Nghệ An: Cứu sống sản phụ mang bầu rau cài răng lược
Bị rau tiền đạo trung tâm, kèm rau cài răng lược hiếm gặp, sản phụ 31 tuổi cùng thai nhi trong bụng mình đối diện với nguy cơ tử vong gần và được các bác sĩ BVHNĐK Nghệ An cứu sống làm cho cả gia đình vui mừng.
Chiều 22/8, BVHNĐK Nghệ An cho biết, trường hợp “hy hữu” nói trên là sản phụ Nguyễn Thị Lành (SN 1987, trú tại Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An) được đưa vào bệnh viện khi máu đã phun xối xả, ướt đẫm từ mặt xuống người các phẫu thuật viên tại khoa Sản của bệnh viện.
Sản phụ Nguyễn Thị Lành bị rau tiền đạo trung tâm, kèm rau cài răng lược hiếm gặp, cùng thai nhi trong bụng mình đối diện với nguy cơ tử vong gần.
Và thật sự diệu kỳ, như một món quà của cuộc sống, êkip phẫu thuật hôm đó đã cứu sống được cả 2 mẹ con. Mang thai con thứ 3 ở tuần 38, sản phụ Nguyễn Thị Lành nhận định mình có thể gặp nhiều biến chứng do lần sinh mổ bé thứ 2 mới chỉ cách đây hơn 1 năm.
Bác sỹ BVHNĐK Nghệ An động viên thăm hỏi bệnh nhân Lành sau khi ca phẫu thuật thành công.
Vì vậy, gia đình đã chủ động đưa chị tới HNĐK Nghệ An đăng ký sinh mổ. Trước đó, sản phụ thường xuyên đi khám thai tại tuyến dưới, nhưng vấn đề nguy hiểm nhất là rau cài răng lược của chị chưa từng được phát hiện.
Vậy mà, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Sản đã xác định sản phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao cho cả mẹ và con do sản phụ có tiền sử mới mổ lấy thai, vị trí rau tiền đạo trung tâm, bánh rau cài răng lược thể nặng, xuyên cơ tử cung.
Video đang HOT
Một ca bệnh khó đang chờ đợi sự xử lý quyết đoán và chuyên môn cao của các bác sỹ. Khoa Sản đã nhanh chóng hội chẩn với các bác sỹ nhiều kinh nghiệm, đề ra quyết định xử trí phẫu thuật lấy thai với sự phối hợp sẵn sàng của các chuyên khoa gồm: Sản khoa, Gây mê hồi sức, Huyết học truyền máu, sơ sinh…
Chủ động hoàn toàn cho ca mổ rất khó, các bác sỹ lên kế hoạch chi tiết, nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ và bé sơ sinh. Cuộc phẫu thuật lấy thai được tiến hành vào lúc 14 giờ, thứ 6 cuối tuần qua, ngày 17/08/2018.
“Sản phụ bị rau cài răng lược thể nặng và rau tiền đạo trung tâm. Đây là một thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con do nguy cơ xuất huyết nhiều trong lúc sinh mổ. Việc chẩn đoán và xử trí cần phải thận trọng, phẫu thuật nên thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện chuyên môn và thiết bị cấp cứu, hồi sức.
Ca mổ của sản phụ Lành, êkip phẫu thuật chúng tôi quyết định nhanh chóng lấy em bé. Sau đó, để nguyên bánh rau và cắt tử cung cùng với bánh rau, vì nếu cố bóc rau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận. Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ gây mê hồi sức kiểm soát tình trạng chảy máu ồ ạt của sản phụ.
Và 1 lít máu được truyền trực tiếp trong ca mổ để ổn định tình trạng huyết động cho sản phụ. Với sự cố gắng và hướng xử trí tích cực, ca phẫu thuật thành công. Bé trai nặng 3100 gram cất tiếng khóc rất to chào đời trong sự vui sướng vỡ òa của êkip phẫu thuật. Sản phụ thoát cửa tử…”, Thạc sỹ Trần Xuân Cảnh, khoa Sản, PTV chính của ca mổ chia sẻ.
Sau mổ, sản phụ được chuyển theo dõi sát sao tại khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa. Chỉ sau ca mổ 2 ngày, sản phụ đã phục hồi tốt, huyết động của sản phụ đã ổn định hoàn toàn, ý thức tỉnh táo và tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng hào lên, bước đầu vận động nhẹ được trên giường bệnh. Đánh giá ban đầu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sớm được về khoa Sản để theo dõi, chăm sóc.
Thở phào nhẹ nhõm bởi vợ đã qua được cơn nguy kịch, anh Nguyễn Văn Tâm, chồng bệnh nhân xúc động chia sẻ: “Tôi cảm thấy gia đình mình có phúc phần thật lớn, và vô cùng may mắn khi đã tới đúng Bệnh viện Tỉnh để sinh con. Chúng tôi đã có 2 con, một bé 9 tuổi, 1 bé mới hơn 1 tuổi, và cả 2 lần sinh trước, vợ tôi sinh con đều không có diễn biến bất thường. Ở lần sinh thứ 2, vợ chồng tôi đã lựa chọn sinh mổ tại khoa Sản của BV Tỉnh, nên lần sinh này, chúng tôi lại đặt trọn niềm tin vào bác sỹ nơi đây.
Vượt đường xá xa xôi néo ngải, hơn 20km từ Nghi Kiều vào Vinh sinh con, dù vất vả, nhưng giờ đây, tôi mới nhận thấy quyết định đó hoàn toàn sáng suốt. Nhận thông báo của bác sỹ về dự tính ca sinh mổ sẽ vô cùng nguy hiểm, lúc đó, tôi rất bất ngờ và hoảng sợ.
Đâu chỉ mỗi tôi cần vợ, mà những đứa con thơ dại cần mẹ hơn tất thảy. Bồn chồn không yên, ca mổ mấy tiếng mà dài vô tận. Lúc đó, tôi còn không biết tên bác sỹ đang cứu vợ mình là gì.
Chỉ biết ước vị “bác sỹ nớ” sẽ cố gắng hết sức vì tính mạng người bệnh. Và khi được bác sỹ phẫu thuật thông báo, vợ đã qua cơn nguy kịch, tôi hạnh phúc biết bao. Thật may mắn là gia đình đã lựa chọn Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Các bác sỹ đã không chỉ cứu sống vợ tôi, mà còn cứu lấy tương lai của 3 con nhỏ”.
Nguyễn Duy
Theo Dân trí
Ca sinh 3 tự nhiên hiếm gặp tại Nghệ An
Sản phụ Đoàn Thị Thu Hà nhập viện trong tình trạng chuyển dạ sinh con cùng với 3 thai nhi 35 tuần tuổi. Cả 3 cháu bé đều chào đời bằng phương pháp sinh tự nhiên.
3 cháu bé tam thai chào đời bằng phương pháp sinh tự nhiên, sức khỏe tốt (ảnh BV cung cấp)
Ngày 6/6/2018, các bác sỹ Khoa sản Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa đỡ đẻ thành công cho một trường hợp mang tam thai tự nhiên rất hiếm gặp.
Sản phụ Đoàn Thị Thu Hà (SN 1995, trú tại xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhập viện vào sáng cùng ngày trong tình trạng đau bụng chuyển dạ sinh. Thời điểm này thai nhi mới được 35 tuần tuổi, con so với 3 thai nhi.
Sau khi thăm khám, xác định sức khỏe mẹ tốt, tử cung mở gần hết, thuận lợi, cân nặng của các bé không quá lớn, các bác sỹ quyết định cho sản phụ sinh tự nhiên.
E kíp đỡ đẻ ca sinh tam thai tự nhiên hiếm gặp
Đến 7h12 sản phụ hạ sinh thành công 3 trẻ, 2 gái, 1 trai. Trong đó 1 bé gái và bé trai có cân nặng 1.500g, bé gái còn lại nặng 1.200g.
Sau sinh, 3 bé được tiếp xúc da kề da với mẹ và kẹp dây rốn muộn. Cả 3 bé phản xạ bú tốt, thở tự nhiên không cần hỗ trợ. Sức khỏe của sản phụ cũng đang hồi phục sau ca sinh tam thai tự nhiên hiếm gặp này.
Ths.Bs Hồ Giang Nam, người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ chia sẻ: trường hợp tam thai tự nhiên rất hiếm gặp với tỉ lệ 1/8000 ca. Thai kỳ đa thai luôn là một thai kỳ nguy cơ cao. Người mẹ dễ bị cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật; tăng nguy cơ tai biến do diện nhau bám rộng làm đờ tử cung, băng huyết,...
Đa thai cũng thường dẫn đến sinh non, nguy cơ đối với trẻ non tháng là ngạt sau sinh, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, hạ đường huyết, vàng da sơ sinh, nhiễm trùng, bệnh lý võng mạc, chậm tăng trưởng thể chất, trí tuệ...
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan suy thận cấp được cứu sống Một sản phụ trên đường đến bệnh viện để sinh con thì lên cơn co giật, khi nhập viện, bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan, suy thận cấp. Bệnh nhân có bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao lần đầu tiên được ghi nhận ở Phú Yên đã được các bác sĩ chuyên...