Nghệ An: Dấu ấn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước
Theo UBND tỉnh Nghệ An, trong quý I/2021, tỉnh này đã cấp mới cho 25 dự án và điều chỉnh 36 lượt dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và đăng ký thêm là 7.274.46 tỷ đồng.
Tại Nghệ An, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những tháng đầu năm 2021 vẫn đạt được những tín hiệu khả quan. Tính đến ngày 17/3/2021, tỉnh đã cấp mới 16 dự án và điều chỉnh 27 lượt dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm hơn 7.000 tỷ đồng. Trong đó cấp mới cho 15 dự án của nhà đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 1.694,33 tỷ đồng (chiếm 93,75% về số lượng dự án và 26,83% về tổng mức đầu tư); cấp mới cho 1 dự án FDI với tổng mức đầu tư 200 triệu USD (chiếm 6,25% về số lượng dự án và 73,17% về tổng mức đầu tư).
Một góc Khu công nghiệp VSIP nghệ An
Về lĩnh vực công nghiệp có 7 dự án được cấp chủ trương, giấy chứng nhận đầu tư với 5.006.06 tỷ đồng (chiếm 43,75% về số lượng dự án và 79,28% về tổng mức đầu tư). Lĩnh vực bất động sản với 1 dự án với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ có 5 dự án với 271,33 tỷ đồng. Và lĩnh vực nông nghiệp với 2 dự án, tổng mức đầu tư 243,45 tỷ đồng.
Video đang HOT
Một số dự án có mức đầu tư lớn trong kỳ như: Dự án nhà máy cấu kiện điện tử tại Khu công nghiệp (KCN) VSIP Nghệ An của Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam (200 triệu USD); Dự án KCN Hoàng Mai 1 của Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt (750 tỷ đồng); Dự án Nhà máy sản xuất và chế biến bột đá siêu mịn tại KCN Nghĩa Đàn của Công ty TNHH công nghệ vật liệu mới Đức Thịnh (300 tỷ đồng); Dự án Trang trại chăn nuôi theo mô hình trại lạnh khép kín tại xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ của Công ty TNHH Chăn nuôi công nghệ cao Tân Thắng 149,7 tỷ đồng…
Trong quý I/2021, Nghệ An có 506 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,42% với cùng kỳ và 106 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; tổng số vốn đăng ký 6.153,75 tỷ đồng, tăng 88,29% so với cùng kỳ; có thêm 326 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 112 doanh nghiệp so với cùng kỳ). 3 tháng đầu năm, thu ngân sách tỉnh Nghệ An ước thực hiện 4.122 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán, bằng 94% cùng kỳ năm 2020. Cũng trong quý I/2021, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 10.972 lao động, tăng 0,7% so với cùng kỳ; trong đó, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 3.191 người, tuyển sinh đào tạo nghề cho 4.329 lượt người, trong đó sơ cấp 2.275 lượt người, đào tạo dưới 3 tháng 2.054 lượt người.
Trong năm 2021, tỉnh Nghệ An tập trung chỉ đạo nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, nhất là các dự án, công trình trọng điểm. Đặc biết trong quý I, II/2021 tuyến giao thông quan trọng là cầu Cửa Hội đã chính thức thông xe và đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò đã cơ bản thông tuyến.
Theo UBND tỉnh Nghệ An, trong quý II, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, đôn đốc các sở, ngành xử lý, giải quyết hồ sơ chủ trương đầu tư còn tồn đọng và các hồ sơ mới phát sinh cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư. Chủ động theo dõi và có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, đôn đốc triển khai các dự án đã có chủ trương, giấy phép đầu tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý vướng mắc trong hồ sơ, thủ tục, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn.
Cũng trong quý II, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành chậm tiến độ năm 2021 và Danh mục dự án kiểm tra kèm theo; phối hợp với các sở, ngành, địa phương, trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đánh giá kết thực hiện, rà soát thủ tục hành chính, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi Quyết định 72/2017/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chấp thuận xây nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng lớn nhất Nghệ An
Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 1 doanh nghiệp triển khai Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng lớn nhất trên địa bàn với tổng mức dự kiến gần 160 tỷ đồng.
Cụ thể, vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng Tân Kỳ với tổng mức đầu tư gần 160 tỷ đồng. Nhà máy sẽ được đặt tại xã Tân Long, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).
Quy mô công suất của Dự án bao gồm: Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt công suất 96 tấn/ngày đêm; Lò đốt chất thải rắn công nghiệp, nguy hại 48 tấn/ngày đêm; Xưởng sản xuất phân vi sinh hữu cơ từ rác thải 10 tấn/ngày đêm; Xưởng sản xuất nilon tái chế từ rác thải 5 tấn/ngày đêm và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án và dịch vụ 50m3/ngày đêm.
Tiến độ thực hiện dự án là quý IV/2020 đến quý II/2021 phải hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư. Đến quý III/2022 phải hoàn thành đi vào hoạt động.
Doanh nghiệp sẽ đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng Tân Kỳ là Công ty CP xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư.
Công ty CP xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư có địa chỉ tại thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) do ông Đặng Hữu Bé là người đại diện pháp luật.
Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011, doanh nghiệp này với ngành nghề chính là xây dựng nhà các loại. Bên cạnh đó, công ty này có thâm niên trong các lĩnh vực thu gom, xử lý và tiêu hủy chất thải.
Được biết, Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng Tân Kỳ được xem là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất Nghệ An tới thời điểm này.
Hiện nay, nhà máy xử lý rác có quy mô vừa và lớn ở tỉnh Nghệ An có Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên (đặt tại huyện Nghi Lộc với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng); Nhà máy xử lý chất thải rắn Nghĩa Đàn (đặt tại Thị trấn Nghĩa Bình có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng) và Nhà máy xử lý chất thải rắn Hoàng Mai (đặt tại khu vực đồi Dốc Lăn, xóm 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai. Theo thiết kế, nhà máy có công suất xử lý rác thải 50 tấn/ngày đêm, với tổng số vốn đầu tư trên 38 tỷ đồng).
Theo số liệu của tỉnh Nghệ An, hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh này phát sinh khoảng 1.741,78 tấn/ ngày. Trong đó, đô thị là trên 1.000 tấn, nông thôn trên 700 tấn/ngày. Tuy nhiên, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hiện chỉ là trên 1.400 tấn/ngày, đạt 81%. Trong đó, tại đô thị đạt 91,7%; nông thôn mới chỉ đạt 53,1%. Vì thế, với lượng khoảng gần 400 tấn rác thải đang "thả nổi" tại nhiều địa phương như hiện nay cũng là một số liệu rất đáng để lưu tâm.
Đã có kết quả phân tích mẫu nước sau vụ việc cá chết hàng loạt trên sông Con ở Nghệ An Kết quả phân tích các mẫu nước không có chỉ số bất thường, hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Con. Trước đó, người dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ, Nghệ An phát hiện cá chết bất thường nổi trắng sông Con đoạn qua địa bàn. Đây là lần đầu tiên hiện tượng bất thường...