Nghệ An: Không giấy phép kinh doanh, tự ý thu phí bãi lau mọc dại
Thấy nhiều người đến chụp ảnh, một số người dân đã tự ý đứng ra thu tiền gửi xe, thu phí tham quan, còn khẳng định bãi lau do mình trồng nên muốn vào thì phải nộp tiền phí.
Mấy tháng gần đây, ven sông Lam mọc lên hàng cỏ lau rất đẹp. Thích thú với những bông hoa trắng như tuyết, hàng trăm bạn trẻ và các cặp đôi đã tới đây tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt trong những ngày cuối tuần thì số lượng người đến đây chiêm ngưỡng rất đông, trong đó đa phần là các bạn sinh viên.
Hàng cỏ lau ven sông Lam khiến khung cảnh đẹp mơ mộng
Thấy vậy, một số người dân đã tự ý đứng ra thu tiền “phí dịch vụ” với lý do đây là bãi lau do gia đình trồng nên muốn vào chụp ảnh phải nộp tiền (?!). Theo đó, ai muốn vào bãi lau sậy này sẽ mất tiền gửi xe và tiền phí tham quan cho những người này.
Để kiểm chứng sự việc, chúng tôi đã tới bãi lau thuộc xã Nam Cường, huyện Nam Đàn (Nghệ An), nhưng vừa bước vào thì có một người phụ nữ trung tuổi đứng chắn để thu tiền. Người phụ nữ này nói tên là Nhuần, người địa phương, cũng là người quản lý một phần bãi đất này.
Theo như bà Nhuần thì mọi người vào đã tàn phá cây cỏ, hoa màu do gia đình trồng nên thu một số tiền “tùy tâm” cho bà. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi giấy tờ chứng minh thì bà bảo đang cất ở nhà.
Rất nhiều người muốn vào cũng phải nộp 10.000 đồng, 20.000 đồng cho bà Nhuần. Phần lớn các bạn sinh viên đến tham quan, chụp ảnh không muốn bị rắc rối nên đã nộp số tiền đó cho người phụ nữ này.
Rất đông các bạn trẻ tới chụp ảnh đã bị thu phí
Chị Nguyễn Thị Huyền, trú tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết: “Được mấy ngày nghỉ nên tôi cùng em gái, hiện đang học tại ĐH Vinh, rủ nhau sang đây chụp ảnh. Cứ ngỡ đi chơi cho vui thôi, nhưng không ngờ lại mất nhiều tiền như vậy. Rõ ràng bãi lau này mọc tự nhiên nhưng có một số người lại khẳng định nó là của mình để đòi tiền”.
Chị Huyền cho biết, vào ngày hôm qua (25/10), còn có một số thanh niên đứng chặn ở lối vào ngang nhiên đòi phí với mức 50.000 đồng/người, còn các cặp đôi chụp ảnh cưới thì 150.000 đồng/lượt, gây bức xúc cho rất nhiều người. Tuy nhiên khi có người phản ứng lại thì nhóm thanh niên này đe dọa và không cho vào bãi lau chụp ảnh.
Hàng lau trắng muốt khiến nhiều người thích thú chấp nhận bỏ tiền vào tham quan
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Từ Mạnh Cần, Trưởng công an xã Nam Cường cho biết, đây là lần đầu địa phương xảy ra sự việc như vậy, tuy nhiên khi nhận được thông tin công an đã cử người xuống để điều tra, làm rõ sự việc.
“Tối hôm 25/10, công an xã đã triệu tập một số đối tượng tự ý thu tiền, gây rối trật tự an ninh lên trụ sở để làm việc. Tuy nhiên các đối tượng này không thừa nhận hành vi đe dọa lấy tiền của mình, còn những người từng nộp tiền cũng đã về nhà mà không hề báo cáo lên chính quyền nên chúng tôi không thể làm gì được”.
“Hiện, chúng tôi đã báo cáo sự việc lên Công an huyện Nam Đàn, được biết chiều nay các đối tượng này cũng đã bị gọi lên trên công an huyện để làm rõ việc xô xát khi thu phí tham quan”, ông Cần nói.
Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch UBND xã Nam Cường cũng khẳng định, một số người dân tự ý thu tiền phí mà không thông qua chính quyền địa phương là sai. Trong ngày hôm nay, xã đã ra thông báo chấm dứt việc thu các khoản phí dịch vụ trái phép, đồng thời sẽ họp các hộ dân để tìm ra các giải pháp phù hợp.
“Một phần đất bãi lau thực chất cũng là của người dân thầu để trồng hoa màu. Tuy nhiên, việc chuyển sang hình thức kinh doanh du lịch mà không hề báo cáo cho chính quyền là không được, ngay cả việc thu phí xe 10.000 đồng/xe là quá đắt.
“Ngay trong hôm nay, chúng tôi đã cử đoàn thanh niên ra để hướng dẫn cho mọi người vào tham quan, chụp ảnh bãi lau mà không bị một số đối tượng thu phí và không ảnh hưởng đến hoa màu của người dân. Sau đó, chúng tôi sẽ tìm cách quy hoạch bãi lau thành điểm du lịch, để phục vụ đúng theo quy định”, ông Toàn cho biết.
Anh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Tận mục ngôi mộ cổ bị xiềng bí ẩn nhất Việt Nam
Khu mộ cổ bị xiềng bí ẩn này được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, "hợp chất huyền thoại" nổi tiếng về độ vững bền.
Trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ngay nay vẫn tồn tại một khu mộ cổ vợ chồng phú nông Lê Phước Tang, thường được gọi là mộ ông Tang. Tuy vậy, ngôi mộ này cũng được biết đến bằng một cái tên khác: Ngôi mộ cổ bị xiềng xích.
Quanh câu chuyện về ngôi mộ bị xiềng có nhiều giai thoại, nhưng phổ biến nhất chính là câu chuyện con trai ông Tang mặc áo vua đi thăm ruộng, khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc.
Theo giai thoại này, lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh bị nhà Tây Sơn truy đuổi qua vùng đất này đã cùng đoàn người chạy loạn tìm đến nhà ông Tang xin tá túc. Ông Tang không những sẵn lòng giúp đỡ mà còn tận tụy nuôi giấu khiến chúa Nguyễn Phúc Ánh hết lòng tin cẩn. Đến lúc rời đi, chúa Nguyễn đã giao lại một số hành lý nhờ Lê Phước Tang trông giữ.
Khi sắp qua đời do lâm bệnh, ông Lê Phước Tang có kể lại với con cháu việc chúa Nguyễn gửi lại hành lý cho gia đình. Hai con trai ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen) liền tò mò mở ra xem thì thấy bên trong có triều phục của chúa. Do chúa Nguyễn đang bị nhà Tây Sơn đánh tan tác, nên Gương và Sen tỏ ý coi thường triều phục của Nguyễn Ánh. Họ còn lấy áo của nhà vua mặc vào rồi ngang nhiên ra khỏi nhà đi thăm ruộng.
Người dân nhìn thấy thì thất kinh, kẻ hầu người hạ lo sợ nên cũng hết mực khuyên can, rằng "nếu sau này chúa Nguyễn phục quốc, hai cậu sẽ mang trọng tội". Nhưng Gương và Sen chỉ cười lớn, ví von bằng những lời tục tĩu, và cho rằng chúa Nguyễn sẽ không bao giờ đánh bại được nhà Tây Sơn. Sau này, khi ông Tang mất, hai cậu Gương và Sen còn dùng triều phục của chúa Nguyễn để khâm liệm cho cha.
Điều mà Gương và Sen không thể ngờ là Nguyễn Ánh lại đủ sức đánh bại được Tây Sơn và lên ngôi vua. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long liền ban chiếu chỉ sai đi tìm gia đình Lê Phước Tang để đền ơn. Biết tin Lê Phước Tang qua đời, vua định phong tước hầu cho các con trai của ông Tang. Nhưng một số kẻ ganh ghét đã tâu lên nhà vua hành động hỗn xược, khi quân phạm thượng của Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.
Ngay lập tức, vua Gia Long nổi trận lôi đình. Quá giận, nhà vua không còn coi trọng những ân tình ngày trước. Ông đã ban hình phạt nặng nề và tàn nhẫn nhất dành cho gia tộc họ Lê: lệnh tru di tam tộc, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả dòng họ tưởng chừng đến thời vinh hiển, phút chốc bị xóa sổ.
Về phần vợ chồng ông Lê Phước Tang, những tưởng đã chết sẽ được yên, nào ngờ vua còn truy tội "dưỡng bất giáo", nghĩa là nuôi con mà không dạy dỗ, để chúng làm chuyện đại nghịch. Con dại cái mang, vua phạt đánh roi và xiềng xích cả khu mộ nơi chôn cất vợ chồng ông Lê Phước Tang. Dân gian còn kể lại, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang chính là thị do vua trồng mang hàm ý miệt thị đến muôn đời về sau.
Ngày nay, khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang tuy đã trải qua hàng trăm năm nhưng hiện vẫn còn khá nguyên vẹn. Cạnh khu mộ có hai cây thị cổ thụ hình thù cổ quái. Mộ nằm trong khu đất 200 mét vuông, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã bị bỏ hoang phế, không người coi sóc.
Về tổng quan, khu mộ được chôn theo nguyên tắc truyền đời từ xưa đến nay là nam tả, nữ hữu, có quynh thành bao quanh và 4 trụ hình búp sen, nhưng hiện đã bị gãy mất hai trụ. Ngoài ra còn có bình phong hậu và bình phong tiền. Các dấu tích cho thấy, trước kia các tấm bình phong này có thể được điêu khắc và vẽ hình rất tinh xảo, nhưng thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã bào mòn đi.
Mộ phần xây hình kiều ngựa, vốn chỉ dành cho giới quý tộc xưa. Trên mộ phần trang trí hình đường gân lá sen úp.
Đặc biệt, khu mộ được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, "hợp chất huyền thoại" nổi tiếng về độ vững bền.
Sau hơn 200 năm tồn tại, giai thoại về ngôi mộ cổ bị xiềng đang nhận nhiều nghi vấn từ giới nghiên cứu lịch sử.
Theo một số chuyên gia, chuyện "mặc áo vua đi thăm ruộng" của hai con trai nhà Lê Phước Tang chỉ là giai thoại dân gian, chứ chưa có gì gọi là xác thực. Việc gia đình ông Tang bị vua trị tội, một vài tư liệu lịch sử có ghi chép, nhưng giải thích nguyên nhân vì đâu thì chưa rõ ràng.
Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích, rất có thể gia đình Lê Phước Tang bị trị tội là do Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa có mối liên hệ mật thiết với nhà Tây Sơn, đã hỗ trợ hoặc cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn. Việc làm của hai người con ông Tang đối với chúa Nguyễn Ánh là hành động bất trung, khiến ông Tang bị vua Gia Long kết tội dưỡng bất giáo...
Một số bậc cao niên sống gần khu mộ cũng cho rằng, chuyện vua cho trồng cây thị với hàm ý miệt thị là không chính xác. Vì trước đây, khu mộ được bảo vệ bằng một hàng rào cây ăn trái. Sau đó do thời gian, lũ lụt, đa phần cây ăn trái trong hàng rào bảo vệ chết hết, chỉ còn lại cây thị có sức sống mãnh liệt đến bây giờ.
Theo_Kiến Thức
Việt Nam tham gia TPP: Nông nghiệp còn 10 năm để chuẩn bị Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại buổi công bố một số thông tin về TPP chiều 9-10. Nông nghiệp Việt Nam tìm hướng đi riêng trong TPP Cạnh tranh với thịt lợn, thịt gà TPP Nông nghiệp được đánh giá là lĩnh...