Nghệ An: Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trên quê Bác
Vụ Hè Thu năm 2019, Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn ( Nghệ An) thực hiện mô hình ‘Sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng’ với quy mô sản xuất 1.000m2.
Tham quan mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng tại xã Kim Liên.
Mô hình được triển khai tại hộ bà Nguyễn Thị Hà, xóm Sen 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Tham gia mô hình, hộ dân được hỗ trợ 40% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vật tư thiết yếu và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ.
Ngoài ra, cán bộ khuyến nông còn tập huấn kỹ thuật cho bà con và theo dõi chỉ đạo mô hình từ khi trồng đến khi thu hoạch.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Trạm Khuyến nông Nam Đàn, áp dụng sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng hạn chế được các tác nhân gây hại, cây luôn đủ ẩm, phân bón được cung cấp cân đối, hợp lý nên sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, trọng lượng quả cao hơn so với sản xuất đại trà.
Sau 3 tháng thực hiện, mô hình đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất bình quân đạt 4,05 tấn/1.000m2. Với giá thu mua tại ruộng ở thời điểm hiện tại là 45.000 đồng/kg, tính ra trừ chi phí đầu tư, năm đầu tiên sản xuất dưa lưới cho lãi 24.211.400 đồng/1.000m2 (tương đương 242.114.000 đồng/ha).
Thành công của mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng là cơ sở để bà con xã Kim Liên nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung xây dựng cơ cấu chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao hàng năm hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, từ đó phát huy thế mạnh sẵn có của vùng…
Theo doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP HCM vừa tổ chức cuộc họp báo công bố cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2019'.
Tại buổi họp báo, ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM, cho biết, cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm và ươm tạo các ý tưởng, dự án khả thi mang tính đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Đồng thời, giúp thực hiện hóa các ý tưởng, dự án thành các doanh nghiệp phát triển trên thương trường.
Cũng theo thông tin từ ông Hiệp, qua hai năm tổ chức, Ban tổ chức cuộc thi đã có gần 200 dự án đăng ký tham gia. Trong đó, Ban tổ chức đã hỗ trợ ươm tạo và kêu gọi đầu tư cho 9 dự án với tổng số tiền đầu tư gần 10 tỷ đồng.
Chia sẻ thêm về cuộc thi, ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, cho biết, đối tượng cuộc thi là các thanh niên, giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận có mong muốn khởi nghiệp, có ý tưởng, sản phẩm quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến và quản lý sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
"Cuộc thi năm nay chú trọng khả năng thương mại của sản phẩm. Các dự án không chỉ dừng lại sau khi tham gia cuộc thi, mà sẽ còn được đồng hành, hỗ trợ hoàn thiện công nghệ, sản phẩm để có thể thương mại hóa cũng như kêu gọi đầu tư từ các tổ chức", ông An nói.
Họp báo cuộc thi "Đổi mới sáng tạo - sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2019".
Được biết, các dự án tham gia cuộc thi sẽ thi theo hình thức cá nhân hoặc tập thể với số lượng thành viên không quá 5 người. Vòng sơ tuyển, sẽ trình bày ý tưởng, sản phẩm, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến và quản lý sáng tạo. Vòng bán kết chứng minh tính khả thi về mặt kỹ thuật và lợi ích kinh tế. Vòng chung kết các dự án sẽ trình bày kế hoạch kinh doanh.
Về cơ cấu giải thưởng, cuộc thi có 1 giải Nhất tổng trị giá 220 triệu đồng (gồm 50 triệu tiền mặt); 2 giải Nhì, tổng trị giá 170 triệu đồng (gồm 30 triệu tiền mặt); 2 giải Ba, tổng trị giá 120 triệu đồng (gồm 20 triệu tiền mặt) và các chi phí sử dụng cơ sở vật chất phục vụ triển khai dự án; tư vấn hoàn thiện quy trình công nghệ, nghiên cứu thị trường; đào tạo, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ quảng bá, thương mại sản phẩm. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 3 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng.
Các dự án đạt giải còn được ưu tiên xem xét, lựa chọn tham gia Chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao và Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo - SpeedUp của Sở KH&CN TP. HCM, với số tiền hỗ trợ lên đến 2 tỷ đồng/dự án.
Theo VietQ
Doanh nghiệp Thụy Sĩ muốn hợp tác với TP.HCM về đô thị thông minh Ông Urs Buchmann, Phó Chủ tịch Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) cho biết ngân hàng muốn giới thiệu doanh nghiệp đến tìm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đô thị thông minh ở TP.HCM. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến trao đổi với ông B. Fruithof, Giám đốc Điều hành Công ty...