Nghệ An lại đóng cửa karaoke, massage từ hôm nay
Sau một tháng thực hiện “thích ứng an toàn”, Nghệ An có thêm 1.500 F0 mới. Từ hôm nay (23/11), các hoạt động kinh doanh karaoke, massage, bar, vũ trường… phải dừng hoạt động.
Chiều tối ngày 22/11, UBND tỉnh Nghệ An ban hành văn bản hỏa tốc về việc tăng cường triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, vào ngày 21/10, địa phương này ban hành kế hoạch triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″, áp dụng cho tất cả huyện, thành, thị xã.
Xã Tam Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong khu vực phong tỏa sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 cộng đồng (Ảnh: Trung Thành).
Đến hết ngày 21/11, tỉnh Nghệ An ghi nhận thêm 1.424 trường hợp mắc Covid-19 mới (trong khi đó cả giai đoạn trước đó có 2.167 ca F0), gần 150 ca F0 ngoài cộng đồng, chưa xác định được nguồn lây ở nhiều địa phương. Nhiều huyện, thị phát sinh nhiều ổ dịch mới, phức tạp, liên quan đến trường học, cơ sở y tế…
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 22/11, ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, trong vòng một tháng qua, mặc dù số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng cao nhưng phần lớn bệnh nhân có triệu chứng nhẹ; số bệnh nhân có triệu chứng nặng giảm sâu so với trước đó.
Trước nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng, tỉnh Nghệ An đã quyết định áp dụng một số biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch.
Cụ thể, đối với các địa bàn được đánh giá cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 phải triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định tại Quyết định số 3896/QĐ-UBND ngày 21/10 của UBND tỉnh.
Đến hết ngày 22/11, tỉnh Nghệ An có 3.723 bệnh nhân Covid-19, 2.868 bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện, 26 trường hợp tử vong, đang điều trị là 829 bệnh nhân.
Video đang HOT
Chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị chịu trách nhiệm triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn; tăng cường công tác rà soát, giám sát người trở về từ các vùng cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 trong và ngoài tỉnh, khuyến cáo người dân hạn chế tối đa việc di chuyển không cần thiết từ các vùng nguy cơ rất cao (cấp 4) đến các khu vực có cấp độ dịch thấp hơn.
Các hoạt động trong nhà như hội họp, tập huấn, hội thảo… (trừ hoạt động dạy học của ngành giáo dục), không được quá 30 người. Những hoạt động có 100% người đã tiêm đủ 2 liều vaccine, đã khỏi bệnh hoặc có xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định được phép không quá 100 người tham gia. Tổ chức đám tang, đám cưới có giám sát của chính quyền địa phương không quá 30 người.
Lực lượng chức năng phường Trường Thi (TP Vinh, Nghệ An) phát hiện 13 nam nữ thanh niên đang tụ tập hát karaoke, không thực hiện các quy định về phòng, chống Covid-19 vào hồi tháng 8/2021 (Ảnh: H.Lam).
Về hoạt động ngoài trời, nếu 100% người đã tiêm đủ 2 liều vaccine, đã khỏi bệnh hoặc có xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định được phép không quá 150 người. Riêng đám tang, đám cưới có giám sát của chính quyền địa phương không quá 45 người.
Hoạt động nhà hàng, quán ăn phải giảm 30% lượng khách tại cùng một thời điểm. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như cơ sở thẩm mỹ, massage, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử phải ngừng hoạt động. Các cơ sở làm tóc phải đảm bảo 100% người lao động đã tiêm vaccine đủ liều, đã khỏi bệnh hoặc có xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định.
Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và không quá 20% sức chứa của nơi tổ chức, không quá 70 người tham gia. Trong trường hợp 100% người tham gia đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc, khỏi bệnh hoặc có xét nghiệm Covid-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định thì không quá 40% sức chứa của nơi tổ chức và không quá 140 người tham gia.
Các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao tổ chức hoạt động đảm bảo quy định phòng, chống dịch và theo hình thức không có khán giả.
Các biện pháp phòng, chống dịch cấp bách sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, bắt đầu từ hôm nay (23/11) cho đến khi có thông báo mới.
F0 cộng đồng cao, Bạc Liêu dừng hoạt động karaoke, massage...
Chiều 20/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định áp dụng cấp độ dịch mới. Trong đó, tỉnh này thêm quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trước dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Chiều 20/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều quyết định cấp độ dịch mới, áp dụng từ ngày 21/11, trong đó cấp tỉnh thuộc vùng cam. Cấp độ này giữ nguyên so với quyết định một tuần trước.
Có 3 huyện vùng cam (TP Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, huyện Hồng Dân); 2 huyện vùng vàng (huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải); 2 huyện vùng xanh (huyện Vĩnh Lợi, huyện Phước Long).
So với quyết định một tuần trước, vẫn có 3 huyện vùng cam, tuy nhiên chỉ có TP Bạc Liêu giữ nguyên, còn thị xã Giá Rai và huyện Hồng Dân từ vùng vàng lên vùng cam; huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải từ vùng cam xuống vùng vàng; huyện Vĩnh Lợi giữ nguyên vùng xanh, còn huyện Phước Long từ vùng vàng xuống vùng xanh.
Có 7 đơn vị cấp xã thuộc vùng đỏ, 5 xã vùng cam, 22 xã vùng vàng, 30 xã vùng xanh. So với tuần trước, tăng 2 xã vùng đỏ, giảm 14 xã vùng cam, tăng 7 xã vùng vàng, tăng 19 xã vùng xanh.
Nhấn để phóng to ảnh
Bạc Liêu tiếp tục đổi cấp độ dịch từ ngày 21/11, trong đó có nhiều huyện vùng cam (Ảnh: Huỳnh Hải).
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các địa phương căn cứ cấp độ dịch nói trên để áp dụng các biện pháp "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" tương ứng với cấp độ dịch ở từng địa bàn cấp xã; áp dụng thêm trên địa bàn toàn tỉnh "quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục trong nhiều ngày".
Thắt chặt việc ra đường
Theo quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trên toàn địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ ngày 21/11, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu yêu cầu không tổ chức các hoạt động (kể cả trong nhà và ngoài trời) tập trung trên 10 người, trừ một số nơi theo quy định.
Từ 20h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người dân không được ra đường, trừ một số trường hợp theo quy định.
Chỉ những người đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã tiêm một mũi vaccine trên 14 ngày, người đi tiêm vaccine mới được phép ra khỏi nhà, nơi lưu trú.
Nhấn để phóng to ảnh
Qua xét nghiệm tầm soát, mấy ngày qua tỉnh Bạc Liêu phát hiện hàng trăm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải).
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước... không tự ý ra khỏi địa bàn tỉnh; không đến nơi tập trung đông trên 10 người (trừ một số nơi theo quy định); không được tham dự đám, tiệc dưới mọi hình thức (trừ đám tang, việc cưới trong phạm vi gia đình).
Các cơ sở, quán ăn uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h đêm hàng ngày.
Những người chưa tiêm vaccine thì không được tham gia hoạt động buôn bán, không được đi chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bán lẻ...
Các hoạt động bị dừng: Vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, dịch vụ làm tóc, cắt tóc, làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện.
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu giao các sở, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, tập trung vào các trường hợp: Người ra đường không đáp ứng đủ điều kiện, tụ tập trên 10 người, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách.
Tính đến ngày 20/11, tỉnh Bạc Liêu đã có 8.993 ca mắc Covid-19; hiện đang 3.470 ca, bình phục 5.436 ca, 87 ca tử vong. Từ nhiều ngày qua, mỗi ngày có hơn 100 ca mắc được phát hiện trong cộng đồng.
Vì sao TP Hồ Chí Minh vừa cho phép đã tạm ngừng hoạt động bar, karaoke, massage? Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh chiều 18/11, đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh đã giải thích vì sao UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản khẩn tạm ngừng hoạt động karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar chỉ sau 2 ngày...