Nghệ An: Dịch tả lợn châu Phi lan khắp nơi, người dân vứt lợn chết trên sông
Tình trạng xác lợn bị vứt bừa bãi trên sông Đào, đoạn chảy qua xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khiến người dân rất hoang mang và lo lắng.
Mấy ngày qua người dân xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An vô cùng bức xúc trước việc xác lợn bị vứt bừa bãi trên sông Đào, đoạn chảy qua khu vực cây cầu Phượng.
Lợn chết nhiều ngày nổi trên mặt nước, bốc mùi hôi thối, nhiều người đi qua phải bịt khẩu trang. Ông Nguyễn Công Lương, Giám đốc Xí nghiệp thủy lợi đầu mối, thuộc công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An xác nhận thời gian qua có tình trạng người dân vứt xác động vật, đặc biệt là lợn chết, xuống kênh rất bừa bãi.
Xác một con heo lớn trôi trên sông Đào vào trưa 5/10 (Ảnh H.L)
“Không biết ai lại vô ý thức vức xác heo bừa bãi như thế này. Mấy ngày gần đây, người dân đi qua khu vực này đều phải bịt khẩu trang bởi vì mùi xác lợn rất hôi thối. Tôi đang lo sợ mấy con lợn đó nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Nếu như vậy dịch này sẽ lây lan khắp nơi”, ông Vinh, một người dân địa phương cho biết.
Tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú, y, trong ngày 4/10, trên địa bàn Nghệ An phát sinh thêm 12 ổ dịch tả lợn châu Phi mới tại các huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP.Vinh và TX.Cửa Lò. Như vậy trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã 21 huyện, thị xã, thành phố của Nghệ An xảy ra dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Theo đánh giá của sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nghệ An, nguyên nhân chính khiến mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát tán rộng ở tất cả các địa phương trong tỉnh là do chưa thực hiện tốt công tác khử trùng tiêu diệt mầm bệnh tại các ổ dịch. Việc kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn bị buông lỏng, không nghiêm ngặt. Hơn thế nữa, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên rất khó áp dụng biện pháp an toàn sinh học. Tổng số lợn đã tiêu hủy hơn 54.800 con với trọng lượng 2.454 tấn.
Hiện tại, đơn vị vừa tuyên truyền vừa phối hợp với chính quyền các địa phương thu gom xác heo chết trôi trên các sông, kênh để bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và lây lan dịch tả lợn châu Phi.
Ngọc Ánh
Theo Nguoiduatin
Đã dừng lấy nước sông Đào, lấy nước sông Lam làm nước máy
Tổ công tác giải quyết hoạt động cấp nước địa bàn TP Vinh và phụ cận do Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An làm Tổ trưởng đã họp bàn phương án lấy nước thô từ sông Đào hay sông Lam.
Ngày 12- 9, Công ty CP cấp nước Nghệ An và Công ty CP cấp nước sông Lam cho biết, hai nhà máy của Công ty cấp nước Nghệ An đã dừng lấy nước sông Đào để lấy nước thô sông Lam từ Công ty cấp nước Sông Lam cung cấp để sản xuất nước máy (nước sạch) phụ vụ cho người dân TP Vinh và vùng phụ cận.
Công ty cấp nước Nghệ An đã dừng bơm lấy nước sông Đào để mua nước thô sông Lam sản xuất nước máy.
Trước đó, từ ngày 3-9, Công ty Cấp nước Nghệ An cho nhà máy ngừng hoạt động, ngừng lấy nước sông Lam vì lý do trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa lũ, thủy điện xả lũ dẫn đến nước sông Lam đục. Việc nhà máy ngừng hoạt động dẫn đến người dân thiếu nước ăn uống, bệnh viện ở TP Vinh thiếu cả nước chạy thận cứu chữa bệnh nhân, thiếu nước sinh hoạt...
Công ty Cấp nước Nghệ An đưa ra phương án bơm nước sông Đào để sản xuất nước máy và chiều 3- 9, tỉnh Nghệ An đồng ý cho bơm nước sông Đào để dân và bệnh viện, trường học ở TP Vinh có nước máy dùng.
Thời gian qua, việc nên hay không nên lấy nước sông Đào (một nhánh nhỏ hạ nguồn sông Lam) để sản xuất nước máy được dư luận quan tâm.
Người dân lo ngại nước sông Đào ô nhiễm dẫn đến chất lượng nước máy không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phía Công ty Sông Lam cho rằng, họ được tỉnh Nghệ An mời gọi từ TP Hồ Chí Minh ra đầu tư hệ thống đường ống, nhà máy cung cấp nước thô bơm từ sông Lam với hơn 720 tỉ đồng. Thời gian gần đây, Công ty cấp nước Nghệ An giảm số lượng mua nước thô sông Lam mà bơm cả nước sông Đào để sản xuất nước máy. Dư luận, người dân đặt câu hỏi về việc giá nước thô (do tỉnh Nghệ An ban hành) đã tương xứng với mức đầu tư đường ống cấp nước của Công ty cấp nước Sông Lam hay chưa.
Đường ống cấp nước thô của Côn ty Sông Lam chạy cắt qua trên sông Đào.
Việc bơm nước sông Đào sản xuất nước máy chỉ phải trả tiền thủy lợi phí khoảng 950 đồng/m3 còn mua nước thô sông Lam của Công ty cấp nước Sông Lam là 1.950 đồng/m3.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An vừa qua, một số đại biểu đã nêu ra quan điểm cần phá độc quyền trong việc cung cấp nước máy cho người dân.
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã có văn bản số 8454 -CV/TU ngày 6- 8, về việc xử lý liên quan đến các hoạt động cấp nước địa bàn TP Vinh và vùng phụ cận. Tỉnh Nghệ An đã thành lập tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An làm Tổ trưởng để chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến các vấn đề hoạt động cấp nước trên địa bàn TP Vinh và vùng phụ cận.
Ngày 12-9, ông Thái Thanh Quý, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo các sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An...đã họp để nghe báo cáo cụ thể, đưa ra kết luận trong vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân.
Về hướng giải quyết, ông Võ Văn Ngọc Sở TN&MT tỉnh Nghệ An cho biết: "Nguồn nước thô ở sông nào sạch hơn, đảm bảo hơn thì ưu tiên lấy để sản xuất nước máy sản xuất cho người dân dùng. Hiện đang phải thông báo của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An".
Đ.LAM
Theo PLO
Công an Nghệ An điều tra nghi vấn doanh nghiệp lợi dụng trời mưa xả thải xuống sông Đào Cảnh sát phát hiện một đường cống ngay trước nhà máy của một doanh nghiệp đang đổ nước thải xuống sông Đào. Sáng 12/9, nước sông Đào đoạn qua huyện Hưng Nguyên vẫn có màu đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đây là nguồn nước chính cho các nhà máy nước sạch trên địa bàn. Trong khi đó, một nguồn...