Nghệ An: Hoạt động kém hiệu quả, 6 phòng khám đa khoa bị giải thể
Do hoạt động còn nhiều khó khăn và kém hiệu quả, tỉnh Nghệ An vừa có quyết định giải thể 6 phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn.
Phòng khám đa khoa khu vực Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn bị giải thể do hoạt động kém hiệu quả. (Ảnh: C.Y).
Ngày 20/8/2018, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3682/QĐ-UBND về việc tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh Nghệ An sẽ giải thể 6 Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) bao gồm: PKĐKKV Chiêu Lưu và Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn); PKĐKKV Hữu Khuông (huyện Tương Dương); PKĐKKV Châu Thôn (huyện Quế Phong); PKĐKKV Cát Ngạn (huyện Thanh Chương) và PKĐKKV Tây Nghi Lộc (huyện Nghi Lộc). Bên cạnh đó, vẫn duy trì 2 PKĐKKV Năm Nam (huyện Nam Đàn) và PKĐKKV Yên Hòa (huyện Tương Dương).
Tỉnh Nghệ An giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung về tổ chức, sắp xếp lại hệ thống theo Đề án “Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn” đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.
Được biết, trong 3 năm nay, có nhiều phòng khám trên địa bàn tỉnh Nghệ An hoạt động kém hiệu quả do không đáp ứng được về cơ sở vật chất, công trình phụ trợ, thiếu trang thiết bị y tế; nhân lực thiếu; số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh giảm dần dẫn đến nguồn thu giảm, chi phí thường xuyên tăng, ảnh hưởng đến hoạt động chung của các đơn vị.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Mắc bệnh thủy đậu khủng khiếp nhất từ trước đến nay, bé 5 tuổi biến dạng cả khuôn mặt
Những hình ảnh nhìn qua khiến không ít người rùng mình cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu mà cô bé Evie-Beth (Anh) mắc phải.
Bé 5 tuổi mắc bệnh bệnh thủy đậu nặng chưa từng thấy
Video đang HOT
Đến giờ, dù sự việc đã qua đi nhưng cặp vợ chồng Lianne Taylor và Stuart Taylor (đến từ Newton Aycliffe, hạt Durham (Anh) vẫn không khỏi ám ảnh về lần con gái bị thủy đậu rất nặng vào tháng 2 năm ngoái. Taylor kể, lần đầu để ý thấy mụn nước trên cánh tay con gái - Evie-Beth - khi đó 5 tuổi, vợ chồng họ nghĩ rằng, con gái có thể mắc bệnh thủy đậu. Căn bệnh này ảnh hưởng tới khoảng 65% trẻ em dưới 5 tuổi tại Anh.
Khi các mụn nước bùng phát trên cơ thể cô bé chỉ 4 ngày sau đó, hai vợ chồng Taylor đã tắm cho con bằng yến mạch và thoa kem lên người con cũng như dùng thuốc mỡ chiết xuất từ hoa cúc La Mã để làm dịu cơn ngứa. Nhưng bệnh tình của Evie-Beth ngày càng nặng thêm.
Các bác sĩ còn nghi ngờ cô bé mắc phải một căn bệnh hiếm gặp nào khác chứ không phải thủy đậu đơn thuần.
Taylor bắt đầu ngủ cùng giường với con để có thể thức dậy mỗi tiếng 1 lần, cho con uống và dùng thuốc paracetamol 4 tiếng/lần. Còn Evie-Beth vẫn ngày càng lả đi. Cô bé thậm chí phải được bố/mẹ bế và giữ khi đi vệ sinh bởi các nốt thủy đậu gây đau tới nỗi bé không thế ngồi được.
Vợ chồng Taylor đưa con tới phòng khám đa khoa. Bác sĩ kê đơn kháng sinh cho cô bé. Nhưng tình hình vẫn không tiến triển gì.
Bà mẹ 33 tuổi vội gọi xe cứu thương và con gái cô được đưa ngay tới Bệnh viện Darlington Memorial. Nhưng nhân viên phòng cấp cứu đối xử với cô như thể Taylor là một bà mẹ "phản ứng quá đà". Cô bị từ chối 2 lần và được thông báo rằng, Evie-Beth phải chờ 10 ngày nữa để kháng sinh đạt hiệu quả điều trị.
Tuyệt vọng, Taylor đưa con quay lại gặp bác sĩ đa khoa lần nữa. Bác sĩ này lập tức sắp xếp để cô bé nhập viện ngay lập tức.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu mà Evie-Beth mắc phải khiến bác sĩ nghi ngờ liệu nó có phải do loại virus thường là vô hại gây ra không. Họ lo ngại cô bé bị mắc chứng bệnh di truyền hiếm gặp nào đó. Mãi tới khi kết quả xét nghiệm cho thấy, Evie-Beth đúng là bị thủy đậu.
Các bác sĩ nói, họ chưa từng gặp một ca thủy đậu nào tồi tệ như vậy.
" Họ nói bệnh tình của con gái chúng tôi thực sự rất xấu. Có thể con bị một chứng bệnh nào khác. Họ lấy máu con và đưa con tới phòng cách ly rồi thông báo, có thể Evie-Beth không bị thủy đậu mà là một bệnh di truyền hiếm gặp. Họ đã chuyển con sang Bệnh viện Durham để tiến hành xét nghiệm thêm. Tình hình thật đáng lo ngại. Rốt cuộc, các chuyên gia xác nhận đúng là Evie bị thủy đậu. Nhưng họ không hiểu tại sao, con lại bị nặng đến thế.
Con bị giảm cân nghiêm trọng bởi vì có ăn uống được gì đâu, phải tiểu tiện vào bô ngay trên giường vì chúng tôi không thể di chuyển con vào phòng vệ sinh được. Các bác sĩ truyền thuốc kháng virus cho con. Bác sĩ liên tục đến và kiểm tra các chỉ số sinh tồn của con. Tôi ngủ trong phòng với con suốt những ngày con bệnh nặng", Taylor kể lại.
Sau 4 ngày nằm viện, cô bé được về nhà. Nhưng mất hàng tháng trời, các nốt thủy đậu mới mờ hẳn nhưng đã để lại sẹo vĩnh viễn trên cơ thể Evie-Beth.
Nhớ lại lần ốm đáng sợ này của con gái, Taylor cho biết: " Thật đau đớn khi phải nhìn con gái trong tình trạng đó. Con phải vất vả lắm mới thở được bởi vì con bị nghẹt hết mũi vì dịch nhày đông đặc. Chúng tôi không thể lại gần con để lau người hay làm sạch những nốt mụn bởi con cứ khóc thét lên vì quá đau.
Taylor tâm sự: "Thật đau đớn khi phải nhìn con gái trong tình trạng đó"
Hiện tại cô bé vẫn vị rất nhiều sẹo - di chứng của bệnh.
Các mụn nước cứ thế xuất hiện. Ngay cả khi con nhập viện rồi, các bác sĩ ngày nào cũng tới thăm bệnh con mà mụn nước vẫn đua nhau mọc lên nhiều hơn nữa.
Các bác sĩ nói, họ chưa từng gặp một ca thủy đậu nào tồi tệ như vậy. Họ mời một nhiếp ảnh gia tới để chụp lại hình ảnh con gái tôi bởi họ chưa bao giờ thấy một trường hợp nào nặng đến thế. Họ không biết lý do tại sao".
Những vết sẹo - di chứng của bệnh thủy đậu
Evie-Beth hiện tại đã khỏe mạnh và vui vẻ trở lại. Tuy nhiên, cô bé vẫn cảm thấy khá phiền lòng vết những vết sẹo di chứng từ việc mắc bệnh thủy đậu. Taylor tâm sự: " Con là một cô bé vui vẻ, nghịch ngợm. Điều khiến tôi buồn nhất là con nói, giờ con trông buồn cười quá. Câu nói đơn giản mà người làm mẹ nghe thấy cũng tan nát cõi lòng. Tôi vẫn nói với con rằng, con thật xinh đẹp bất chấp những vết sẹo đó.
Thật may là tôi có thể nói với con mọi chuyện sẽ ổn thỏa cả thôi. Hồi nhỏ, tôi cũng bị thủyđậu, dù không nặng như con. Nhưng tôi cũng bị sẹo trên trán. Tôi nói với con rằng, con không để ý thấy vết sẹo của tôi. Vậy nên những người khác cũng không để ý tới vết sẹo của con đâu".
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, thường lây qua đường hô hấp (hoặc không khí).
Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những "nốt rạ". Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.
Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là tiêm chủng vắc-xin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Bác sĩ phải qua sát hạch mới được hành nghề Năm 2020, bác sĩ muốn có chứng chỉ hành nghề phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn. Bộ Y tế hiện đang hoàn chỉnh dự thảo đề án "thành lập Hội đồng y khoa quốc gia (HĐYKQG)" để trình Thủ tướng trong năm nay. Theo Bộ Y tế, chức năng chính của hội đồng này là tổ chức kỳ thi quốc...