Nghệ An: Người dân lại đổ xô bắt đỉa bán cho thương lái với giá cao
Với giá thu mua từ 450-600 nghìn đồng/kg, nhiều người dân ở các xã vùng cao của huyện Quế Phong đã đổ xô ra đồng bắt đỉa bán cho thương lái.
Người dân Quế Phong ra đồng bắt đỉa bán cho thương lái thời điểm tháng 7/2015. Ảnh tư liệu
Thời gian gần đây người dân trên địa bàn các xã Châu Thôn, Châu Kim, Tiền Phong, Hạnh Dịch… (Quế Phong) rủ nhau đi bắt đỉa về bán cho thương lái với giá cao.
Bà Nguyễn Thị M. ở xã Châu Thôn và chị Vi Thị Ph. ở xã Tiền Phong cho biết: Mới đây khi đi các các cánh đồng thuộc xã Châu Thôn và Tiền Phong, 2 người thấy người dân đang dò tìm ở bờ ruộng và vũng trâu đằm để bắt đỉa. Thấy bất thường 2 người trên hỏi thì được những cho hay, họ bắt đỉa để bán cho thương lái với giá từ 400.000 đồng – 660.000 đồng.
Theo một người dân bắt đỉa cho biết, sau khi họ gom lại sẽ có 1 vài thương lái tại địa phương 2 – 3 ngày đến thu gom 1 lần và khoảng 1 tuần thì thương lái ở dưới xuôi lên gom toàn huyện. Giá cả tùy thuộc vào thị trường và thương lái các cấp mà giao động từ 400. 000 đồng – 600. 000/đồng/kg.
“Chúng tôi tranh thủ khi chưa vào mùa, thấy người ta đi thu mua đỉa với giá từ 400 000 đồng-600.000đồng/ kg nên rủ nhau đi bắt kiếm thêm tiền chi phí cho cuộc sống. Nghe họ nói đỉa sau khi được thu gom sẽ bán sang Trung Quốc. Nếu ai bắt giỏi và may mắn thì cũng được 1 ngày 200 000 đồng – 250 000 đồng trong khi đi làm thuê cũng chỉ được 1 ngày từ 100.000 đồng – 120.000đồng”.
Video đang HOT
Đỉa được thu mua với giá khá cao. Ảnh tư liệu.
Ông Vi Văn Tiến, trưởng bản Tạng, xã Tiền Phong cho biết: ‘Trước đây các thương lái thường lên bản Tạng và các bản lân cận thu mua đỉa một cách công khai, thời gian này thì ít hơn”. Tuy nhiên ông Tiến cũng cho biết, vẫn thấy người dân đi bắt đỉa nhưng không biết họ bán cho ai, ở đâu và để làm gì.
Trước sự việc này thì ông Võ Khánh Toàn, chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết : “Trước đây có thông tin thương lái các nơi khác đến thu mua đỉa một cách bất thường thì xã đã chỉ đạo cho Ban công an kiểm tra, nếu không có giấy phép thì trục xuất khỏi địa bàn. Chúng tôi cũng tuyên truyền cho nhân dân, nếu có người lại đến địa bàn thu mua đỉa, lá chua ke, râu ngô non…thì người dân phải cảnh giác và báo cho chính quyền biết để kịp thời xử lí”.
Ngoài xã Tiền Phong và Châu Thôn, một cán bộ của xã Châu Kim cho biết, họ cũng có nghe thông tin thương lái đến địa bàn thu mua đỉa, tuy nhiên việc cấm cho các thương lái thu mua đỉa cũng khó nên xã chỉ tuyên truyền cho người dân để nâng cao cảnh giác.
Theo Hùng Cường (Báo Nghệ An)
Nghệ An: Xúm tay "giải cứu' vịt cho nông dân, giá 70.000 đồng/con
Từ đầu tháng 6.2017 tới nay, giá vịt ở huyện Yên Thành (Nghệ An) rớt thê thảm khiến cho nhiều người nuôi lâm vào cảnh nợ nần. Vì giá quá rẻ nên họ chỉ trông chờ vào những "nhóm thiện nguyện" để chung tay giải cứu vịt cho bà con xứ Nghệ. Với chỉ 70.000 đồng/kg, đàn vịt 'tồn đọng" của bà con trong tỉnh đã nhanh chóng được tiêu thụ hết veo...
Người dân đã xúm tay vào để giải cứu vịt cho bà con nông dân
Ngay sau khi thông tin giá vịt của các hộ nuôi vịt ở huyện Yên Thành (Nghệ An) rớt thê thảm, anh Nguyễn Hùng Cường - Trưởng nhóm thiện nguyện ở huyện Quế Phong đã liên hệ với rất nhiều hộ gia đình nuôi vịt ở Yên Thành để nhận "giải cứu" vịt. Chỉ trong một thời gian ngắn từ ngày 12.6 đến ngày 16.6, nhóm thiện nguyện ở huyện Quế Phong đã giải cứu được hơn 2.000 ngàn con vịt cho bà con.
Anh Nguyễn Hùng Cường - Trưởng nhóm thiện nguyện huyện Quế Phong chung tay "giải cứu" vịt giúp bà con nông dân huyện Yên Thành (Nghệ An)
"Ngày 6.6 vừa qua báo Dân Việt đã thông tin về việc các chủ trang trại nuôi vịt kêu cứu vì giá vịt rớt thê thảm, tôi đã mạnh dạn liên hệ với các chủ trang trại nuôi vịt ở huyện Yên Thành và kêu gọi một số anh em trong nhóm thiện nguyện ở huyện Quế Phong đồng hành cùng bà con. Trong chuyến đầu tiên đưa hơn 200 con vịt lên huyện Quế Phong tôi cũng lo lắm, sợ bà con nơi đây không mua vì trên này có giống vịt bầu thơm ngon"- anh Cường nói
Theo anh Cường, ngay sau khi anh và nhóm kêu gọi bà con chung tay hỗ trợ người nông dân, chỉ trong vòng có 2 tiếng đồng hồ, hơn 200 còn vịt đã được tiêu thụ tại Quế Phong. Và cứ thế những chuyến xe chở vịt tiếp theo cũng đã nhanh chóng hết trong mấy giờ liền.
Theo anh Cường, giá vịt "giải cứu" các chủ trang trại định giá chỉ 70.000 ngàn đồng con, không kể cân nặng. Nên chỉ cần đưa vịt lên là người dân huyện Quế Phong tiêu thụ hết.
Đàn vịt hơn 200 con của nông dân đã được giải cứu hơn 2 giờ đồng hồ
Cũng như huyện Quế Phong, huyện miền núi Tương Dương cũng chung tay "giải cứu" vịt cho người nuôi vịt ở huyện Yên Thành. Các thầy cô giáo nơi đây ngay sau khi nghe thông tin giá vịt rớt thảm đã chủ động liên hệ với các hộ dân nuôi vịt "đặt hàng" họ. Và cũng chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, hơn 200 con vịt đã được các thầy cô giáo ở Trường THPT Tương Dương 2 mua hết.
Trao đổi với Dân Việt, anh Đoàn Đại Cương - Bí thư Đoàn trường THPT Tương Dương 2 tâm sự: "Biết bà con nông dân nuôi vịt nhưng giá rớt thảm quá nên tôi cùng một số đồng nghiệp đã tập hợp lại đặt mua cho bà con, không ngờ nhiều người hưởng ứng theo. Người đặt mua nhiều nhất là 10 con...người ít thì 2 con. Thời gian tới tôi còn vận động người dân trên địa bàn chung tay giải cứu thêm vịt nữa cho bà con đỡ khổ.
Theo Danviet
Lốc xoáy làm sập nhà dân tại Nghệ An Chiều 3/5, mưa đá kèm theo lốc xoáy xảy ra tại các huyện miền núi Nghệ An làm sập một số nhà dân, nhiều cây xanh bị gãy. Một nhà dân tại xã Tiền Phong (huyện Quế Phong) bị lốc làm sập trong chiều 3/5. Ảnh: CTV. 15h ngày 3/5, trận mưa đá (hạt đá 1cm) kèm lốc xoáy xảy ra tại xã...