Nghệ An: Nắng nóng, hồ đập trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ
Nghệ An có 96 hồ chứa do doanh nghiệp quản lý, hiện chỉ còn 4 hồ chứa còn đầy nước, còn lại 82 hồ mực nước chỉ đạt trên 50%. Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 – 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn nước.
Hồ chứa nước Nhà Hữu ở xã Lam Sơn đã ở mực nước chết. Ảnh: Văn Trường
Trên cánh đồng xóm 14 xã Lam Sơn (Đô Lương) tất cả mặt ruộng đều nứt nẻ. Nông dân Trần Văn Quý cho hay: Gia đình có 8 sào đất, nhưng chỉ gieo cấy được 2 sào, còn 6 sào đang phải bỏ hoang do không có nước. 2 sào lúa vừa gieo cấy xong, do nước đập cạn kiệt nên bị khô hạn, nếu trời tiếp tục nắng nóng sẽ bị chết cháy.
Ông Lê Văn Biểu – Chủ tịch UBND xã Lam Sơn chia sẻ: Theo kế hoạch, vụ hè thu này xã Lam Sơn gieo cấy hơn 380 ha, nhưng đến thời điểm này chỉ gieo cấy được 300 ha, còn 80 ha do thiếu nước không thể gieo cấy. Hiện tại toàn xã có trên 70 ha lúa đã bị hạn ở vùng phụ thuộc nước hồ chứa.
Cũng theo ông Biểu, địa bàn xã Lam Sơn có 9 hồ chứa lớn nhỏ thì hầu hết cạn nước, đặc biệt các hồ chứa Bàu Khe, Đồng Hồ, Nhà Hữu đã trơ đáy. Nhiều người dân sống quanh khu vực này còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Bà con xã Giai Xuân, Tân Kỳ dùng máy bơm mi ni để “cứu” lúa. Ảnh: Văn Trường
Vụ hè thu này, Đô Lương gieo cấy trên 7.000 ha, hiện tại có khoảng gần 1.000 ha đang thiếu nước.
Video đang HOT
Ông Trần Ngọc Thuận – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương cho hay: Đô Lương có trên 90 hồ chứa lớn nhỏ thì chiếm 70% các hồ chứa do địa phương quản lý đã cạn kiệt nước, tập trung ở các xã Giang Sơn Đông, Hồng Sơn, Mỹ Sơn, Lam Sơn, Bài Sơn … Nếu trời tiếp tục nắng nóng kéo dài, Đô Lương sẽ có trên 2000 lúa bị hạn, chủ yếu tập trung ở vùng hồ chứa.
Hồ chứa nước Ba Trâu ở xã Kỳ Tân, Tân Kỳ chỉ còn khoảng 20% lượng nước trong lòng hồ không thể đáp ứng tưới lúa. Ảnh: Văn Trường
Đối với địa bàn huyện Tân Kỳ có 115 hồ đập lớn nhỏ, trong đó hiện có trên 70 hồ đập mực nước chỉ còn trên 30%, không thể cấp đủ nước tưới cho nhiều diện tích lúa.
Toàn huyện Tân Kỳ gieo cấy trên 4.700 ha lúa, đến thời điểm này có trên 600 ha lúa đã bị thiếu nước ở các xã Nghĩa Phúc, Nghĩa Hành, Giai Xuân, Đồng Văn…
Nhiều diện tích lúa ở xã Nam Giang, Nam Đàn nứt nẻ do thiếu nước. Ảnh: Văn Trường
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi , toàn tỉnh có 96 hồ chứa do doanh nghiệp quản lý mực nước đều thấp. Trong đó chỉ có 4 hồ chứa còn đầy nước, còn lại 82 hồ mực nước chỉ đạt trên 50%. Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 – 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn nước.
Hồ chứa nước Vệ Nông xã Vân Diễn, Nam Đàn thiếu nước trầm trọng. Ảnh: Văn Trường
Năm 2019 toàn tỉnh gieo cấy trên 85.000 ha lúa vụ hè thu, trong đó riêng diện tích vùng hồ chứa trên 15.000 ha. Hiện nay vùng hồ chứa bị khô hạn khoảng trên 3.000 ha, tập trung ở các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu …
Theo Baonghean
Trồng ngô sinh khối 1 năm làm 3-4 vụ, nhàn mà có thu nhập khá
Trên vùng bãi ngang, bãi bồi dọc 2 bên bờ sông Lam, nông dân ở các xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) lâu nay đã biết vận dụng cơ giới hóa vào trồng ngô nhưng không phải lấy bắp mà bán cả cây (sinh khối) cho các trang trại nuôi bò. Mỗi năm bà con trồng được 3 - 4 vụ, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Thoát nghèo nhờ trồng ngô sinh khối
Những ngày này, tại vùng bãi ngang, bãi bồi hai bên bờ sông Lam thuộc địa phận xã Định Sơn, Cẩm Sơn, nông dân nơi đây bắt đầu bước vào mùa thu hoạch ngô sinh khối. Bất chấp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, bà con nông dân vẫn đội nắng ra đồng thu hoạch ngô. Đặc biệt, vụ mùa năm nay, người dân đã tích cực đưa máy móc vào tận đồng ruộng, nhờ vậy thời gian thu hoạch, làm đất, gieo trỉa cũng nhanh gọn, tốn ít công sức hơn.
Trong lúc nhiều địa phương đang còn phải chờ một thời gian nữa mới đến thời kỳ thu hoạch ngô vụ xuân thì ở xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, người dân đã bước vào vụ thu hoạch và bắt đầu xuống giống ngô vụ xuân hè trên đất bãi ngang.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hoàn, trú tại thôn 7, xã Cẩm Sơn cho biết: "Vụ xuân này gia đình tôi trồng được 1,2ha ngô trên đất bãi ngang. Tôi thuê máy móc vào thu hoạch, cắt xong là đưa lên xe để phía nhà máy chở về trang trại nuôi bò sữa. Năm nay là năm đầu tiên tôi trồng ngô sinh khối, thấy không vất vả như người ta nói mà lại cho nguồn thu nhập ổn định, khoảng trên 100 triệu đồng/ha".
Bà Nguyễn Thị Hiền (ở xóm 3 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho hay, dù ngô trổ bông, nhưng không bán bắp mà bán nguyên cây cho các trang trại nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ảnh: Cảnh Thắng
Theo ông Hoàn, do gia đình không có nhiều lao động nên từ vụ xuân hè tới, ông sẽ thuê máy vào tận ruộng làm, chỉ trong một ngày có thể làm đất và gieo trỉa xong. Đến lúc ngô ngậm sữa thì thương lái đến tận nơi thu mua, rồi họ tự thuê người thu hoạch. So với việc trồng ngô thương phẩm, trồng ngô sinh khối vừa tiết kiệm chi phí, thời gian, vừa mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn.
Bà Nguyễn Thị Hiền (ở xóm 3 xã Đỉnh Sơn), cho hay: "Tôi cũng mới thu hoạch xong 5 sào ngô. Do đang lúc nông nhàn nên cả gia đình tôi cùng nhau ra đồng gieo ngô vụ mới. Năm nay thời tiết tuy khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhưng do chăm sóc tốt nên ruộng ngô vẫn xanh tốt, dự kiến gia đình tôi sẽ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm".
Điều khiến bà Hiền vui nữa là bà cũng như những bà con khác trong vùng đã có ký kết hợp đồng với các trang trại nuôi bò sữa nên dù ngô bị cháy hay bị mưa lớn, lốc xoáy quật đổ thì nhà máy vẫn thu mua, tuy giá rẻ hơn nhưng vẫn có thu nhập. "Khác với trồng ngô thương phẩm là phải chờ tới khi bắp già mới được thu hoạch, rồi hạt đẹp mới bán được giá tốt" - bà Hiền cho hay.
Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn cho biết: "Vụ xuân năm nay, xã chúng tôi có hơn 200ha bãi ngang, bãi bồi được người dân tận dụng trồng ngô sinh khối. Mặc dù có lúc xảy ra nắng hạn nhưng do sử dụng giống ngô tốt, chịu được khí hậu khắc nghiệt nên những ruộng ngô sinh khối vẫn cho năng suất cao. Hơn nữa, vụ mùa năm nay, bà con đã biết đưa máy cày, máy bừa vào đồng ruộng nên từ việc làm đất, gieo trỉa đến thu hoạch đều nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian, công sức so với làm thủ công".
Vụ xuân năm nay, người dân trồng ngô sinh khối thu hoạch được khoảng 35 tấn/ha, giá thị trường hiện khoảng hơn 30 triệu đồng/ha. "Bình quân mỗi năm người dân trồng 3 đến 4 vụ ngô sinh khối, tính ra một năm bà con có thu nhập ổn định 100 triệu đồng/ha" - ông Hiếu cho hay.
Trong khi đó, ông Đặng Đình Luận - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn thông tin: "Hiện nay, do lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp ở địa phương có xu hướng giảm nên người dân tập trung chuyển đổi một số diện tích vùng đất bãi để trồng ngô sinh khối cung cấp cho các trang trại nuôi bò. Trồng loại ngô này rất nông nhàn, không cần tốn nhiều thời gian thu hoạch, nhưng lại cho sản lượng cao, thu nhập ổn định. Vụ xuân vừa rồi, người dân đã đưa máy cày, máy bừa vào đồng ruộng nên trồng ngô nhàn lắm. Những công đoạn cực nhọc nhất thì đã có máy móc xử lý".
"Có vụ, toàn huyện gieo trồng được khoảng 2.180ha ngô sinh khối ở vùng bãi ngang, tập trung nhiều ở các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thạch Sơn... Trồng ngô kiểu này dễ làm, cho thu nhập ổn định nên thời gian tới chúng tôi cũng sẽ sớm quy hoạch vùng sản xuất ổn định cho bà con"- ông Luận cho biết thêm.
Theo Danviet
Bắc Kạn: Dân mất ăn mất ngủ tìm cách diệt sâu lạ "ăn" hết 300ha ngô Nông dân huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) hiện đang rất lo lắng khi gần 300ha ngô mùa bị "sâu lạ" gậy hại, trong khi thuốc diệt trừ không mấy hiệu quả. "Sâu lạ" thực chất là sâu keo, xuất hiện, lan rộng gây hại rải rác trên diện tích hơn 287ha ngô mùa của bà con nông dân. Theo phản ánh của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ số sedan điện Xiaomi SU7 đã bán
Ôtô
13:12:44 25/05/2025
Đại úy Lương Nguyệt Anh và Bảo Thanh làm rạng danh quê hương Bắc Giang
Sao việt
13:12:37 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Chàng trai 1m68 bị gia đình phản đối kịch liệt vì yêu cô gái 'khổng lồ' cao 2m2
Netizen
12:59:24 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025
Dayang VRS125 2025 Xe tay ga giá dưới 40 triệu với trang bị 'vượt phân khúc'
Xe máy
11:43:21 25/05/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết tuần mới, cơ hội nào sẽ gõ cửa bạn: Công việc, tiền bạc hay tình yêu viên mãn?
Trắc nghiệm
11:37:08 25/05/2025
Độc đáo tấm pin năng lượng mặt trời 2 trong 1
Thế giới số
11:35:22 25/05/2025