khó thở, tức ngực.
Anh H sợ bản thân bị nhiễm dịch nên đã mua vé máy bay về nước.
Sau khi xuống sân bay Nội Bài vào chiều 11/3, anh H khai báo y tế sau đó bắt xe khách về quê Nghệ An.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng Nghệ An đã tổ chức chốt chặn lúc nửa đêm để đưa xe khách vào khu cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm đối với anh H. Lúc dừng được xe, đã có 9 người trên xe xuống dọc đường. Kết quả xét nghiệm lần 1 của anh H vào chiều tối 12/3 là âm tính với virus corona (Covid-19).
Theo danviet.vn
Dịch bệnh Covid-19: Người trẻ cần có trách nhiệm với cộng đồng
Không chia sẻ thông tin gây hoang mang cho cộng đồng, không tung tin giả về dịch bệnh Covid-19, tự giác khai báo thông tin trung thực khi về từ vùng dịch... là những thông điệp được nhiều người trẻ lên tiếng trong thời gian này.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM làm video tuyên truyền rửa tay để phòng, chống Covid-19 - Khiết Trường
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp ở trong nước khi số ca dương tính đã lên tới hơn 35 người, số ca nghi nhiễm là hàng trăm khiến nhiều người trẻ không khỏi lo lắng.
Dù vậy, là tầng lớp tiếp cận nhiều với mạng xã hội, khi nguồn thông tin trái chiều được cập nhật thường xuyên, nhiều người cho rằng chính giới trẻ cũng phải biết chọn lọc và có tư duy phản biện trước khi chia sẻ thông tin để tránh gây tâm lý hoang mang cho người khác.
"Mấy ngày nay, khi lướt các trang mạng xã hội mình thấy mọi người toàn đưa thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19. Trong đó nhiều bạn sẵn sàng chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, như vậy vô tình sẽ khiến nhiều người thêm lo lắng. Để phòng chống dịch bệnh, trước hết mỗi người phải ý thức được mỗi thông tin mình đưa lên mạng xã hội, hãy đưa thông tin đúng và chia sẻ từ những trang chính thống", Trần Ngọc Anh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ.
Theo Ngọc Anh, những thông tin thất thiệt xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội đã tạo ra hiệu ứng "tâm lý đám đông". Nhiều người lo lắng đã đổ xô đến các siêu thị để mua đồ ăn dự trữ, chen chúc mua khẩu trang y tế trong khi điều quan trọng nhất để làm lúc này chính là hạn chế đến những nơi đông người, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ngọc Anh cho rằng ý thức của mỗi người là rất quan trọng trong công tác phòng chống bệnh. "Hãy hạn chế không tới những nơi đông người trong lúc này. Hãy ngưng chia sẻ thông tin giả gây tâm lý hoang mang là cách mỗi người chúng ta góp sức chống dịch lúc này", nữ sinh viên nói.
Trong khi đó, là học sinh lớp 12, Phạm Lê Thanh Trúc (Trường THPT Gò Vấp) cũng cho biết bản thân không khỏi lo lắng khi phải nghỉ học nhiều vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, thay vì hoang mang, Trúc đã học cách sống tích cực trong thời gian này.
Không tụ tập bạn bè, đi chơi, du lịch, hạn chế ra ngoài... Trúc dành phần lớn thời gian để ôn tập bài vở, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
"Trước tiên, để chủ động phòng tránh dịch bệnh em đã tăng cường tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Mỗi học sinh cũng nên hợp tác, trung thực với nhà trường khi khai báo thông tin di chuyển trong thời gian gần đây để giúp cộng đồng kiểm soát được những đối tượng nguy cơ, như vậy là chúng ta đã chung tay phòng, chống Covid-19", Trúc nói.
Trong khi đó, là Bí thư Đoàn Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, thạc sĩ Ngô Lê Mạnh Hiếu nhận định bệnh viêm phổi cấp do vi rút SARS-CoV-2 gây ra là một trong những dịch lớn và tình trạng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Nên trước hết mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm và kỹ năng phòng vệ bản thân trước dịch bệnh.
Anh Hiếu cho biết trường đã triển khai rất nhiều chương trình để tuyên truyền ý thức phòng dịch bệnh Covid-19 đến sinh viên. Cụ thể, trường đã đặt hàng đội văn nghệ để thực hiện các chương trình tuyên truyền đến sinh viên. Các sản phẩm tuyên truyền cũng được thiết kế trực quan, sinh động, theo các xu hướng, công cụ mà giới trẻ thường xuyên sử dụng như Facebook, YouTube, Tiktok... để tiếp cận hiệu quả hơn.
Theo Thanh niên
Ngăn dịch Covid-19: Thật sự lo lắng với những người vô ý thức Thông tin một số người từ vùng dịch Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam lại khai báo gian dối, trốn, né hoặc không tuân thủ quy định cách ly... khiến bạn đọc Báo Thanh Niên tức giận. Khu vực cách ly riêng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất sau khi sàng lọc các khai báo y tế - Ảnh: Độc Lập...