Nghệ An: Dân miền núi í ới gọi nhau đi hái trám đen ngon nức tiếng
Thời điểm hiện nay, ở các xã miền núi Nam Sơn của huyện Đô Lương, xã Cát Văn, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm của huyện Thanh Chương ( Nghệ An), bà con đang hối hả vào mùa thu hoạch trám đen để đem đi bán. Mỗi vụ hái trám đen, nhiều hộ nông dân xứ Nghệ có thể thu nhập tới cả chục triệu đồng mỗi cây …
Trám đen là loại cây ăn quả và lấy gỗ. Bên cạnh trám mọc tự nhiên thì những năm gần đây, nhiều cây trám lai ghép được người dân huyện Đô Lương, Thanh Chương nhân rộng và quả trám đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Hiện, 2 huyện Thanh Chương và Đô Lương đang có hàng ngàn cây trám. Một cây trám cổ thụ mỗi năm cho người dân nguồn thu từ 7 – 10 triệu đồng…
Trám đen vào mùa, bà con nông dân hối hả hái quả
Trước đây cây trám đen thường chỉ được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hàng ngày ở nông thôn. Nay quả trám đen lại trở thành một thứ đặc sản hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên cây trám cũng được nhân rộng diện tích, sản xuất hàng hóa để xuất bán ở nhiều nơi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã miền núi của xứ Nghệ.
Những ngày này, đến các hộ dân ở xã Nam Sơn của huyện Đô Lương, các xã Cát Văn, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm của huyện Thanh Chương ( Nghệ An), đâu đâu cũng thấy bà con nông dân vui vẻ í ới gọi nhau thu hoạch quả trám đen để bán. Có những cây trám đen 30 đến 40 năm tuổi, to một người ôm không xuể, cành lá sum suê, chi chít quả ngon đen nhánh.
Quả trám đen đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở đất Thanh Chương, Đô Lương. Cứ mỗi khi mùa trám về, người dân địa phương lại í ới gọi nhau đi hái quả trám.
Trao đổi với phóng viên báo DANVIET.VN, ông Trần Hường, trú tại xóm 8, xã Nam Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nói: “Ở vùng này nhà ít thì vài ba cây, nhà nhiều có đến hàng chục cây. Gia đình tôi có 12 cây trám, trong đó có 7 cây trám lâu năm đã cho thu hoạch hàng chục năm nay. Năm nay trám đen được mùa, lại được giá, bán đắt hơn năm ngoái nhiều. Gia đình tôi ít cây thì huy động người nhà tự trèo hái, còn những gia đình mà nhiều cây, không có thời gian thu hoạch thì có thương lái họ đến tận nơi hái và thu mua luôn”.
Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa vào tháng 7 âm lịch. Trước đây, người dân ít để ý chăm bón, chỉ để cây phát triển tự nhiên bởi rồng từ 7 đến 8 năm mới cho thu hoạch. Nhưng nay, do giá trị kinh tế cao nên nhiều người đã quy hoạch thành vùng để trồng trám.
Đặc biệt để khắc phục nhược điểm loại cây này cao, khó thu hoạch quả, các hộ đã chuyển sang trồng loại trám ghép. Loại cây này có đặc điểm chỉ 4 năm là cho thu hoạch quả, cây thấp, tán rộng, nhiều quả, dễ thu hoạch.
Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa vào tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.
Ông Nguyễn Huỳnh, xóm 1, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết: “Cây trám mọc tự nhiên thường cao vút, rất khó thu hoạch, mỗi khi vào mùa phải leo trèo lên cao chót vót rất nguy hiểm. Trèo hái trám phải có các thiết bị bảo hộ cẩn thận. Chính vì thế nên tôi trồng cây trám ghép. Loại cây này vừa thấp, tán rộng, nhiều quả, dễ thu hoạch hơn nhiều, mà chất lượng trám vẫn ngon, bùi như trám mọc tự nhiên, hiệu quả kinh tế lại cao…”.
Ở xã Nam Sơn, hiện tại cây trám đen được phát triển nhiều ở các xóm 1, 2, 3, 4 và xóm 8. Ngoài ra, 2 xã giáp với xã Nam Sơn là Lĩnh Sơn của huyện Anh Sơn và xã Cát Văn của huyện Thanh Chương cũng phát triển mạnh loại cây đặc sản này. Năm nay, trám đen được mùa, mỗi cây cho thu hoạch từ 40 đến 50 kg quả, đem về thu nhập 3 triệu đồng. Có những cây lâu năm thân to, tán rộng, có thể cho năng suất tới 1-3 tạ quả, nhập hơn 10 triệu đồng.
Những năm gần đây, trám đen được đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, hạt của quả trám đen còn được thu mua để thương lái bán sang Trung Quốc. Ngoài lượng trám bán tại các chợ, ở các điểm thương lái còn thu mua tới hàng trăm tấn quả trám đen, đem về thu nhập cho người dân hàng chục tỷ đồng.
Theo Hội Nông dân xã Nam Sơn, huyện Đô Lương( Nghệ An), cây trám đen hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Hội Nông dân đang tuyên truyền, vận động dân mở rộng diện tích trồng trám đen. Đây cũng là một trong những mục tiêu của Hội trong phong trào cải tạo vườn tạp, tham gia xây dựng nông thôn mới….
Video đang HOT
Với hương vị bùi thơm đặc biệt, quả trám đen Nghệ An có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như xôi trám đen, trám nhồi thịt, canh trám nấu gà, trám muối… Hiện nay, trám đen còn được chế biến đóng lọ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trám đen xứ Nghệ vào siêu thị
Nếu như đặc sản trám đen nổi tiếng của Đô Lương, Thanh Chương (Nghệ An) lâu nay chỉ được chế biến bằng cách om truyền thống, ăn theo mùa, không bảo quản được lâu thì nay đã được chế biến bằng công nghệ mới, đóng lọ hiện đại.
Đây là thành quả mới nhất của dự án “Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình bảo quản chế biến quả trám đen Thanh Chương” do huyện Thanh Chương đề xuất, được UBND tỉnh Nghệ An đồng ý, giao cho một công ty phát triển nông nghiệp chủ trì thực hiện.
Quả trám sau khi om được cho vào lọ thủy tinh, rót nước muối hoặc nước mắm ở nhiệt độ cao và đóng nắp kín tuyệt đối. Lọ trám được thanh trùng, sốc nhiệt. Các quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản được các chuyên gia của Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương nghiên cứu và chuyển giao.
“Trước đây, người dân thường muối trám mặn như muối dưa, cà, làm trám muối mất đi hương vị đặc trưng. Mặt khác người dân thường muối trong các lọ nhựa, sành không kín nắp, nên vi sinh vật xâm nhập, lên men, lên mốc xanh, ảnh hưởng tới cho sức khỏe người sử dụng. Chúng tôi đã áp dụng công nghệ mới, quả trám sẽ bảo quản được lâu hơn trong nhiệt độ thường. Hạn sử dụng của sản phẩm là 1 năm từ ngày sản xuất, đã trở thành hàng hóa và được người tiêu dùng ưa chuộng”, thạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu, Chủ nhiệm dự án cho biết.
Hiện nay, áp dụng công nghệ mới, quả trám sẽ bảo quản được lâu hơn trong nhiệt độ thường, vận chuyển đi các nơi thuận tiện và dễ dàng hơn. Mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Hiện nay, sản phẩm trám đen được đóng lọ với trọng lượng 800g, 1.280g, dán nhãn và đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm; được các cơ quan chức năng kiểm định, chứng nhận chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu trên toàn quốc.
Mặc dù sản phẩm mới bắt đầu phân phối ra thị trường, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã liên hệ để hợp tác phân phối độc quyền ở các địa phương này. Dự án thực hiện khép kín thành chuỗi từ tuyển chọn, nhân giống, trồng đến chế biến và bảo quản quả trám đã mở ra hướng đi mới cho cây trám trên địa bàn. Quả trám đang và sẽ có thị trường ổn định, tạo động lực cho người dân yên tâm phát triển.
Hiện nay, sản phẩm trám đen được đóng lọ với trọng lượng 800g, 1.280g, dán nhãn và đã được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Ông Hoàng Văn Huân – một người dân trồng trám ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) chia sẻ: “Trám từ lâu đã có giá trị kinh tế cao, nay được chế biến bảo quản, đầu ra ổn định, chúng tôi cũng yên tâm đầu tư mở rộng diện tích cây trám”.
Đây là một bước tiến mới của việc đưa quả trám đặc sản trám đen xứ Nghệ trở thành hàng hóa, tạo đầu ra ổn định, lâu dài cho người dân.
Quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc nên được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả trám xanh có tác dụng giải độc.
Theo Danviet
Những việc làm bất minh của 'nhà báo quốc tế' Lê Hoàng Anh Tuấn
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn từng thay đổi tên đệm, chuyển khẩu từ Nghệ An vào Hà Tĩnh, tài trợ "hụt" cho người nghèo và bị tố cáo lừa đảo.
Đổi tên đệm, chuyển khẩu, tự ứng cử Đại biểu quốc hội
Qua tìm hiểu của phóng viên, ông Lê Hoàng Anh Tuấn - người tự xưng là nhà báo quốc tế, thạc sĩ Luật học, tiến sĩ danh dự, Tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và hợp tác quốc tế - khi học tại trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An) - ngôi trường đã tổ chức lễ tri ân hoành tráng - mang tên khai sinh là Lê Văn Tuấn. Bằng diplom mà ông Tuấn cung cấp cho phóng viên để chứng minh từng tốt nghiệp khoa Kinh tế, Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Ostrava (Séc) cũng mang tên Lê Văn Tuấn.
Phòng tư pháp huyện Nghi Lộc, Nghệ An xác nhận với phóng viên, vào ngày 26/11/2013, công dân Lê Văn Tuấn (sinh ngày 01/10/1979, trú tại xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong giấy khai sinh gửi UBND huyện Nghi Lộc. Trong tờ khai công dân Tuấn đề nghị được thay đổi tên lót, đổi từ Lê Văn Tuấn thành Lê Hoàng Anh Tuấn. Trong tờ khai trước đó, lý do thay đổi tên là do "Lê là họ của bố, Hoàng là họ của mẹ và thay tên lót Văn thành Anh".
Quyết định cho phép ông Lê Văn Tuấn thay đổi tên đệm thành Lê Hoàng Anh Tuấn.
Ngày 27/11/2013, UBND huyện Nghi Lộc ra Quyết định số 2860/QĐ-UBND cho phép ông Lê Văn Tuấn thay đổi tên lót thành Lê Hoàng Anh Tuấn. Năm 2015, ông Lê Hoàng Anh Tuấn chuyển hộ khẩu sang thường trú tại một nhà dân trên địa bàn thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Ngày 9/5, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Việt Hà - Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, năm 2016, Lê Hoàng Anh Tuấn đã làm hồ sơ ứng cử làm Đại biểu Quốc hội tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông Lê Hoàng Anh Tuấn là người duy nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tự ứng cử Đại biểu quốc hội.
Tuy nhiên, tại vòng hiệp thương lần 1 thì người này không trúng cử. Bà Hà chỉ biết ông Tuấn từng học tập, công tác tại nước ngoài dựa trên hồ sơ tự khai khi ứng cử và có một số hoạt động từ thiện tại địa phương...
Trường THPT Nghi Lộc 3, Nghệ An - nơi diễn ra buỗi lễ tri ân hoành tráng của ông Lê Hoàng Anh Tuấn.
Tài trợ "hụt" cho hàng chục hộ nghèo ở Hà Tĩnh
Năm 2015, Hiệp hội đầu tư và xuất khẩu Séc Việt (tên tiếng Anh của tổ chức này là Czech - Vietnamese investment and export forum, có trụ sở chính tại Séc) được cấp giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam để tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển và trợ giúp nhân đạo. Ông Lê Hoàng Anh Tuấn khi đó giữ chức danh Trưởng đại diện tại Việt Nam (Chủ nhiệm chương trình).
Ngày 31/7/2015, "luật gia Lê Hoàng Anh Tuấn" với tư cách Chủ nhiệm chương trình đã ký quyết định hỗ trợ căn nhà nhân ái tại tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, tổ chức này sẽ đứng ra tài trợ xây dựng 50 căn nhà tình nghĩa cho các phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh (trong đó 30 căn ở huyện Thạch Hà, 20 căn ở các huyện, thị khác trong tỉnh), mỗi căn giá trị 60 triệu đồng, tổng số tiền tài trợ là 3 tỷ đồng.
Quyết định hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 50 hộ có hoàn cảnh khó khăn do ông Lê Hoàng Anh Tuấn ký.
Ngay sau khi nhận được quyết định, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp các địa phương tiến hành rà soát, lập danh sách. Tháng 2/2016, sau khi hoàn thành các thủ tục, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư EU, Hiệp hội đầu tư và xuất khẩu Séc Việt tổ chức khởi công xây dựng 50 nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tại buổi lễ, bên tài trợ cam kết chậm nhất đến ngày 30/6/2016 sẽ hoàn thành 50 ngôi nhà.
Tuy nhiên, sau đó, ông Lê Hoàng Anh Tuấn lại thông báo chỉ ủng hộ 50 triệu đồng tiền xây dựng nhà (trước đó theo thông báo của ông Tuấn ký là 60 triệu), ban đầu sẽ cấp cho mỗi hộ số tiền 15 triệu đồng để khởi công xây dựng, số tiền hỗ trợ còn lại sẽ cấp đủ sau khi hoàn thành ngôi nhà.
Do tin tưởng, các hộ dân đã đứng ra vay tiền để xây dựng nhà. Đến tháng 6/2016, ông Tuấn bất ngờ gửi thư thông báo đã xin nghỉ việc tại Hiệp hội đầu tư và xuất khẩu Séc Việt (Czech - Vietnamese investment and export forum) và nhờ Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tìm người thay thế.
Vậy là Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh và hàng chục hỗ dân "dở khóc, dở cười" vì nhận tài trợ "hụt". Đầu năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã cho Hội LHPN tỉnh tạm ứng ngân sách 1 tỷ 750 triệu đồng để hỗ trợ kinh phí cho 50 người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong diện trên thay cho nhà tài trợ vàng để giải quyết khó khăn.
Bị "tố cáo" lừa đảo, chiếm đoạn tài sản tại Nghệ An
Ads by AdAsia End of ad break in 29 s Sau khi thông tin về ông Lê Hoàng Anh Tuấn gây xôn xao trên mạng xã hội, chị Hoàng Thị Hiệp (trú tại TP. Vinh, Nghệ An) đã cung cấp thông tin cho báo chí cho biết chị cùng một số người tại TP. Vinh từng là nạn nhân bị Lê Hoàng Anh Tuấn (Lê Văn Tuấn) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vào năm 2017, chị Hiệp đã làm đơn gửi Công an tỉnh Nghệ An để tố cáo và nhờ vào cuộc điều tra làm rõ việc ông Tuấn lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của chị.
Trong đơn chị Hiệp nêu rõ: Thông qua một người bạn, chị đã quen với Lê Hoàng Anh Tuấn. Biết gia đình chị Hiệp làm doanh nghiệp cần dự án để làm nên Lê Hoàng Anh Tuấn đã tiếp cận chị và nhiều người khác với nội dung đầu tư xây dựng khách sạn tại Hà Tĩnh và nhiều dự án khác có nguồn vốn nước ngoài. Người này hứa sẽ cho chị Hiệp làm một số hạng mục dự án và yêu cầu chuyển tiền.
Ông Tuấn giới thiệu ông Nguyễn Duyên Ngọc là Phó Viện trưởng cơ quan của ông Tuấn và phụ trách mảng tài chính. Sau đó, chị chuyển tiền vào tài khoản của ông Nguyễn Duyên Ngọc với tổng 3 lần là 450 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau đó dự án không thực hiện, chị Hiệp hỏi ông Tuấn để lấy lại số tiền đã chuyển trên nhưng ông Tuấn không trả, buộc chị Hiệp phải làm đơn tố cáo sự việc lên cơ quan công an để nhờ điều tra làm rõ. Theo lời chị Hiệp, không chỉ riêng mình chị là nạn nhân mà nhiều người khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Đơn tố cáo của chị Hoàng Thị Hiệp.
Do tiền đã đưa mà không có giấy tờ chứng minh nên đã một số người không lên tiếng "tố cáo" Lê Hoàng Anh Tuấn. Trao đổi với PV Tạp chí Nhà đầu tư, một cán bộ điều tra Công an Nghệ An xác nhận công an đã nhận được đơn tố cáo của chị Hiệp và vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ. Cán bộ điều tra này cũng cho biết, công an đã nhiều lần triệu tập Lê Hoàng Anh Tuấn theo đơn tố cáo nhưng người này không đến.
Tuy nhiên, ngày 8/5, trả lời phóng viên VOV.VN, ông Lê Hoàng Anh Tuấn vẫn nhất mực cho rằng thông tin tố cáo ông lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là không đúng, chỉ nhằm mục đích bôi nhọ danh dự. "Tôi khẳng định đơn tố cáo là sai, nhưng không nắm rõ động cơ là gì".
Như VOV.VN đã đưa tin, sau khi trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn, thạc sĩ Luật
học, tiến sĩ danh dự, cựu học sinh khóa 1995-1998 được tổ chức lễ tri ân long trọng tại trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An), ngày 6/5, Sở GD&ĐT Nghệ An đã yêu cầu nhà trường báo cáo sự việc.
Ngày 7/5, Sở GD&ĐT Nghệ An đã nhận được Báo cáo số 24/BC-THPT từ trường THPT Nghi Lộc 3 cho biết: Vào tháng 10/2018, cựu học sinh Lê Hoàng Anh Tuấn, lớp 12C khóa 1995-1998, thông qua giáo viên cũ kết nối với Ban giám hiệu nhà trường để xin về tri ân thầy cô sau khi đã trở thành nhà báo quốc tế, tiến sỹ danh dự từ Vương Quốc Anh.
Khi về làm việc với nhà trường, ông Tuấn đã trình thẻ nhà báo quốc tế cùng các hình ảnh nhận bằng Tiến sỹ. Đồng thời, nhận thấy chương trình có sự tham dự của TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS-TS Nguyễn Thành Lợi, Uỷ viên BCH Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo - Hội Nhà báo Việt Nam; ông Tôn Thiện Phương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, cùng nhiều đại biểu khác nên nhà trường đã dành thời gian khoảng 40 - 50 phút để học sinh Lê Hoàng Anh Tuấn phát biểu cảm ơn thầy cô và tặng quà khuyến học.
Nội dung buổi lễ được tiến hành đúng như kế hoạch thống nhất, không có lồng ghép tuyên truyền bất kỳ vấn đề nào khác. Sau sự việc lần này trường THPT Nghi Lộc 3 đã xin rút kinh nghiệm nghiêm túc về công tác tổ chức các hoạt động trong phạm vi của trường.
Ngày 6/5, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã có đơn gửi Hội Nhà báo Việt Nam, đề nghị xóa tên ông Lê Hoàng Anh Tuấn ra khỏi danh sách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Lý do được đưa ra là, sau khi rà soát, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét thấy "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn chỉ tham gia đào tạo nghiệp vụ báo chí, không ăn lương, không có hợp đồng lao động, nên không không đủ điều kiện để kết nạp vào Hội Nhà báo Việt Nam.
Trước đó, ngày 1/3, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đã ký quyết định công nhận tư cách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đối với ông Lê Hoàng Anh Tuấn. Tuy nhiên, ông Tuấn chưa được cấp thẻ hội viên.
Ngày 8/5, Hội Nhà báo Việt Nam đã ra quyết định xóa tên hội viên Lê Hoàng Anh Tuấn do Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu.
Theo VOV.VN
Bị tài xế xe máy đâm trực diện, chiến sỹ CSGT trọng thương Không đội mũ bảo hiểm bị dừng xe kiểm tra, người đàn ông đâm trung tá CSGT khiến 2 người bị ngã ra đường. Khoảng 19h30 ngày 8/5, Trung tá Âu Văn Kiện, Đội CSGT 46 (Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An) đang cùng tổ công tác tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 46B đoạn qua huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)....