Nghệ An livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm cam Vinh
Ngày 28/11, tại vườn cam Thiên Sơn, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An đã tổ chức livestream kết nối, tiêu thụ cam Vinh và đặc sản Nghệ An.
Giống cam Xã Đoài lòng vàng chính thức du nhập vào địa bàn xã Đồng Thành, huyện Yên Thành từ năm 2004, đến nay đã có khoảng 70 hộ dân tham gia trồng cam, với diện tích 130 ha, cho năng suất từ 20-25 tấn/ha.
Đây được xem là một giải pháp để quảng bá hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh cũng như các đặc sản khác của Nghệ An đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó nâng cao hình ảnh, vai trò, năng lực sản xuất các sản phẩm của tỉnh, tiến tới thúc đẩy phát triển công nghệ số và mở rộng giao dịch các mặt hàng nông nghiệp trên các sàn giao dịch điện tử.
Giống cam Xã Đoài lòng vàng chính thức du nhập vào địa bàn xã Đồng Thành, huyện Yên Thành từ năm 2004, đến nay đã có khoảng 70 hộ dân tham gia trồng cam, với diện tích 130 ha, cho năng suất từ 20-25 tấn/ha. Dù thương hiệu cam Đồng Thành đã được nhiều người biết đến nhưng đây là lần đầu tiên các trang trại cam được tiếp cận với cách thức quảng bá bằng livestream trực tiếp. Từ chương trình này, nhiều hộ dân trồng cam hy vọng người tiêu dùng khắp nơi trên cả nước sẽ biết đến cam Vinh – cam Đồng Thành nhiều hơn.
Ông Trịnh Xuân Giáo, chủ trang trại cam Thiên Sơn – một trong những trang trại cam lớn nhất xã Đồng Thành với hơn 17 ha cam, cho biết, với việc được lựa chọn là địa điểm tổ chức livestream kết nối, tiêu thụ cam Vinh, ông Giáo cùng các nhà vườn trồng cam ở xã Đồng Thành đều rất hào hứng. Điều họ mong muốn chính là thông qua kênh quảng bá, tiếp thị này mà người dân cả nước biết nhiều hơn đến thương hiệu cam Vinh. Họ luôn sẵn sàng mời người dân, khách hàng khắp nơi trong cả nước về vườn cam của mình để tham quan, kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Đây cũng chính là phương thức bán hàng hiện đại, thích ứng với tình hình dịch bệnh và xu hướng của thế giới.
Giống cam Xã Đoài lòng vàng chính thức du nhập vào địa bàn xã Đồng Thành, huyện Yên Thành từ năm 2004, đến nay đã có khoảng 70 hộ dân tham gia trồng cam, với diện tích 130 ha, cho năng suất từ 20-25 tấn/ha.
Nghệ An hiện có 4.735 ha cam, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 3.450 ha, sản lượng cam thu hoạch năm 2021 ước đạt 60.000 tấn. Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, người sản xuất cam đầu tư áp dụng công nghệ cao, áp dụng VietGAP, GlobaGAP, bao bì, nhãn mác… Đến nay, toàn tỉnh đã có 220 ha trồng cam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; hình thành được nhiều vùng sản xuất cam VietGAP, GlobalGAP, với trên 150 ha trồng cam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Là sản phẩm đặc sản nổi tiếng của Nghệ An, thời gian qua, sản phẩm cam Vinh đã được người tiêu dùng cả nước đón nhận và đánh giá cao. Đến nay cam Vinh đã được tiêu thụ tại các siêu thị lớn BigC; Winmart, Lottee… và các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch; bán qua các hội chợ thương mại; các nhà vườn bán cho đại lý các tỉnh, bán online qua mạng, sàn thương mại điện tử…
Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua thương lái địa phương thu mua để bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh vẫn đang là chủ yếu, chiếm khoảng 75-80%, giá trị không cao và tiềm ẩn nhiều bất cập.
Cây cam Vinh vẫn được xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đồng thời với phát triển sản xuất, thì các giải pháp thúc đẩy, tìm nguồn tiêu thụ ổn định, giá trị cao đang được Nghệ An tập trung triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Chương trình livestream quảng bá sâu rộng hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh nói riêng và các đặc sản Nghệ An nói chung tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An cho biết: Đây là chương trình livestream đầu tiên được đơn vị tổ chức nhằm quảng bá cho nông sản Nghệ An. Qua chương trình này, đơn vị mong muốn định hướng cho các trang trại, nhà vườn và cơ sở sản xuất nông sản chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng loại hàng hóa mục tiêu, từng bước hiện đại hóa công tác sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, đảm bảo nông sản được tiêu thụ trong chuỗi giá trị, đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu. Đặc biệt quan tâm, hướng dẫn sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP…
Ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Từ nay đến năm 2030, huyện sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cam lên tới 700ha. Hiện huyện cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các nhà vườn, trang trại xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Huyện cũng xây dựng và hoàn thiện quy hoạch cây có múi nói chung và cây cam nói riêng, từ đó xây dựng thành thương hiệu đặc trưng, được nhiều người biết đến.
Thời gian tới, Nghệ An vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, để thương hiệu cam Vinh đến với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Thực hiện kết nối với các tập đoàn kinh doanh, hệ thống siêu thị lớn, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để nâng tỷ trọng cam Vinh tiêu thụ thông qua các kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Đồng thời, phối hợp với các sàn thương mại điện tử trong nước mở các gian hàng bán sản phẩm cam Vinh trên sàn; hỗ trợ người trồng và kinh doanh cam nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm, bao bì, nhãn mác, kỹ năng bán hàng để thúc đẩy tiêu thụ thông qua các đại lý, bán hàng online, phấn đấu khoảng 40% tổng sản lượng cam Vinh được tiêu thụ qua kênh này.
Chương trình livestream quảng bá sâu rộng hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh nói riêng và các đặc sản Nghệ An nói chung tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động livestream nhằm tăng sự tương tác giữa người tiêu dùng với các đơn vị sản xuất, cung cấp, góp phần hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản Nghệ An. Đồng thời thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà sản xuất, cung ứng từ phạm vi, quy mô nhỏ lẻ, tự phát sang tư duy kinh doanh trên nền tảng số, nhằm đa dạng hóa phương thức bán hàng phù hợp với tình hình dịch bệnh và bối cảnh Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế số. Từ đó, góp phần từng bước đưa nông nghiệp Nghệ An tiến tới nền nông nghiệp số, tạo thị trường lớn, mở ra cơ hội mới cho người sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm cam Vinh nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung.
Ngoài sản phẩm cam Vinh được tổ chức livestream trực tiếp tại vườn, mới đây Nghệ An đã có thêm 6 sản phẩm nông sản được Wincommerce cam kết đưa vào chuỗi siêu thị Winmart và Winmart trên khắp cả nước. Bao gồm các sản phẩm: cam Vinh, lạc sen Diễn Châu, các sản phẩm từ sen, tương Sa Nam, rau sạch xứ Nghệ và hải sản Biển Quỳnh. Dự kiến trong tháng 12 tới đây, ngoài cam Vinh, sẽ có thêm 10 sản phẩm đặc sản khác của Nghệ An cũng sẽ được lên sóng trực tiếp để quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Nói về chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
LTS : Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu cho ngành nông nghiệp là: Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.
Nói về CĐS trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
Năng suất tăng, chi phí sản xuất giảm
Ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh), vợ chồng chị Nguyễn Thị Trâm, anh Nguyễn Đình Hải là những nông dân đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số để trồng rau sạch.
Chị Trâm cho biết: "Lương Tài là huyện thuần nông, người dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống cho nên giá trị sản xuất không cao. Năm 2014, tôi thành lập Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Hải Phong (Hải Phong Farm), năm 2016 mở rộng diện tích và đầu tư công nghệ để trồng rau sạch".
Với diện tích 5ha, chị Trâm đã dành 1,5ha để xây dựng nhà màng trồng dưa baby, ớt chuông, rau muống thủy canh nhà màng theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao.
"Hải Phong Farm dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển hệ thống máy tính chủ của trang trại. Với công nghệ này, quản lý trang trại sẽ cài đặt hẹn giờ để nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Cùng với đó, phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Trung bình, chúng tôi cài đặt hẹn tưới nhỏ giọt 8 lần/ngày, tùy từng loại cây trồng mà mỗi lần tưới từ 3 - 4 phút. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên cây trồng phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc" - chị Trâm cho biết.
Chị Nguyễn Thị Trâm bên vườn rau muống được trồng bằng công nghệ quản lý tưới, chăm bón tự động. Ảnh: NT
Trong số 130 nông dân trồng lúa, trái cây, cà phê và rau được hỏi, có 42% nông dân mong muốn chuyển sang ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số.
Hơn 89% người Việt Nam sử dụng điện thoại di động và 68% trong số đó là điện thoại thông minh.
Theo chị Trâm, các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất.
"Áp dụng công nghệ số, Hải Phong Farm chỉ cần 1 quản lý trang trại là có thể quản lý được tất cả 5ha. Chỉ cần theo dõi trên máy chủ, quản lý trang trại rất thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp" - chị Trâm thông tin.
Nhờ được chăm sóc theo quy trình khắt khe, chất lượng các sản phẩm rau, củ, quả của Hải Phong Farm đạt tiêu chuẩn để đưa vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị. "Năm vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hải Phong Farm có doanh thu 15 tỷ đồng, trừ chi phí có lãi 1,5 tỷ đồng" - chị Trâm nói.
Vườn dưa lưới tuyệt đẹp của chị Trâm. Ảnh: NT
Nhiều giải pháp hỗ trợ
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, trong thủy sản, chăn nuôi, nông dân Bắc Ninh cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đáng chú ý, trong chăn nuôi, việc quản lý bằng camera hay cho ăn tự động cũng khá phổ biến. Nhiều trang trại nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá... đã đầu tư công nghệ tự động hóa vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Nhiều vùng nông thôn đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách đơn giản, như lắp đặt hệ thống camera an ninh, góp phần giảm các vụ vi phạm pháp luật.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Đăng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp. So với các địa phương khác, Bắc Ninh không có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên theo tôi chân ruộng, chất đất không còn quan trọng nhờ ứng dụng công nghệ".
Ông Khang cho biết thêm: Bắc Ninh chỉ có 36.000ha diện tích đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và ứng dụng công nghệ cho nên những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đột phá.
Tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh có hơn 2.800 cơ sở sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Trong đó có 195 trang trại đạt đủ tiêu chí theo quy định, với diện tích hơn 910ha, tổng vốn đầu tư gần 896,6 tỷ đồng.
Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Ninh là xu hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao vào phát triển các mô hình nông nghiệp đã dần được phổ biến.
Nhờ đó, đã tăng hiệu quả canh tác sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích đất. Tổng doanh thu của 195 trang trại năm 2020 đạt hơn 1.100 tỷ đồng.
Ông Khang cho biết: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh có chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì phát triển sản xuất nông nghiệp như trước đây, chú trọng đến hiệu quả trên một đơn vị canh tác.
Tỉnh cũng xây dựng đề án riêng về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thành lập trung tâm khuyến nông và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó, Bắc Ninh có chính sách cụ thể để khuyến khích hội viên nông dân, cũng như doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói riêng.
Từ chính sách của tỉnh, Hội Nông dân đã tham mưu tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp; tham mưu xây dựng đề án Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ nông dân có vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.
Khi "chim sẻ" chuyển đổi số, nông sản truy xuất tận ruộng, bán đi muôn nơi thu trăm tỷ Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhiều lần ví von, hợp tác xã như những con chim sẻ, nếu biết tập hợp lại sẽ có sức mạnh của đại bàng. Có một nét mới đáng ghi nhận trong thời gian qua là, nhiều hợp tác xã đã liên kết, ứng dụng công nghệ, tích cực chuyển đổi số và gặt hái được...