Nghệ An: Đã có 57 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng
Tại Nghệ An, từ đầu tháng 8/2011 bệnh chân tay miệng xuất hiện rải rác ở nhiều nơi, đến nay đã ghi nhận có 57 ca mắc bệnh ở 13/20 huyện/thành/thị (chưa có tử vong).
Hiện Nghệ An có 57 trường hợp mắc bệnh tay – chân – miệng tại ở 13 huyện, thành, thị và chưa có tử vong. Đặc biệt, tại huyện Diễn Châu có 5 xã đã có người mắc bệnh này gồm Diễn Liên có 16 ca, Diễn Hoa 10 ca, Diễn Hùng 8 ca… Qua giám sát và điều trị tích cực, đến nay đã điều trị khỏi 36 bệnh nhân, không có trường hợp nào tử vong.
Sau khi xuất hiện bệnh tay – chân – miệng, Trung tâm y tế huyện đã tiến hành khoanh vùng xử lý dịch bệnh theo đúng quy định triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay – chân – miệng trong cộng đồng, đặc biệt là các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phát hiện sớm các trường hợp sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình và cơ sở y tế xử lý kịp thời thực hiện vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, nhà vệ sinh hằng ngày bằng nước xà phòng và lau bằng dung dịch Chloramin B 2% các dụng cụ ăn uống phải được ngâm, tráng nước sôi trước khi sử dụng.
Nghệ An đã có 57 trẻ em mắc bệnh chân tay miệng.
Thực hiện Công điện số 1439/CĐ-TTg ngày 22/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng. Căn cứ tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao, Sở Y tế đã triển khai kế hoạch phòng, chống dịch tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.
Sở Y Nghệ An tế yêu cầu các huyện, thành, thị, trường học và các bệnh viện chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, bao vây và xử lý kịp thời không để dịch tay chân miệng lan rộng trong trường học và cộng đồng, đồng thời chẩn đoán, điều trị có hiệu quả cho các bệnh nhân mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tay chân miệng. Đặc biệt chú trọng đến các biện pháp phòng bệnh. Phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo triển khai phòng chống dịch tay chân miệng trong trường học. Các đội cấp cứu cơ động, đội phòng chống dịch cơ động chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, Chloramin B sẵn sàng triển khai bao vây, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để không để dịch lan rộng.
Phối hợp với các trường học tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học (lau rửa sàn nhà, lau bàn ghế, đồ chơi bằng Chloramin B 2% hoặc bằng nước xà phòng). Hướng dẫn cộng đồng, đặc biệt là học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ. Thực hiện ăn chín, uống sôi để hạn chế các bệnh lây theo đường tiêu hóa nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng. Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện/thành/thị tăng cường giám sát công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong các trường học.
Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng và phối hợp với các trường học tổ chức tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế và bệnh viện ngoài công lập cần tăng cường khám sàng lọc phát hiện sớm ca bệnh tay chân miệng để cách ly, điều trị hạn chế thấp nhất tử vong do bệnh tay chân miệng. Báo cáo kịp thời ca bệnh tay chân miệng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện/thành/thị để phối hợp giám sát, điều tra, xử lý dịch tại cộng đồng. Giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và trường học để triển khai xử lý dịch kịp thời, triệt để không để dịch lan rộng khuyến cáo người dân khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế đồng thời cho trẻ không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng, hết phỏng nước.
Đặc biệt, khi trường mầm non có từ 2 trẻ trở lên trong một nhà, hoặc lớp mẫu giáo bị mắc bệnh tay chân miệng trong vòng 7 ngày, thì nhà trường nên cho cả lớp đó nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca bệnh cuối cùng, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Video đang HOT
Các Bác sĩ chuyên khoa II bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết, so với các địa phương khác, bệnh tay chân miệng xuất hiện ở Nghệ An muộn hơn, số bệnh nhân cũng không nhiều và một điều rất đáng mừng là hiện chưa có trường hợp nào bị biến chứng. Tuy nhiên trước sự bùng phát và lây lan rộng của dịch bệnh này trên cả nước, bệnh viện Nhi Nghệ An cũng đã có nhiều biện pháp trong đối phó với bệnh.
Nguyễn Duy
Theo dân trí
Tự chữa các chứng bệnh về miệng
Các chưng bênh vê miêng, co thê chưa bằng những cách đơn giản tại nhà, như sau:
Chữa hôi miệng
- Rễ lau tươi 24g, một ít đường phèn, nấu lấy nước uống, ngày ba lần, dùng liên tục cho đến khi giảm hôi rõ rệt.
- Hạt dành dành 15g, thạch cao sống 15g, hoàng liên 5g, sắc uống.
- Một ít phèn chua, rau húng cây ba đọt, vỏ so đũa một miếng, một ít nước chanh giấy. Giã vắt lấy nước hòa lại ngậm và thoa nơi miệng lưỡi thì sẽ hết hôi.
- Có thể dùng gốc hoa quỳ sao vàng, tán nhỏ trộn với dầu dừa thoa nơi lở loét.
Trị lở loét ở miệng
- Kim ngân hoa 10g, cam thảo 3g, pha với nước sôi uống thay trà.
- Hạt muồng (thảo quyết minh) 10g, tri mẫu 10g, pha với nước sôi uống thay trà.
- Một ít sơn tàu, một cọng lục bình (bèo tây), giã nhuyễn đặt nơi lở.
- Vỏ sa nhân một nắm, đốt cháy tán nhỏ hòa dầu dừa thoa nơi khóe miệng lở.
- Vỏ sa nhân sao vàng tán nhỏ rồi thoa.
Trị khô cổ, khô nước miếng: Lá nhãn lồng giã nhỏ với chút muối để ngậm, sẽ không còn bị khô cổ, khô nước miếng.
Miệng lở hoa sung: Gà con mới nở một con, tỏi hai tép, rượu trắng một chén. Gà vặt lông rửa sạch để nguyên con, giã với tỏi và nấu với rượu trắng, trộn một chút mật ong, nấu cho sôi rồi xông nơi miệng.
Trị miệng bị đóng trắng: Lá lốt bốn lá, nhựa chuối ngự một chút, vỏ so đũa một miếng, rau húng cây một ngọn. Giã chung với một chút thạch cao và rượu trắng, hoặc trộn với mật ong để thoa.
Khô môi: Dầu ô liu 4g, sáp ong 8g. Nấu chung để nguội thoa nơi môi sẽ hết khô. Cũng có thể dùng trị mụn.
Lở môi
- Rau sam sắc đặc lấy nước bôi rửa nhiều lần.
- Quả cà na đốt cháy thành than, tán nhuyễn trộn mỡ heo để bôi.
Nứt môi
- Sáp một cục, dầu dừa một chén con, nấu chung với bốn bông hoa lài. Để nguội nước thoa nơi nứt môi.
- Vỏ quít ta còn xanh 8g, đốt cháy tán nhỏ, hòa mỡ heo để bôi, phân nửa hòa với rượu để uống.
Trị môi nứt, lưỡi tưa
- Đậu trắng, cây bù ngót, rễ tranh, rau sam, cỏ mần trầu, rau má, đậu xanh, rau dền, cam thảo đất, cây muồng, cỏ mực, cây ké: tất cả đều 10g, mía lau ba khúc, củ sả 10 lát, gừng sống ba lát, vỏ quít một cái. Sắc năm chén còn một chén rưỡi để uống.
Trị khóe miệng khô rộp: Vỏ cây tùng nấu với đậu hũ nửa ngày, vớt đậu hũ ra chà môi nơi bị khô rộp.
Nhọt ở mép: Dùng sa nhân sấy khô tán mịn rồi trộn vào dầu dừa thoa.
Môi khô chảy máu: Dùng đào nhân giã nát trộn mỡ heo để bôi.
Chứng khâu ung: Đây là chứng nhọt trong miệng, sưng đỏ như quả nho chín, khiến lưỡi không co được, mũi chảy máu, người phát nóng lạnh. Dùng muối sao nóng và khô phàn hai thứ bằng nhau tán nhỏ, lấy đầu đũa chấm bột thuốc bôi vào nhọt ngày ba lần.
Đinh râu, nhọt miệng
- Bị đinh râu, lấy vỏ cây hoa tầm xuân, giã dập, rắc chút bột hoàng bá, nhào thành viên nhỏ dán vào nhọt. Phút chốc thay mồi khác đến khi đinh râu lòi hết ngòi mới thôi.
- Giã hành với mật ong, bôi quanh đinh râu.
Theo PNO
Hoa hồng - Vị thuốc thơm mát chữa nhiều bệnh Nếu bị lở miệng, viêm họng hay băng huyết, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng một vị thuốc thơm mát, đó là hoa hồng đỏ. Hoa hồng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Dược liệu có mùi thơm, mát, không độc, thường được dùng trong những trường hợp sau: Chữa băng huyết: Lấy 20 gr cánh hoa...