Nghệ An: Con đặc sản mập mạp lại có râu ngắn tua tủa được coi là “thần dược” đang “cháy hàng” dịp Tết 2022
Thời điểm này, đặc sản rum biển trên địa bàn Nghệ An loại 1 có giá từ 180.000 – 200.000 đồng/kg, được xem là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Rum biển (hải sâm) là một trong những đặc sản của Nghệ An nhờ sự thơm ngon, bổ dưỡng và số lượng khan hiếm của nó. Rum biển thường xuất hiện theo mùa dọc các xã bãi ngang tại huyện Diễn Châu như các xã Diễn Hải, Diễn Hùng, Diễn Kim… Do đó, người dân nơi đây đã hình thành nghề săn rum biển mang lại thu nhập cao.
Nghề săn rum biển hoàn toàn dựa vào biện pháp thủ công và kinh nghiệm của người thợ. Ảnh P.V
Nếu như các năm trước, giá rum tươi nhập cho các nhà hàng, quán ăn dao động từ 100.000 – 130.000 đồng/kg, thì thời điểm này giá rum loại 1 đã tăng lên từ 180.000 – 200.000 đồng/kg, tuy nhiên, việc nhập được rum vào dịp cuối năm này không phải là điều dễ dàng.
Anh Tâm – chủ một nhà hàng hải sản tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu cho biết: “Giá rum biển tăng mạnh từ đầu tháng 12 trở lại đây, tuy nhiên, do sự khan hiếm nên hầu hết các hàng quán đều phải đặt thợ lặn từ trước. Trước đây, nhà hàng chúng tôi thu mua được khoảng 5 – 7 yến rum mỗi ngày thì hiện nay chỉ khoảng 2 – 3 yến thôi. Có thời điểm sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều thực khách muốn ăn rum nhưng đều không có hàng…”
Do số lượng khan hiếm nên rum biển đánh bắt đến đâu đều được thu mua hết. Ảnh: Q.A
Video đang HOT
Theo các chủ nhà hàng thì có nhiều nguyên nhân khiến giá rum biển tăng cao. Đó là việc đánh bắt hiện chủ yếu dựa vào thủ công và kinh nghiệm của người thợ lặn; tuy nhiên, thời điểm này, số lượng thợ lặn đã giảm đi, phần vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phần vì sản lượng đánh bắt được ít do rum khan hiếm nên nguồn hàng cung cấp bị giảm mạnh.
Chưa kể đây là thời điểm cuối năm, các thương lái đang tập trung gom hàng Tết và rum biển là một trong những hải sản “cháy hàng” vào thời điểm này.
Giá rum biển loại 1 hiện dao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg. Ảnh: Q.A
Rum biển dài, có các xúc tu để tìm kiếm thức ăn, khi vớt lên sẽ thun lại. Ảnh: X.H
Theo y học, hải sâm – rum biển có vị mặn, tính ấm, vào hai kinh tâm và thận; tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo, chống lão hóa, giảm ho, tiêu độc, cầm máu… Rum biển thường được dùng trong các trường hợp tâm khí hư, thận khí suy, khí huyết kém, suy nhược cơ thể… Ngoài ra, rum biển còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như hải sâm om chuối, hải sâm xào thập cẩm… cùng gia vị vườn nhà như lá tía tô, lá lốt …
Rum biển được xem là thần dược, có thể chế biến nhiều món ngon. Ảnh: X.H
Tan hoang hiện trường khai thác trái phép đá trắng ở Nghệ An
Nhiều đối tượng khai thác đá trắng trái phép ở Quỳ Hợp (Nghệ An) khiến khu vực này tan hoang, ngổn ngang đá và máy móc.
Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát cơ động đã vây bắt hàng chục đối tượng đang khai thác đá trắng trái phép quy mô lớn tại khu vực núi Phá Chủng, xóm Kèn, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Lực lượng chức năng tạm giữ 5 máy xúc, 1 ô tô tải, 4 máy cắt đá, 2 máy làm hơi, 2 máy khoan đứng phục vụ hoạt động khai thác khoảng sản trái phép.
Núi đá bị đào bới tan hoang
Số lượng khoáng sản bị khai thác trái phép thu giữ tại hiện trường khoảng 800m3 đá trắng các loại, trị giá khoảng 10 tỷ đồng.
Cơ quan công an đã tạm giữ Trần Văn Bảy (SN 1970), trú tại xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp - là chủ điểm khai thác đá trắng trái phép trên.
Máy khoan đá hạng nặng được dùng để khai thác đá trắng.
Nhiều phuy dầu tại tại hiện trường cũng bị thu giữ.
Trả lời VTC News, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, mỏ này trước đây từng là điểm nóng, đã bắt đi bắt lại, từng xử phạt hành chính nhiều lần. "Cái khó là huyện xử lý thì họ dừng khai thác, sau một thời gian lắng xuống thì họ lại khai thác và khi đó huyện lại vào tiếp, không thể dứt điểm được. Chỗ khai thác trái phép này không xử lý dứt điểm được vì nhiều người khai thác, các mỏ đổi chủ liên tục gây khó khăn cho cơ quan chức năng", ông Tùng cho hay.
Xuyên đêm vượt núi vào bản lấy mẫu xét nghiệm cho dân Trong đêm 17/7, rạng sáng 18/7, các cán bộ y tế mang theo đèn pin vượt núi vào bản xuyên đêm lấy mẫu cho dân đến từng nhà lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ngày 17/7, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) ghi nhận 2 ca bệnh COVID-19 đầu tiên ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu. Để khoanh vùng dập dịch kịp thời, Sở...