Nghệ An góp ý Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An nhận được Công văn số 4595/BKHĐT-CLPT ngày 07/7/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia góp ý Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sau khi nghiên cứu, UBND tỉnh Nghệ An cơ bản thống nhất với Dự thảo và có một số ý kiến góp ý cụ thể như sau:
1. Về phương hướng phát triển các khu du lịch quốc gia ưu tiên (trang 364)
Khu Di tích Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An) được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ); thuộc danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/20 của Thủ tướng Chính phủ). Trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Nghệ An xác định sẽ đầu tư xây dựng để đủ điều kiện được công nhận là Khu Du lịch Quốc gia Kim Liên (với vùng lõi là Khu Di tích Kim Liên) trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, đề nghị xem xét, bổ sung “Khu Du lịch Quốc gia Kim Liên” vào định hướng ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia trong giai đoạn 2021-2030.
2. Về các hành lang kinh tế (trang 465 đến trang 471)
Tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tuyến cao tốc Vinh – Thanh Thủy sẽ được đầu tư xây dựng trước năm 2030, tuyến có chiều dài 85km, quy mô 6 làn xe (quy mô lớn nhất trong các tuyến đường bộ cao tốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên). Tại Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, nâng cấp Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế, trở thành đầu mối giao thương quan trọng với Lào, Thái Lan, Myanmar”. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung hành lang kinh tế Thanh Thủy – Vinh – Cửa Lò vào hành lang phụ của hành lang kinh tế Đông – Tây gắn với cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn với phương án tuyến đi qua cửa khẩu Thanh Thủy.
3. Về các vùng động lực (trang 472 đến trang 475)
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được chia làm tiểu vùng Bắc Trung Bộ và tiểu vùng Duyên hải miền Trung. Trong, đó, tiểu vùng Bắc Trung bộ với diện tích khoảng 5,15 triệu ha (chiếm 10,5% tổng diện tích cả nước) có khoảng trên 11 triệu dân (chiếm 11,3% tổng dân số cả nước).
Trong những năm qua, khu vực 3 tỉnh: Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh đã có bước tăng trưởng kinh tế nhanh và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của cả nước; với các ngành kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh tế biển như: công nghiệp lọc hóa dầu, thép, vật liệu xây dựng, cảng nước sâu, dịch vụ hậu cần biển, du lịch, phát triển nông lâm thủy sản. Đây cũng là vùng có vườn quốc gia và khu vực đa dạng sinh học; có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Do đó, ngoài vùng động lực Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi (thuộc tiểu vùng Duyên hải miền Trung),đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm vùng động lực “Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh” (thuộc tiểu vùng Bắc Trung bộ) để phát huy vai trò của khu vực Bắc Trung Bộ và bảo đảm cân đối giữa 2 tiểu vùng.
Nghệ An đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung khu vực động lực du lịch Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa
Video đang HOT
4. Về các khu vực động lực phát triển du lịch quốc gia (trang 363)
Nghệ An đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung khu vực động lực du lịch Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình vào dự thảo Quy hoạch; đây là khu vực có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, trong đó tập trung phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử – tâm linh với các địa điểm nổi bật như: Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, Thành nhà Hồ, Khu lưu niệm Nguyễn Du và di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các bãi biển Sầm Sơn – Cửa Lò – Thiên Cầm – Nhật Lệ.
5. Về định hướng sử dụng đất (trang 483)
Trong dự thảo Quy hoạch tỉnh, Nghệ An xác định xây dựng, mở rộng Khu Kinh tế Đông Nam để trở thành một trong hai động lực chính phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới (mở rộng tổng diện tích từ 20.776,47 ha hiện tại lên 105.585 ha) cũng như thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy phục vụ nhu cầu giao thương của với nước bạn Lào. Do đó, đề nghị bổ sung nội dung mở rộng Khu Kinh tế Đông Nam vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; xem xét, bổ sung thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với diện tích 26,74 ha với mục tiêu phát triển sau năm 2030.
6. Về các nội dung khác
- Tại trang 224 về thực trạng khối bệnh viện tư nhân, đề nghị xem xét cập nhật lại số liệu: “Nghệ An có 11 bệnh viện với 529 giường bệnh” thành “Nghệ An có 15 bệnh viện với 1.861 giường bệnh” (số liệu tính đến cuối năm 2020).
- Tại trang 351: đề nghị bổ sung khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 31/3/2021) vào định hướng phân bổ không gian phát triển nông lâm nghiệp).
- Tại trang 396 về đường biển, đề nghị nghiên cứu, bổ sung cụm cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Đông Hồi (Nghệ An) trở thành cảng cửa ngõ khu vực Bắc Trung Bộ khi có điều kiện.
- Tại trang 428 (Tiểu mục 1.3.2.3): đề nghị bổ sung thêm nội dung: đầu tư, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình thủy lợi lấy nước từ hệ thống sông lớn như sông Cả.
- Tại trang 488 đến trang 490 (xác định vùng cấm khai thác, vùng khai thác, sử dụng có điều kiện trong phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch), đề nghị bổ sung thêm trong hệ thống bản đồ: (1) Vùng cần bảo vệ đặc biệt: Không gian biển của Đảo Mắt, Nghệ An; (2) Vùng dễ tổn thương và khai thác có điều kiện gồm: Trường bắn biển quốc gia tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; khu vực không gian biển Đảo Ngư.
Biệt thự tân cổ điển 3 tầng có sức hút khó cưỡng, ai cũng trầm trồ khen ngợi
Hai mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng ở Nghệ An và Nam Định có kinh phí đầu tư 4 tỷ đồng mang sức hút khó cưỡng, được nhiều người ngợi khen.
Kiến trúc tân cổ điển là một khái niệm quen thuộc của ngành kiến trúc. Phong cách tân cổ điển là quá trình lược bỏ những chi tiết cầu kỳ và rườm rà của kiến trúc cổ điển, là việc đơn giản hóa trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết. Thông thường, kiến trúc tân cổ điển sẽ có màu sắc theo hướng kiến trúc châu Âu hiện đại nhằm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.
Dưới đây là 2 mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng độc đáo:
Biệt thự ở Nam Định
Biệt thự được thiết kế công năng gồm: 4 phòng ngủ, 1 phòng thờ, phòng sinh hoạt chung, phòng đa năng với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng.
Mặt tiền đẹp mắt với phù điêu và cổng sắt nghệ thuật.
Thiết kế mặt tiền với phối cảnh sang trọng, đẹp mắt và kiên cố. Công năng thiết kế tối ưu hoá theo nhu cầu sử dụng, thiết kế và bố trí 4 phòng ngủ, trong đó có 1 phòng ngủ cho khách. Thiết kế phòng sinh hoạt chung và phòng đa năng, thiết kế nhà vệ sinh hiện đại, rộng thoáng và nội thất cao cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Mặt tiền công trình được thiết kế kiên cố, chỉn chu với hàng rào bao quanh khá đẹp mắt và đảm bảo sự chắc chắn cho toàn bộ không gian phía trong.
Cửa cổng được phân chia thành hai hệ cửa chính-phụ, thuận tiện cho việc sử dụng cũng như di chuyển trong không gian. Khối tường trước mặt tiền được trang trí ấn tượng và đẹp mắt.
Hình khối công trình bền vững, bề thế với những thức cột tròn, cột vuông đan xen, đầu cột và chân cột được ốp phào đẹp mắt, những đường gờ chỉ chạy dọc thân cột và khối ban công, thể hiện sự mềm mại và uyển chuyển đầy sức hút tinh tế.
Biệt thự đáp ứng các tiêu chí thẩm mỹ cao.
Những khối vòm ban công, lan can được thiết kế bằng sắt phun sơn tĩnh điện màu vàng, kết hợp cùng với màu nâu đen của hệ thống cửa nhôm kính hiện đại, một sức cuốn hút mạnh mẽ, chinh phục hoàn toàn mọi ánh mắt ngắm nhìn.
Biệt thự ở Nghệ An
Hình khối cấu trúc khỏe khoắn, các cột vuông chắc khỏe và các hoa văn trang trí đơn giản đã được kiến trúc sư kết hợp một cách khéo léo.
Mặc dù các chi tiết đã được đơn giản hóa song vẫn thể hiện được linh hồn của kiến trúc tân cổ điển đúng như ý muốn của gia chủ.
Không gian biệt thự thông thoáng.
Biệt thự có tổng kinh phí đầu tư là 4 tỷ đồng. Phần đầu của mỗi thước cột vuông được điểm tô bởi những họa tiết xoắn ốc. Ngoài ra, sự mềm mại còn thể hiện ở các khối vòm công uyển chuyển của hệ thống cửa, là kiến trúc mái hình thang ấn tượng, là những đường gõ kẻ lõm chạy ngang...
Toàn bộ hệ cửa của biệt thự được sử dụng chất liệu kính hiện đại. Đây được xem là giải pháp thông minh bởi nó không chỉ mang lại vẻ đẹp bền vững công trình mà nó còn giúp cho các không gian nội thất bên trong được thông thoáng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Biệt thự được bao bọc bởi khoảng sân khá rộng rãi thông thoáng. Đây có lẽ chính là yếu tố giúp cho ngôi nhà luôn được thoáng mát và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Các không gian sinh hoạt chính của tầng trệt bao gồm phòng khách, phòng ăn bếp, phòng làm việc, WC
Ngôi nhà mái ngói đỏ nước mưa xả tràn xuống hồ cá, điều hòa cho ngày nóng Ngôi nhà mái ngói đỏ xây theo lối truyền thống, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến đã mang đến không gian mộc mạc, đậm chất dân dã nhưng tiện nghi. Đây không chỉ là nơi ở mà còn là chốn an lạc, bình yên cho gia chủ. Ngôi nhà mái ngói đỏ xây theo lối truyền thống ở TP Vinh (Nghệ An)...