Nghệ An: Người dân than trời vì trại lợn Đại Thành Lộc ô nhiễm nặng
Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng liên quan đến trại lợn Đại Thành Lộc, hàng trăm người dân xã Nam Hưng tiếp tục đứng lên phản đối gay gắt.
Hồ Tràng Đen ô nhiễm trầm trọng kể từ thời điểm trại lợn của Đại Thành Lộc đi vào hoạt động.
Vấn đề nóng xảy ra trên địa huyện Nam Đàn (Nghệ An), lạ thay lãnh đạo nơi đây lại khẳng định đó là việc của tỉnh.
Bức tử môi trường
Chịu cảnh “sống chung với lũ” cả chục năm, đến tận thời điểm này người dân tại địa bàn xã Nam Hưng (Nam Đàn, Nghệ An) vẫn chưa tài nào thoát ra khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường do trại lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc gây nên.
Theo tìm hiểu của PV NNVN, trang trai nói trên co tông diên tich khoảng 26 ha, trong đo phân xây dưng cơ bản tầm 8 ha, con lai đê trông cây xanh và xư ly môi trương.
Người dân Nam Hưng chỉ đích danh trại lợn siêu nạc của Đại Thành Lộc là tác nhân chính.
Mô hinh được trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài. Những tưởng có sự đầu tư bài bản, ra tấm ra món ngay từ ban đầu trại lợn của Đại Thành Lộc sẽ trở thành hình mẫu điển hình trong việc áp dụng chăn nuôi quy mô lớn.
Tuy nhiên thực tế lại diễn tiến hoàn toàn trái ngược, đến nay nỗi lo ngày càng hiện rõ.
Video đang HOT
Được biết, toàn bộ trang trại nằm trên đồi Cột Cờ, vị trí thượng nguồn đập Ba Khe, nơi nguồn nước chảy ra hồ Tràng Đen. Theo những người tường tận, nguyên do ô nhiễm bắt đầu từ đây:
“Chăn nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt khi triển khai với quy mô lớn như trang trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc. Thông thường để đảm bảo tiêu chí vệ sinh môi trường nhất thiết phải bố trí ở vị trí phù hợp, đòi hỏi phải cách xa khu dân cư, xa nguồn nước.
Việc rõ rành rành ai ai cũng biết, chẳng hiểu lãnh đạo tỉnh Nghệ An dựa vào đâu lại chấp thuận chủ trương cho chủ đầu tư xây dựng hệ thống trang trại ở thượng nguồn…”, một hộ dân tại xã Nam Hưng thắc mắc.
Nước hồ đen kịt khiến chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất gần như không còn tác dụng.
Không chấp nhận sống trong điều kiện bất an, hàng loạt đơn thư kêu cứu được phát đi liên hồi, đáp lại phía chính quyền và cơ quan chuyên ngành cũng có những động thái vào cuộc nhất định, đi kèm là một số hình phạt cụ thế, dù vậy mấu chốt vấn đề lại chưa được giải quyết triệt để.
Từ những điều mắt thấy tai nghe, PV nhận thấy phản ánh của người dân hoàn toàn có cơ sở. Quan sát thực tế không thể phủ nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra từng ngày từng giờ, việc phải chịu trận hết năm này qua năm khác quả thực là cực hình.
Bức xúc dâng cao
Đưa lên bàn bạc không biết bao nhiêu bận nhưng nút thắt mãi chưa có hướng tháo gỡ, mọi thứ cứ thế căng như dây đàn luôn chực trờ bung đứt bất kỳ lúc nào.
Điều gì đến phải đến, mới đây cả trăm người dân trong vùng liên đới đã mang theo băng rôn lục đục gọi nhau kéo ra hồ Tràng Đen, từ đây nhanh chóng di chuyển tiếp đến trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc quyết làm cho ra nhẽ.
Sống trong cảnh bất an kéo dài là nguyên do dẫn đến việc đứng lên đòi quyền lợi (ảnh cắt từ video).
Dưới cái nóng gay gắt của ngày hè oi bức, những cái đầu nóng càng thêm phần bốc hỏa. Không khí căng thẳng đến mức lãnh đạo huyện Nam Đàn, xã Nam Hưng cùng những người có trách nhiệm phải ngồi lại cùng nhau.
Tại buổi đối thoại, một số kiến nghị, định hướng trong thời gian tới đã được bàn đến, dù vậy tình hình chưa ngã ngũ.
Đề cập đến nội dung “nhạy cảm”, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phía cơ quan chuyên môn đã vào cuộc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra, hiện tại đang chờ kết luận sau cùng.
Nội dung trên băng rôn cho thấy sự việc rất nghiêm trọng (ảnh cắt từ video).
Được biết, Sở TN-MT chịu trách nhiệm chủ trì đoàn kiểm tra chuyên ngành, thành phần tham gia có đại diện lãnh đạo huyện Nam Đàn và đầy đủ các ban, ngành khác có liên quan.
Theo tìm hiểu của NNVN, hiện trại lợn thịt siêu nạc tại xã Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc đáp ứng quy mô 1.700 lợn nái ngoại, 20 lợn đực giống và trên 3.000 lợn con. Vấn đề của đơn vị này không chỉ gói gọn quanh tình trạng ô nhiễm môi trường, thực chất việc kinh doanh cũng để lại nhiều điều tiếng.
Không riêng gì vấn đề ô nhiễm, hiện Đại Thành Lộc còn vướng vào nghi vấn liên quan đến việc cấp giống nhiễm bệnh tai xanh cho nhiều khách hàng trên địa bàn Nghệ An.
Không hẹn mà gặp, vừa qua một số khách hàng thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa cùng đồng loạt phản ánh chất lượng đầu vào của đơn vị này, cụ thể là tổng đàn lợn hơn 900 con với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Trước đó, qua xét nghiệm các mẫu phẩm (hộ dân cung cấp – PV) đã phát hiện dương tính với virus tai xanh.
Sớm giải quyết tình trạng ùn ứ rác thải ở Vĩnh Long
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp thu gom rác thải, cải thiện cảnh quan môi trường nhưng việc xử lý rác thải và thu gom rác thải đang là vấn đề nan giải, nhức nhối trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Bãi rác tỉnh Vĩnh Long gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường chung quanh.
Cứ vài năm, tỉnh lại phải đưa vào vận hành bãi chứa rác mới, tạo thành một bãi rác khổng lồ, rác chất "thành núi", gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Thành phố Vĩnh Long là trung tâm hành chính và là đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, ở các tuyến kênh rạch trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mặc dù, việc thu gom rác được các cơ quan chức năng thực hiện hằng ngày, nhưng do ý thức của người dân và các phương tiện thu gom rác thải còn thiếu nên vấn đề vứt rác tràn ngập trên vỉa hè, dưới lòng kênh vẫn diễn ra khá phổ biến. Còn tại huyện Long Hồ, việc thu gom rác đã giao cho một doanh nghiệp trúng thầu nhưng nhiều người dân ở các chợ phản ánh tình trạng nơi chứa rác quá tải mỗi ngày khiến cho mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả khu chợ.
Một người dân ở chợ xã Thanh ức (xã Thanh ức, huyện Long Hồ) cho biết: Do lượng rác ngày càng nhiều, nhiều người dân vứt rác không vào thùng, vung vãi ra bên ngoài dẫn đến gây ô nhiễm nặng. ặc biệt, bãi rác đặt ngay nơi ra vào chợ cho nên trời nắng thì ruồi nhặng bu kín, trời mưa thì nguồn nước đen kịt chảy ra đường bốc mùi hôi thối... Còn anh Lê Thành Hiền, một người dân ở xã Thanh ức cho biết: Từ nhiều năm qua, xe rác thường đến lấy rác hai ngày một lần nhưng hôm nào rác nhiều thì cũng không xử lý được hết. Không chỉ nơi đây, nhiều nơi khác, xe thu gom rác chỉ lấy rác trong thùng, rác rơi ra ngoài họ không dọn hết làm mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Trước đó, tỉnh Vĩnh Long đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý rác công nghệ cao do Công ty CP Xây dựng Phương Thảo làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư 192 tỷ đồng, công suất 200 đến 300 tấn rác/ngày. ến năm 2012, công ty được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, tăng vốn lên 238 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào đầu năm 2013. ể thực hiện dự án này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VDB Cần Thơ) đã cho công ty vay 200 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, công nghệ từ châu Âu. Tuy nhiên, sau khi khánh thành vào năm 2013, nhà máy chỉ hoạt động một phần năm công suất thiết kế nên không đủ chi phí vận hành, trả lương cho công nhân. Cầm cự được khoảng chín tháng, nhà máy đã "đắp chiếu". Vào những ngày này, khi đi vào bãi rác tỉnh Vĩnh Long, hình ảnh "núi rác" hiện lên sừng sững trước mặt. Mùi hôi bốc ra từ bãi rác lan ra cả một khu vực rộng lớn.
Giám đốc Công ty cổ phần Công trình công cộng Vĩnh Long Ngô Thành Thía cho biết, do bãi rác đã quá tải, tháng 5-2020, tỉnh Vĩnh Long đã đưa vào hoạt động bãi chôn lấp rác số 3 với diện tích khoảng 4,6 ha, có sức chứa 200 nghìn tấn. Nếu lượng rác như hiện nay thì chỉ đổ rác vài ba năm nữa là đầy. ể giảm lượng rác, công ty cũng đã nghiên cứu đưa vào vận hành hai máy sàng rác để lọc ra rác thải nhựa và đất phân; kêu gọi những doanh nghiệp làm phân hữu cơ phối hợp sản xuất để bãi chôn lấp rác số 3 này có thể thêm vài năm nữa. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp "cầm cự" khi chưa có nhà máy xử lý rác.
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, hiện tỉnh đang giao Sở Kế hoạch và ầu tư tham mưu UBND tỉnh xúc tiến mời gọi nhà đầu tư có năng lực thực hiện đầu tư xử lý rác với công nghệ cao, hiện đại. Do đó, để tiếp nhận rác thải sinh hoạt trong giai đoạn bãi rác số 2 đang quá tải, UBND tỉnh đã có văn bản thống nhất tiếp tục đầu tư thực hiện bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh số 3 để tiếp nhận rác trong thời gian tỉnh xúc tiến mời gọi nhà đầu tư, xử lý rác với công nghệ cao hơn, với diện tích khoảng 4,63 ha, sức chứa 200 nghìn tấn để xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. ồng thời, Công ty cổ phần Công trình công cộng Vĩnh Long phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của bãi chôn lấp rác số 3 như: thường xuyên phun xịt chế phẩm xử lý mùi, xử lý nước rỉ rác bảo đảm đạt quy chuẩn môi trường...
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, để có một nơi xử lý rác vệ sinh, an toàn và bền vững, tỉnh đang thực hiện các giải pháp như: Triển khai rà soát, cập nhật quy hoạch khu liên hợp xử lý chất thải rắn Hòa Phú, đề xuất các dự án giảm ô nhiễm môi trường khu vực dự án như: Hàng rào cây xanh cách ly, đầu tư hệ thống đường nội bộ, công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước... Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác sinh hoạt số 3 chỉ là giải pháp tạm thời, giải quyết nhu cầu bức xúc hiện tại, còn về lâu dài là tỉnh sẽ tiếp tục mời gọi nhà đầu tư có năng lực thực hiện đầu tư xử lý rác với công nghệ cao, hiện đại trên địa bàn tỉnh.
Bình Phước: Nước máy sinh hoạt biến màu đỏ, người dân kêu cứu Sau thời gian bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn nước bất ngờ bị cắt, nhưng không có bất kỳ thông báo nào khiến nhiều hộ dân phải "kêu cứu" chính quyền địa phương. Hệ thống đường ống được cho là bị vỡ khiến nước máy liên tục gặp sự cố. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN) Hai ngày qua, cuộc sống nhiều hộ dân tại...