Nghệ An: Kỹ sư ô tô bỏ phố về quê xay bột mà “gột” nên chức giám đốc
Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phạm Văn Long, SN 1991, xã Tân Thành, huyện Yên Thành ( tỉnh Nghệ An) có mức lương ổn định ở Hà Nội là niềm mơ ước của nhiều người.
Với niềm đam mê tự lập, chàng trai trẻ quyết định bỏ phố về quê sản xuất, kinh doanh sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng.
Bỏ phố về quê khởi nghiệp
Sau khi tôt nghiêp trương Đai hoc Công nghiêp Ha Nôi vơi tâm băng ky sư công nghê ky thuât ô tô, có mức lương ổn định ở Hà Nội, nhưng anh Phạm Văn Long lại trở về quê để lập nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Vợ chồng trẻ Phạm Văn Long và Nguyễn Phương Liên về quê khởi nghiệp bằng sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Ảnh: PV
Anh Long chia sẻ: “Khi mình quyết định bỏ công việc ở thành phố để về xay bột, làm bột, bạn bè và người thân phản đối kịch liệt, khi công việc đang suôn sẻ thu nhập ổn định, chưa biết may rủi như thế nào…”.
Bây giờ Long nghĩ lại, quyết định cũng có chút mạo hiểm nhưng anh đã có tính toán kỹ. Nếu cho mình được lựa chọn lại thì anh cũng sẽ làm như vậy…
Dám nghĩ dám làm, tháng 11/2018, anh Long và vợ quyết định xây dựng thương hiệu “bột ngũ cốc Long Liên” khi đã trải qua vài lần thất bại.
Với nghị lực kiên cường và tinh thần ham học hỏi, vợ chồng anh Long và chị Liên đã không ngừng cải tiến sản phẩm, cho ra thị trường những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng và đa dạng về sản phẩm.
Chị Nguyễn Phương Liên (vợ anh Long) cho hay: “Công việc làm ngũ cốc đến vợ chồng tôi cũng rất tình tình cờ. Do cơ thể hai vợ chồng gầy yếu nên có ý định mua ngũ cốc để về tăng cường sức khỏe, sau khi bàn với với chồng thì anh ấy nói sẽ tự làm ngũ cốc để sử dụng cho đảm bảo an toàn.”
Sản phẩm ngũ cốc Long Liên ngày càng hoàn thiện, an toàn và được người tiêu dùng tin tưởng. Ảnh: PV
Video đang HOT
Công ty TNHH SN & TM Long Liên tạo được nhiều lao động địa phương có thu nhập ổn định. Ảnh: PV
“Sau khi sử dụng ngũ cốc do chính mình sản xuất, hiệu quả và nhận thấy thị trường đang có nhu cầu lớn sản phẩm sạch. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và thành lập Công ty TNHH SN & TM Long Liên để mang lại cho người tiêu dùng dòng sản phẩm ngũ cốc chất lượng và an toàn” – Chị Liên chia sẻ thêm.
Đưa sản phẩm sạch đến người tiêu dùng
Công ty TNHH SN & TM Long Liên được thành lập vào tháng 11/2018 với chi phí đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng. Sản phẩm “bột ngũ cốc Long Liên” được làm từ 18 loại nguyên liệu như: Sen, vừng, đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen hạt óc chó…
Hiện nay, Công ty TNHH SN & TM Long Liên đang tập trung sản xuất 7 loại bột ngũ cốc chính gồm: Trà ngũ cốc hoa nhài, ngũ cốc stronglife, bột mầm ngũ cốc cao cấp, bột mầm đậu nành nguyên sơ, ngũ cốc lợi sữa 3in, siêu ngũ cốc lợi sữa 6in1, ngũ cốc mẹ bầu.
Ngũ côc Long Liên là 1 trong 3 sản phâm của huyên Yên Thành được chứng nhân là sản phâm OCOP. Ảnh: PV
Để nhiều người biết đến sản phẩm của mình, anh Long đã quảng cáo trên mạng xã hội. Đến nay, bột ngũ cốc Long Liên được nhiều người biết đến như một sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao.
Năm 2019, Công ty TNHH SN & TM Long Liên có doanh thu hơn 4 tỷ đồng , tạo công ăn việc làm cho 6 lao động với mức lương 4 triệu đồng mỗi tháng.
Nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến được tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: PV
Nhờ có nguồn đầu vào chất lượng và khâu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên ngu côc Long Liên được vinh dự la 1 trong 3 san phâm cua huyên Yên Thanh đươc chưng nhân la san phâm OCOP năm 2019.
Bởi vậy, ngũ cốc Long Liên ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hàng năm Công ty đã phối hợp với Đoàn xã tổ chức các chương trình hỗ trợ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, chị Trân Thi Thoa – Bi thư Đoan xa Tân Thanh, cho biết: “Mô hình của anh Phạm Văn Long và chị Nguyễn Phương Liên là một mô hình tiêu biểu, xứng đáng cho thanh niên trong xã học tập và noi theo. Không chỉ sản xuất và kinh doanh giỏi mà bên cạnh đó anh Long thường xuyên tham gia các phong trào của đoàn xã và đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện và từ thiện do đoàn xã tổ chức”.
Nhiều trường đại học tiếp tục điều chỉnh đề án tuyển sinh 2020
Ngày 1.6, thêm nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 với nhiều điều chỉnh mới. Đây là lần công bố chính thức cuối cùng để học sinh đăng ký nguyện vọng.
Các trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh. Ảnh: Huyên Nguyễn
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thông tin tuyển sinh và giới thiệu 38 ngành tuyển sinh năm 2020.
Tổng chỉ tiêu dự kiến được công bố là 7.120 chỉ tiêu. Hình thức tuyển sinh là xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Sinh viên học xong học kỳ thứ nhất có thể đăng ký học 2 chương trình cùng một lúc để được cấp 2 bằng tốt nghiệp của hai ngành khác nhau. (Thí sinh xem chi tiết điều kiện tuyển sinh TẠI ĐÂY).
Tổ hợp xét tuyển vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Năm 2020 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục tuyển thẳng với số lượng không hạn chế đối với thí sinh nếu đạt điều kiện.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) thông báo tuyển 19 chương trình đào tạo bậc đại học thuộc các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng, công nghệ thông tin, kỹ thuật, quản lý, kinh tế... Nhà trường cũng "kích cầu" nguồn kỹ sư bằng cách thêm hình thức xét tuyển học bạ, miễn học phí một học kỳ, cam kết việc làm cho sinh viên.
Năm 2020, Trường Đại học Mở Hà Nội thông báo giữ nguyên 17 ngành, nhưng tăng 200 chỉ tiêu so với năm ngoái, lên mức 3.400.
Trường dành 3.200 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và 200 chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ.
Trong 17 ngành tuyển sinh, 13 ngành sử dụng kết quả thi THPT, 4 ngành sử dụng cả hai phương án là xét kết quả thi và xét học bạ. Riêng hai ngành Kiến trúc và Thiết kế công nghiệp, trường tổ chức thi tuyển môn năng khiếu Hình họa. Thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả thi các môn năng khiếu như Hình họa, Bố cục màu, Vẽ mỹ thuật tại các trường đại học khác để xét tuyển.
Đề án tuyển sinh chính thức vừa được Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố có tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3.250 với nhiều phương thức xét tuyển.
Trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh là tuyển thẳng, xét tuyển và xét học bạ, dựa trên kết quả thi THPT và xét kết quả thi đánh giá năng lực.
Trường Đại học Văn Lang cũng thông báo thay đổi về kỳ thi năng khiếu 2020. Theo đó, trường bổ sung 1 phương thức mới là xét tuyển bài thi vẽ kết hợp phỏng vấn.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào 5 ngành Kiến trúc, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Công nghiệp chọn 1 hoặc đồng thời nhiều phương án trong 3 phương án thi môn năng khiếu: Thi tuyển môn Vẽ năng khiếu, xét tuyển bài thi năng khiếu kết hợp phỏng vấn, xét điểm Vẽ từ 6 trường đại học khác (theo quy định).
Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) cũng dự kiến tổ chức 2 đợt thi năng khiếu dùng để xét tuyển vào các ngành như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp, Kiến trúc.
Hiện trường đang nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu đến hết ngày 31.7. Nhà trường dự kiến tổ chức 2 đợt thi vào: Đợt 1 ngày 18, 19.7 và Đợt 2 ngày 21, 22.8.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi cả hai đợt, điểm cao nhất sẽ được dùng để xét tuyển.
Đại học Đà Nẵng công bố Đề án tuyển sinh (đã cập nhật) vào các trường đại học thành viên, các đơn vị thuộc, trực thuộc năm 2020. Theo đó, 9 trường, khoa trực thuộc Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức tuyển sinh với những đề án khác nhau.
Ứng dụng phương pháp kết hợp học Tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp Ngày 28/5, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án "Ứng dụng phương pháp học kết hợp trong đào tạo Tiếng Anh không chuyên hệ đại học theo định hướng nghề nghiệp". TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng khoa Ngoại ngữ cho biết, Đề án được phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ tháng...