Nghệ An: Ngư dân tử vong vì bị thuyền thúng… rơi trúng đầu
Chiều ngày 13/8, thông tin từ lãnh đạo xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa có một người tử vong khi đánh bắt cá trên biển. Nguyên nhân được xác định do chiếc thuyền thúng rơi trúng đầu.
Sau khi thuyền vào đến đất liền, thi thể anh T. được bàn giao cho gia đình, 2 thuyền viên còn lại được đưa đi bệnh viện điều trị.
Thông tin ban đầu, rạng sáng ngày 12/8, tàu cá NA 92828 TS do anh Trần Văn Tài (trú tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm thuyền trưởng, cùng nhiều thuyền viên khác đang đánh bắt hải sản trên biển.
Trong lúc dùng dây tời để kéo thuyền thúng lên thuyền lớn, không may dây tời bị đứt, thuyền thúng rơi trúng người và dây tời đánh vào đầu ngư dân Nguyễn Văn T. (27 tuổi), trú tại xóm 7, xã Quỳnh Thuận.
Do vết thương quá nặng, anh T. tử vong sau đó. Vụ việc cũng khiến hai ngư dân khác trên tàu bị thương.
Chiều cùng ngày, tàu cá NA 92828 TS chở nạn nhân cập cảng Lạch Quèn.
Được biết, anh T. là lao động chính của gia đình, chuyên nghề đi biển. Vợ anh T. không có công việc ổn định, có 2 con nhỏ (cháu lớn 3 tuổi và một cháu mới 7 tháng tuổi), hoàn cảnh khó khăn.
Hiện, gia đình đang làm thủ tục mai táng nạn nhân theo phong tục địa phương.
Cậu bé ốc tiêu trở thành ông chủ xưởng may lớn ở TP.HCM
Tự nhận mình là "con cừu đen" xấu xí trong bày cừu khi còn nhỏ; sau nhiều nỗ lực cố gắng, cậu bé ốc tiêu xứ Nghệ ngày nào trở thành ông chủ xưởng may lớn ở TP.HCM.
Cậu bé ốc tiêu xứ Nghệ ngày nào trở thành ông chủ xưởng may lớn ở Sài Gòn - LÊ NAM
Video đang HOT
Anh Phạm Quang Anh, 35 tuổi (quê Nghệ An) hiện là ông chủ xưởng may lớn tại Q.Tân Bình, TP.HCM. Anh chủ trẻ khiến nhân viên và công nhân trong xưởng nể phục vì trong đợt dịch bệnh vừa qua, công ty không những không bị đình trệ, nhân viên không phải nghỉ việc mà còn được tăng ca, thêm giờ làm khiến doanh thu lên gấp 30 lần trước dịch Covid-19 nhờ sáng tạo và sản xuất được khẩu trang vải kháng khuẩn.
Không chỉ nhận được các đơn hàng trong nước, đơn vị của anh còn chốt được nhiều đơn hàng độc quyền, xuất khẩu hàng triệu chiếc khẩu trang sang nước ngoài. Ai nấy trong xưởng đều vui mừng vì ngoài lương ra còn có thưởng.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ tươi tắn, lạc quan của ông chủ xưởng may có dáng người nhỏ con ấy từng là một tuổi thơbị trêu chọc và không mấy suôn sẻ.
Từ suýt đúp lớp 1 đến đại diện tỉnh thi học sinh giỏi
Nhớ lại những ngày còn nhỏ, Quang Anh tự hỏi không hiểu sao ngày xưa lại "cùi bắp" như thế: "Học lớp 1 nếu không được chú xin cho mình đã bị đúp học. Người nhỏ con ốm yếu, lúc nào cũng lơ ngơ; cầm chén cơm hay làm bể, làm rớt; đi đường hay đụng chỗ này chỗ kia, mặt mũi trầy suốt...", anh nhớ lại. Anh còn tự nhận mình là "con cừu đen" trong một bầy cừu, nhưng thậm chí còn là con cừu xấu xí chứ không phải bình thường. "Mọi người đều nói 'thằng bé này tương lai u ám lắm, không có nhiều triển vọng", Quang Anh kể.
Tuy bị bạn bè, hàng xóm trêu trọc nhưng bù lại anh nhận được sự yêu thương của gia đình. "Ông bà thấy vậy thương lắm, lúc nào cũng động viên cháu. Nhất là mẹ, ai chê thì chê chứ mình làm gì mẹ cũng khen". Có lẽ chính điều nhỏ bé phi thường ấy đã giúp cậu bé ốc tiêu "kích hoạt" con người thật sự bên trong để anh dần thay đổi.
Bị thua thiệt bạn bè khi còn nhỏ nhưng cậu bé ốc tiêu ngày nào luôn được bố mẹ che chở, động viên và dành nhiều sự yêu thương - NVCC
"Hồi năm lớp 4, mình từng có ước mơ táo bạo là một ngày nào đó được tỉnh cử cho một máy bay về đón đi thi học sinh giỏi quốc gia ở Hà Nội. Lúc đó cứ mơ và thích được vậy đó". Thế rồi, giấc mơ tưởng như hoang đường của cậu bé ốc tiêu ngày nào cũng trở thành hiện thực. Năm lớp 12, Quang Anh đại diện cho tỉnh nhà đi thi học sinh giỏi quốc gia và đạt giải nhì môn sinh học. Trước đó, do điều kiện quá khó khăn, anh theo cha me vào Bình Phước làm kinh tế mới từ năm lớp 6.
Quang Anh ngày học tiểu học... - NVCC
"8 năm sau mới đạt được mục tiêu đó. Chỉ tiếc là không có máy bay để đưa đi nữa vì cơ chế thay đổi, ai ở Tỉnh nào thì thi tại tỉnh đó. Mình ở nhà bắt đi xe đò cái đi thi cái xong về thôi", anh cười khì khì.
'Ai bảo nghèo là không thể thành công?"
Sau khi trở thành cử nhân ngành công nghệ sinh học, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, anh định hướng mình sẽ theo con đường nghiên cứu khoa học và học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ để trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu sinh. Một ngày đẹp trời, khi sắp đến lúc làm đề cương để tốt nghiệp thạc sĩ, anh nhận thấy mình chọn sai con đường... Chàng trai xứ Nghệ quyết định táo bạo là bỏ ngang việc học để vừa đi dạy thêm, vừa kiếm đường khởi nghiệp.
Trước khi chính thức là thành ông chủ xưởng may, Quang Anh từng có thời gian làm cộng tác viên truyền thông. Thời gian đó, anh được gặp và phỏng vấn nhiều người chủ thành đạt trong nhiều lĩnh vực khác, từ thực phẩm, nhà hàng cho đến sản xuất giày dép, quần áo... Lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp từ những người thành công, hầu hết đều xuất phát từ hai bàn tay trắng; anh ngộ ra rằng, không quan trọng xuất phát điểm từ đâu, chỉ cần nỗ lực học hỏi, phấn đầu rèn luyện thì đều có cơ hội để thành công.
Anh Quang Anh làm việc tại xưởng may tại Q.Tân Bình, TP.HCM - LÊ NAM
Khoảng năm 2010, anh tự mở công ty và trở thành giám đốc lúc 25 tuổi. Ban đầu, công việc chỉ nhận các đơn hàng về, sau đó đặt lại các xưởng may và hưởng phần trăm từ mỗi đơn hàng đó. "Giám đốc nhưng kiêm luôn cả bốc vác. Làm tối mặt nhưng vẫn không đủ tiền ăn mà vẫn phải đi dạy kèm thêm mỗi tối, công việc từ thời sinh viên để có tiền trang trải sinh hoạt", anh tâm sự.
Những va vấp đầu đời không làm anh nản chí. Cho đến một ngày, anh tìm ra được vấn đề của kinh doanh và học hỏi được nhiều giải pháp từ những người đi trước. Đến đầu 2014, sau 4 năm mở công ty, lần đầu tiên Quang Anh thuê được một nhân sự làm việc cho mình. Các năm tiếp theo, số nhân công tăng dần lên gấp đôi, gấp ba... Hiện tại, nếu cộng cả nhân sự đối tác thì công ty đang đảm bảo công ăn việc làm cho khoảng gần 300 nhân sự.
Trước đây, xưởng may của ông chủ xứ Nghệ sản xuất chủ yếu mặt hàng đồng phục cho các công ty trong và ngoài nước. Nhờ chất lượng sản phẩm bền đẹp, sự uy tín trong quá trình làm việc mà anh Quang Anh tạo được nhiều mối quan hệ là bạn hàng. Tuy nhiên, mọi thứ vừa ổn định chưa lâu thì dịch bệnh ập đến, khiến chàng trai trẻ gặp không ít sóng gió...
Doanh thu tăng 30 lần nhờ may khẩu trang
Thời điểm khó khăn do dịch bệnh bùng phát, nhiều đối tác tìm đến anh để "rủ" làm khẩu trang do thị trường "phát sốt" với mặt hàng này. Tuy nhiên, bao nhiêu lời mời gọi thì bấy nhiêu lời từ chối. Anh nghĩ rằng "phải tập trung làm tốt công việc hiện tại chứ không nên nhảy lung tung sẽ không đi đến đâu cả".
Trong lúc ấy, anh Đào Tấn Điền, kỹ sư công nghệ sinh học, một người bạn đồng niên cùng lớp đại học của Quang Anh tìm đến ông chủ xưởng may và đặt vấn đề về một dự án khẩu trang kháng khuẩn với điểm khác biệt.
"Trước khi có quy định chung của Bộ Y tế thì khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất ra rất nhiều loại, một lớp có, hai lớp có, ba lớp có... Tuy nhiên, mình mong muốn sản xuất ra đúng dòng khẩu trang chuẩn tốt nhất cho cộng đồng và thực hiện từng kiểm định riêng lẻ. Ví dụ khả năng chống nước, khả năng chống UV, sản phẩm này đặc biệt tiệt trùng cho nên mình có kiểm định cả khả năng vô trùng, tức là sau khi tiệt trùng rồi thì sẽ kiếm tra thêm có thật sự vô trùng hay không", anh Đào Tấn Điền nói với phóng viên Thanh Niên.
Khẩu trang vải kháng khuẩn có nhiều ưu điểm giúp xưởng may đạt doanh số cao hơn 30 lần thời điểm làm việc trước dịch - LÊ NAM
"Những người khác muốn làm nhanh chóng để bán ra thị trường vì cơ bản lúc đó sản phảm này đang đắt như tôm tươi, mọi người tranh nhau mua. Tuy nhiên chất lượng không đảm bảo nên mình không làm. Còn Điền đưa ra một phẩm có định hướng sản xuất và phát triển rõ ràng, tỉ mỉ". Trước lời mời đầy thuyết phục, Quang Anh nghĩ: "nếu không làm với bạn mình về dự án này thì chắc chắn khi Điền làm được chiếc khẩu trang đó anh cũng tới mua cho vợ con, gia đình và mọi người trong công ty dùng". Thế rồi, cả hai bắt tay vào thực hiện.
Đơn hàng khẩu trang đầu tiên của một công ty phân phối dược phẩm với số lượng 12.000 chiếc. Ngay hôm sau một công ty dược khác cũng đặt 60.000 chiếc để tặng các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. "Tất các cũng đều do Điền mang về hoặc giới thiệu. Lúc đó mặc dù chưa có bất kì kiểm định gì, mình mới chỉ mang sản phẩm đi chào thôi nhưng cầm tận tay sản phẩm và lắng nghe quy trình sản xuất, họ lập tức đồng ý chốt đơn", ông chủ xưởng may vui vẻ nói.
Ông chủ xưởng may tháo vác, không ngại làm nhiều công việc nặng trong xưởng may - LÊ NAM
Những đơn hàng từ mối quen đầu tiên mang lại động lực, niềm tin để chàng ốc tiêu xứ Nghệ đặt những mục tiêu mới. "Sau khi kiểm định đều đạt kết quả tốt thì mình gửi sản phẩm cho các đối tác quen thuộc, bản thân mình làm trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu... Mọi người lập tức đặt số lượng hàng cực kì lớn, lên đến hàng triệu cái. Lúc đầu hai đứa dự kiến một tháng chỉ dự kiến sản xuất 30.000 cái, còn hiện tại một ngày đã hơn 100.000 cái", Quang Anh vui vẻ nói. Sau đó, anh phải đi tìm thêm nhà kho, tuyển thêm nhân sự thời vụ; hệ thống sản xuất cũng thay đổi để tập trung sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn phục vụ thị trường.
Khi được hỏi về doanh thủ, ông chủ xưởng may nói việc sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn đem lại con số doanh thu gấp 30 lần so với việc làm quần áo đồng phục ở thời điểm trước dịch. Đặt câu hỏi "sau này khi dịch bệnh hoàn toàn kiểm soát, kế hoạch của anh là gì?" - Ông chủ trẻ tuổi chia sẻ: "Nếu nhu cầu khẩu trang sao dịch vẫn còn, mình vẫn tiếp tục làm khẩu trang nhưng chắc chắn mảng may mặc truyền thống sẽ không bỏ. Nếu có quay trở lại là mặt hàng truyền thống thì chắc chắn mức độ phát triển phải cao hơn cả về quy mô lẫn chất lượng".
Trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho gia đình đại úy công an hy sinh khi bắt ma túy Tập thể cán bộ, chiến sỹ công an Nghệ An quyên góp ủng hộ gia đình đại úy Sầm Quốc Nghĩa hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy. Ngày 12/5, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đã đến thăm hỏi, trao tặng 2 sổ tiết kiệm tổng trị giá 1 tỷ đồng cho gia đình Đại úy Sầm Quốc Nghĩa,...