Nghệ An: Dùng điện tra tấn 2 em nhỏ vì nghi ăn trộm cam
Chỉ vì nghi hai em nhỏ ăn trộm cam của hàng xóm, các đối tượng đã nhẫn tâm dùng bình ắc quy điện kích cá để tra tấn các em. Vụ việc gây bất bình trong dư luận địa phương.
Đơn khiếu nại của gia đình cháu Cầu gửi tới cơ quan chức năng.
Hành động mất nhân tính
Trong đơn thư tố cáo gửi tới cơ quan báo chí, UBND xã Nghi Diên, CA xã Nghi Diên và CA huyện Nghi Lộc (Nghệ An) của gia đình nạn nhân Nguyễn Cảnh Cầu (SN 1998, trú tại xóm 1, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1995, trú tại xóm 2, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) trình bày: Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 28/11/2011, do nghi ngờ hai em ăn trộm cam của gia đình hàng xóm nên Nguyễn Cảnh Thuyết (trú tại xóm 1, xã Nghi Diên, Nghi Lộc – người trông hộ vườn cam) đã bắt em Dũng về nhà mình để tra hỏi. Em Dũng đã khai nhận hành vi trộm cam của mình và khai thêm Cầu có tham gia vụ trộm cam.
Cùng lúc đó, Cầu trên đường đi chơi gặp Thuyết, bị Thuyết gọi vào nhà để tra khảo. Tại đây, Cầu bị Thuyết dùng cán chổi đánh liên tiếp vào người và yêu cầu khai báo hành vi ăn trộm cam. Nhưng Cầu vẫn không thừa nhận.
Bộ kích điện được Thuyết dùng để tra tấn hai nạn nhân
Thấy vậy, Thuyết bắt em Dũng ra ngoài đường bốc hai cốc đá xay (dùng để xây nhà) rồi bắt hai em quỳ lên đó, phía dưới còn lót một tấm lưới sắt. Sau đó Thuyết cùng hai thanh niên khác là Lê Viết Dũng (SN 1984, trú tại xóm 1, xã Nghi Diên) và một thanh niên tên Nam sử dụng bình ắc quy kích điện (dùng để kích cá) dí vào người hai em.
Cứ thế, mỗi lần hai em Dũng – Cầu không chịu nhận ăn trộm cam lại bị 3 đối tượng trên thay nhau dùng kích tra hỏi. “Chúng em bị các anh ấy kích 4 lần. Cứ mỗi lần kích như vậy điện giật tê buốt lên tận não. Mà khi dùng kích để kích, bình ắc quy đang được cắm trực tiếp vào điện lưới nên chúng em sợ lắm”, em Nguyễn Cảnh Cầu kể lại.
Video đang HOT
Sự việc chỉ dừng lại khi chị Nguyễn Thị Diện (mẹ của nạn nhân Cầu) xuất hiện. “Lúc đó tôi đang đi làm nghe một anh trong xóm chạy lại báo sự việc. Tôi vội vàng vào nhà chú Thuyết thì thấy con tôi và một thằng bé khác nữa đang quỳ trên đống sỏi. Lúc đó Thuyết đã giấu cái kích điện đi rồi nên tôi nghĩ chắc chú ấy dọa thằng Cầu thôi. Nhưng khi về nhà nghe con kể lại tôi mới giật mình vì hành động thiếu nhân tính”.
Em Nguyễn Văn Dũng sợ hãi nói: “Hôm đó nếu mẹ Cầu không đến có lẽ chúng em còn bị kích nhiều lần nữa. Khi xảy ra sự việc có nhiều người coi lắm nhưng không ai dám vào can ngăn cả!”.
Sau đó Thuyết bắt hai em quỳ trên đống sỏi đến gần 11 giờ trưa cùng ngày mới thả ra. Trước khi thả Thuyết không quên đe dọa nếu còn tái phạm sẽ… chặt tay.
Anh Nguyễn Quốc Lĩnh (SN 1971, trú tại xóm 2, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) – một trong những nhân chứng có mặt tại hiện trường hôm đó – bày tỏ: “Hôm đó vô tình tôi đi qua và bắt gặp vụ việc trên. Lúc đó ngoài tôi còn có mấy người nữa đang đứng xem. Tôi đã đi gọi chị Diện đến giải nguy cho các cháu. Tôi thừa biết tính cách mấy thanh niên này, nói là làm. May mà các cháu không sao. Nếu cần tôi sẽ làm chứng bảo vệ các cháu đến cùng”.
Do quá sợ hãi trước màn tra tấn của 3 thanh niên trên nên em Cầu sau khi được thả đã phải trốn tại nhà người quen mà không dám về nhà vì sợ bị bắt trở lại. Được biết, em Dũng bị mắc bệnh thần kinh từ nhỏ, hàng ngày vẫn phải uống thuốc điều trị. Giờ sau vụ việc này tâm trạng rất hoảng loạn.
Xử phạt 300 nghìn!
Sau khi vụ việc xảy ra được 4 ngày, gia đình em Cầu mới tìm được em về. Sau đó gia đình đã làm đơn tố cáo gửi đến ban CA xã Nghi Diên. Sau khi nhận được đơn của gia đình bị hại, CA xã Nghi Diên đã gọi các bên liên quan lên lấy lời khai. Gia đình em Cầu cũng đã trình bày đúng như hôm xảy ra sự việc. Thuyết cũng đã thừa nhận có sử dụng bình ắc quy nhưng chỉ để dọa chứ không kích thật.
Em Cầu vẫn chưa hết hoảng sợ vì những màn tra tấn dùng kích điện dí vào người
Tuy nhiên, có điều lạ là dù vụ việc có nhiều nhân chứng song CA xã Nghi Diên không lấy lời khai của nhân chứng nào. Căn cứ vào lời khai của Thuyết, CA xã Nghi Diên chỉ xử phạt hành chính Thuyết 300 ngàn đồng. Chiếc bình ắc quy cho đến nay vẫn không bị thu hồi.
Ông Phạm Đình Chương – Trưởng công an xã Nghi Diên – nói: “Chúng tôi cũng đã hỏi một chị có mặt tại đó nhưng chị ấy bảo đứng phía ngoài nhìn không rõ. Hiện chúng tôi chưa thu hồi chiếc bình ắc quy liên quan đến vụ việc này. Vài ngày nữa chúng tôi sẽ cho anh em xuống thu hồi ngay. Thực chất việc thu hồi này cũng đơn giản thôi”.
Chị Nguyễn Thị Diện cho biết hôm xã xử phạt Thuyết gia đình chị không hề biết. Lên hỏi công an thì được trả lời là do nạn nhân không có chứng tích, có kiện lên huyện thì cũng chỉ xử lý như vậy thôi.
Cách xử lý một vụ bạo hành trẻ em của công an xã Nghi Diên khiến người dân nơi đây đặt nhiều dấu hỏi.
Theo Dân Trí
Nghịch tử nhốt mẹ già, đánh đến bầm dập
Sau nhiều lần chửi bới, bắt mẹ ở ngoài trong đêm mưa tầm tã vì tội "không giữ đất đai ngày xưa lại cho mình", Đức nhốt mẹ trong nhà, đánh cho người đã sinh thành và dưỡng dục mình đến bầm cả mình.
Ông Nguyễn Hữu Chẩn, Trưởng Công an phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai, xác nhận sự việc bà Mai bị con ruột đánh là có thật. "Chúng tôi đã gọi anh con trai lên phường để kiểm điểm, răn đe, giáo dục rồi", ông trưởng công an phường cho biết.
Người mẹ đau khổ ấy tên là Nguyễn Thị Mai (62 tuổi, trú số nhà 47, đường Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai). Dù đã nhiều lần bị con ruột mình hành hạ, nhưng người mẹ vẫn mang nặng tình mẫu tử: "Nếu đem ra pháp luật, nó có phải đi tù không? Tôi không dạy được nó nữa, nhưng chỉ muốn răn đe nó thôi chứ không muốn nó phải đi tù đâu...". Những vết thâm bầm trên tay, chân và con mắt của bà khiến người đối diện không khỏi xót xa.
Mắt bà Mai vẫn còn sưng vù, bầm tím vì bị con trai cả đánh. Ảnh: Tùy Phong
Bà Mai chậm rãi kể, vợ chồng bà từ Bình Định lên Gia Lai lập nghiệp năm 1980. Bà sinh được 5 người con, trong đó đứa con bất hiếu chửi, đánh mẹ đã từng dày công nuôi dưỡng là con trai cả Lê Tấn Đức (35 tuổi), làm nghề sửa lốp ôtô. Cách đây 7 năm, chồng bà Mai mất, Đức và 2 người con gái lớn đã lập gia đình, ra ở riêng. Người con trai thứ của bà đi làm thuê lâu lâu mới ghé về nhà, con trai út đang học đại học trong TP HCM.
Để nuôi con trai út ăn học, hàng ngày bà Mai phải tần tảo thức khuya dậy sớm, vất vả bán từng mẩu bánh mì, từng chai nước giải khát và làm một số việc không tên khác. 4 năm trước, vợ chồng Đức và 2 đứa con xin phép được dọn về sống chung với bà. Người mẹ thương con ít vốn làm ăn nên đã mang giấy tờ nhà đi thế chấp vay ngân hàng 40 triệu đồng để con dâu mở tiệm uốn tóc, còn Đức mở tiệm sửa lốp xe.
Không chỉ vậy, bà Mai còn nhường luôn gian mặt tiền mà lâu nay vẫn bán bánh mì và nước giải khát cho vợ Đức mở tiệm uốn tóc để đỡ tốn tiền thuê nhà, còn bà dọn ra ngoài vỉa hè lấy dù che nắng, che mưa để bán. Đã vất vả và hy sinh đến thế, nhưng bà Mai không thể nào ngờ thằng con cả của mình không những không thương mẹ mà ngược lại, anh ta quay sang hành hạ, mạt sát người đã sinh ra mình.
Dù sống chung dưới một mái nhà nhưng việc sinh hoạt ăn uống, bà Mai vẫn phải thui thủi một mình tự làm, sáng 5h đi bán hàng, 18h mới về nhà tự nấu cơm và ăn một mình. Cơm nước xong, tự "biết thân, biết phận", bà Mai leo lên giường đi ngủ để tránh bị thằng con mạt sát.
Đầu gối của người mẹ cũng bị thương vì bị con đánh. Ảnh: Tùy Phong
"Lúc nào nó cũng trách móc tôi hồi xưa gia đình nhiều đất đai mà sao không giữ lại để cho nó. Cũng vì nuôi nó nên mới bán đất chứ có phải bán rồi đem cho người dưng đâu. Thế là nó thường xuyên chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà", bà Mai đau xót kể lại.
Đức còn bắt bà Mai đưa sổ lĩnh lương (trước kia bà Mai tham gia kháng chiến và hiện được hưởng mức lương 1,2 triệu đồng một tháng) cho anh ta giữ, với lời hứa sẽ lo hết cho bà. Bà nói: "Việc buôn bán nào kiếm được nhiều tiền, tiền lương tôi dùng để gửi cho thằng út ăn học nên không thể nào đưa được".
Một phụ nữ hàng xóm bất bình kể lại rằng, anh con cả không chỉ chửi bới bà Mai mà cách đây mấy tháng, trong lúc trời đang mưa to, gió lớn nhưng Đức không cho mẹ vào nhà, để dầm mưa đến 12h đêm. Mới đây thấy Đức xách một can xăng về nhà, bà Mai hỏi mua xăng để làm gì , anh ta trả lời: "Tui chết bà cũng phải chết". Hôm 5/1 sau khi đi nhậu về, Đức lại lên "cơn" chửi bới mẹ, nhốt bà vào gian nhà trong và đánh đập đến thâm tím khắp người, đấm vào mắt trái mẹ mình đến bầm tím.
Sau đó, anh ta tự đập đầu vào tường cho ra máu, rồi lấy máu bôi lên mặt mũi, người bà Mai nói là để dứt ơn mang nặng đẻ đau của bà. "Nó lấy máu bôi vào người tôi rồi nói "máu của bà tui trả lại cho bà". Nó nghĩ nó dùng máu nó bôi lên người tôi là nó đã trả được cái ơn dưỡng dục sinh thành chăng? Thật quá chua xót, tôi có làm gì nên tội đâu mà phải chịu cảnh này", người mẹ khóc kể.
Người mẹ được người thân đưa đến bệnh viện trong tình trạng mắt trái thâm tím, đau nhức và toàn thân đau đớn. Sau trận đòn này, bà Mai quá sợ hãi phải trốn biệt đến hai ngày sau mới dám về nhà khi 2 vợ chồng Đức đã dọn đi nơi khác. "Nó dọn đi nơi khác ở rồi, cũng gần đây thôi, nhưng tôi vẫn sợ lắm, tôi không dám về nhà ngủ", người mẹ lo sợ nói.
Theo VNExpres
Các chuyên gia tâm lý giải mã 'căn bệnh' thích tra tấn ôsin "Rõ ràng trong câu chuyện này gia chủ đặt nặng lợi ích bản thân nhà chủ hơn giá trị, nhân phẩm của người giúp việc dẫn tới họ sẵn sàng tấn công". Đó là khẳng định của Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, giảng viên Khoa Tâm lí, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) xung quanh những...