Nghệ An gấp rút ổn định tình hình ở giáo xứ Mỹ Yên
Liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, giữ người trái pháp luật xảy ra vào các ngày 30/8, 3 và 4/9 tại giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Ông bày tỏ quan điểm của Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với vụ việc và thông điệp gửi đến đồng bào Công giáo trên địa bàn nhằm khẩn trương ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để bà con giáo dân yên tâm phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống.
Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng. (Nguồn: TTXVN)
- Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay, xin ông cho biết kết quả việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho đồng bào có đạo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An yên tâm sống tốt đời, đẹp đạo?
Ông Thái Văn Hằng: Với quan điểm là đồng bào có đạo hay không có đạo, đều là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật, từ trước đến nay, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An, từ tỉnh đến cơ sở đều luôn quan tâm, chú trọng phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân, trong đó có đồng bào Công giáo.
Những nhu cầu chính đáng, hợp pháp, phù hợp thực tế và phù hợp pháp luật Việt Nam của bà con giáo dân về cơ bản đều được đều giải quyết kịp thời, đúng quy định.
Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tu sửa, xây mới nhiều thánh đường Công giáo, cơ sở thờ tự phục vụ hoạt động hành đạo. Tỉnh đã hỗ trợ, giải quyết cho tách lập 23 xứ đạo, 43 họ đạo, các họ đạo mới được tách lập đã được giải quyết đất đai, hàng chục cơ sở tôn giáo được mở rộng khuôn viên…
Tỉnh cũng đã phê duyệt, cấp phép xây dựng cho hơn 70 nhà thờ, nhà phòng, nhà học giáo lý. 97% cơ sở tôn giáo đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết giao đất cho hầu hết các họ đạo được tách lập mới, mở rộng khuôn viên hơn 25 cơ sở (nhà thờ, xứ, họ). Đặc biệt, hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang xem xét, giải quyết mở rộng khuôn viên Đền Thánh An Tôn – Giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc). Công tác đào tạo chức sắc, dạy giáo lý tín đồ cũng được quan tâm đúng mức.
Tỉnh cũng tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp tổ chức, đảm bảo các lễ lớn, lễ trọng của giáo họ diễn ra an toàn, trang trọng.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước, Nghệ An cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án trên địa bàn vùng Công giáo, nhất là đầu tư hạ tầng cơ sở, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho giáo dân… Nhờ đó, đến nay trong vùng giáo dân Nghệ An đã có hơn 25 làng nghề, hơn 33 làng có nghề và hàng trăm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ giáo dân thoát nghèo.
Từ sự quan tâm của chính quyền và những cố gắng, nỗ lực của bà con giáo dân, tỷ lệ hộ giàu ở vùng giáo dân đã tăng lên 41% vào năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 16,63%. Số xã nghèo vùng giáo dân giảm từ 27 xã năm 2006 xuống chỉ còn 9 xã hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 8,6 triệu đồng/người năm 2006 lên 12,4 triệu đồng/người/năm hiện nay.
Thực hiện đường hướng hành đạo sống phúc âm trong lòng dân tộc, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỷ lệ làng văn hóa, hộ gia đình giáo dân văn hóa tăng lên rõ rệt: Năm 2007 là 30.000 hộ, đến năm 2012 là hơn 35.000 hộ. Làng đạt chuẩn văn hóa từ 50 làng năm 2007 đã tăng lên 130 làng năm 2012.
Video đang HOT
- Thưa ông, vụ việc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng ở Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An, xin ông cho biết quan điểm của lãnh đạo tỉnh đối với vụ việc này?
Ông Thái Văn Hằng: Vụ việc vừa xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên là một trong nhiều vụ việc thể hiện những hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, việc giáo dân bao vây trụ sở chính quyền địa phương, giữ người trái pháp luật, hành hung cán bộ Nhà nước, đập phá tài sản là những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An áp dụng các biện pháp như: Tổ chức để lực lượng Công an bảo vệ trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã Nghi Phương là cần thiết và hợp pháp. Bất cứ nhà nước nào cũng phải bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản công; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cán bộ khi bị xâm hại. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi theo dõi và thấy rằng, lực lượng Công an không sử dụng vũ khí mà chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ và các biện pháp nghiệp vụ. Chúng tôi cho rằng, đây là hoạt động chính đáng, hợp pháp, tuân thủ pháp luật của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
-Thưa ông, để bà con giáo dân Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương cũng như nhân dân trên địa bàn ổn định đời sống, lao động, sản xuất bình thường, giữ vững mối đoàn kết lương – giáo, chính quyền và các chức sắc tôn giáo cần thực hiện những biện pháp gì?
Ông Thái Văn Hằng: Để ổn định tình hình, củng cố mối đoàn kết lương-giáo, tiếp tục nâng cao đời sống người dân, với tinh thần cầu thị, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, đề nghị phối hợp, giải quyết vụ việc.
Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo tổ chức đối thoại xung quanh vụ việc, cùng tổ chức rút kinh nghiệm, nhận thức rõ những hành vi trái quy định của pháp luật để khắc phục, sửa chữa, phối hợp thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước cần nhận định một cách khách quan, toàn diện để phản ánh một cách chân thực nhất nội dung sự việc và những hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo không được tiếp tục có những lời nói, hành động, văn bản mang nội dung kích động, lôi kéo người dân dẫn đến vi phạm pháp luật, đưa người dân từ chỗ vô tội trở thành kẻ phạm tội.
Tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai các đề án phát triển kinh tế-xã hội tại Nghi Phương, Nghi Lộc đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho bà con địa phương, để bà con yên tâm lao động, sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống, tham gia vào công cuộc phát triển địa phương ngày một giàu đẹp.
-Để tránh xảy ra những vụ việc tương tự như ở Giáo họ Trại Gáo, thông điệp mà chính quyền địa phương gửi đến cộng đồng giáo dân Nghệ An nói chung, Giáo xứ Mỹ Yên nói riêng là gì, thưa ông?
Ông Thái Văn Hằng: Trong lịch sử dân tộc ta, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, cũng như quê hương Nghệ An. Vụ việc gây rối trật tự công cộng tại Giáo họ Trại Gáo vừa qua chỉ là do một số người dân do hạn chế về kiến thức pháp luật, bị một số tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước kích động thông qua một số chức sắc tôn giáo, dẫn đến vi phạm pháp luật.
Chúng tôi đề nghị các chức sắc tôn giáo hãy vì lợi ích của người dân, thực hiện đúng Lời giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: “Người Công giáo tốt là người công dân tốt” và Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc.” Bất cứ công dân của một quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của nước sở tại. Chúng ta là người dân đất Việt, đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- Xin cám ơn ông.
Theo nhóm PV Thông tấn xã
Xăng dầu lãi to vẫn kỳ kèo chuyện nộp thuế
Buộc phải nộp ngay thuế trước khi thông quan hàng hóa vào Việt Nam khiến các DN xăng dầu kêu ca vì không lo đủ tiền nộp ngay, hoặc bị phạt chậm nộp nếu hàng về cảng rơi vào ngày nghỉ lễ, Tết.
Xin nộp thuế từng phần
Cục Hải quan Cần Thơ vừa phản ánh, nhiều DN xăng dầu đang đề nghị chi cục hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ cho phép nộp thuế từng phần nhưng các Thông tư, Nghị định và luật sửa đổi Luật Quản lý thuế lại chưa có quy định này.
"Số tiền thuế mà DN nộp cho lô hàng nhập khẩu là rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, DN tập trung một lần nguồn lực tài chính để được thông quan toàn bộ lô hàng cũng sẽ gặp nhiều bất lợi", hải quan Cần Thơ bày tỏ.
Cơ quan này còn phân tích: "nếu thực hiện khi nộp đủ tiền thuế thì mới thông quan toàn bộ lô hàng mà không thực hiện thông quan từng phần tương ứng với số tiền mà DN thực nộp thì Ngân sách Nhà nước gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Vì chưa được thông quan thì không có hàng để bán, DN không có tiền để nộp ngân sách...
Bên cạnh đó, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên quan đến an ninh năng lương. Số DN nhập khẩu xăng dầu trên cả nước là ít, đa phần là DNNN hoặc DN cổ phần do Nhà nước chi phối, sở hữu 95% cổ phần.
Do vậy, Cục Hải quan Tp Cần Thơ đồng tình và kiến nghị cần chấp nhận cho thông quan từng phần, giải phóng các lô xăng dầu nhập khẩu tương ứng với số thuế mà doanh nghiệp đã thực nộp cho ngân sách.
Không có ngoại lệ
Trên thực tế, áp lực lo tiền nộp thuế ngay lập tức còn chưa lớn bằng nguy cơ, DN sẽ luôn bị phạt tiền nếu hàng hóa về cảng đúng ngày nghỉ lễ, hoặc do chính đặc thù của nhập khẩu xăng dầu.
Phản ánh điều này tới Bộ Tài chính, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, khi khai báo hải quan, lô hàng nhập khẩu xăng dầu thường chưa có đơn giá chính thức.
Đến tận ngày tàu cập cảng, vẫn chưa đủ các yếu tố để xác định giá mua bán chính thức theo hợp đồng, vì thời gian hay số ngày để tính giá lớn hơn là thời gian hành trình tàu xếp hàng từ cảng nước ngoài về cảng Việt Nam.
Do đó, doanh nghiệp cũng chưa có đủ dữ liệu để tính giá trị thuế xăng dầu phải nộp chính xác, nộp đủ nộp đúng.
Theo thông lệ quốc tế, giá mua bán xăng dầu theo "giá nổi" trong khu vực và trên thế giới, tức là giá bình quân giao dịch trên thị trường dầu trong một khoảng thời gian nhất định.
Để khắc phục tình trạng này, Petrolimex cho biết nhiều chi cục hải quan địa phương đã cho phép các DN kê khai, nộp thuế theo trị giá thuế tạm tính. Khi có hóa đơn, trị giá chính thức từ người bán, thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai thì hải quan sẽ xác định lại chính thức số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
Petrolimex cho rằng đây là cách giải quyết phù hợp với thực tiễn nhập khẩu xăng dầu và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ, các DN sẽ bị phạt chậm nộp thuế, nếu như số thuế tính lại lớn hơn so với số thuế tạm tính đã nộp ban đầu.
Vì vậy, Petrolimex kiến nghị Bộ Tài chính, cục hải quan không thu phí chậm nộp thuế trong các trường hợp phát sinh chênh lệch thuế như vậy.
Một đặc thù khác trong nhập khẩu xăng dầu cũng được Tập đoàn này phản ánh tới Bộ Tài chính. Theo Tập đoàn, có một số trường hợp hàng về cảng rơi vào đúng ngày lễ, Tết, kéo dài 5-10 ngày, khi khai báo hải quan thì chưa có khối lượng theo vận đợn B/L và chưa có đơn giá mua hàng chính thức. DN chỉ có thể đăng ký tờ khai hải quan, do cơ quan hải quan vẫn tiếp nhận nhưng không thể khai, nộp thuế ngay như luật quy định vì Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nghỉ làm việc.
Kết quả là, DN không thể nộp thuế, các lô xăng dầu cũng không thể thông quan, DN không cung ứng hàng kịp thời để bình ổn thị trường, nhất là khi nhu cầu thường tăng cao trong dịp lễ, Tết. Chưa kể, DN còn phát sinh chi phí phạt chậm dỡ hàng, đọng vốn.
Do đó, Tập đoàn này kiến nghị cho phép doanh nghiệp tạm kê khai, tạm nộp thuế cho lô hàng trước kỳ nghỉ Tết dựa trên số lượng nhập khẩu và đơn giá tự khai báo ở hợp đồng. Khi có đủ khối lượng, trị giá chính thức thì hải quan xác định lại thuế phải nộp.
Hoặc giải pháp thứ 2 là, hải quan cho phép DN xăng dầu được nợ thuế và vẫn được thông quan trong dịp nghỉ lễ, Tết. Ngày làm việc đầu tiên sau các kỳ nghỉ lễ, Tết, doanh nghiệp và hải quan sẽ tính toán lại số thuế phải nộp. Các trường hợp này cũng sẽ không phạt doanh nghiệp vì chậm nộp thuế, chậm dỡ hàng.
Hiện nay, các quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế vẫn đang được Tổng cục hải quan chỉ đạo thực hiện nghiêm, chưa có sự linh động đặc biệt nào.
Chẳng hạn như đối với đề nghị của Hải quan Cần Thơ, Tổng cục Hải quan mới đây đã bác đề xuất xin nộp thuế dần dần cho doanh nghiệp.
Tổng cục dẫn chứng Điều 42 Luật quản lý thuế sửa đổi đã nêu rõ, Hàng hóa phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan..."
Theo Phạm Huyền
Chuyện về người anh hùng Hy Lạp của Quân đội Nhân dân Việt Nam Kostas Sarantidis (năm nay 86 tuổi, người Hy Lạp) có tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Lập - là một trong rất ít người nước ngoài có mặt trong lực lượng Việt Minh từ năm 1946. Với ông, quyết định đi theo Việt Minh là "lần đầu tiên tôi tự quyết định số phận của mình". Gần 70 năm trôi qua, ông vẫn...