Nghệ An có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi
Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An, đến cuối tháng 12-2023, toàn tỉnh có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị.
Đã tiêu hủy gần 8.000 con lợn với tổng trọng lượng trên 460 tấn.
Trong đó, các huyện có số ổ dịch nhiều gồm: Đô Lương (13 ổ dịch, tiêu hủy trên 1.000 con); Yên Thành (13 ổ dịch, tiêu hủy gần 700 con); Anh Sơn (11 ổ dịch, tiêu hủy gần 3.500 con); Thanh Chương (10 ổ dịch, tiêu hủy gần 600 con); Nghi Lộc (13 ổ dịch, tiêu hủy 420 con)…
Nghệ An đã có 100 nghìn ổ dịch tả lợn Châu Phi.
Video đang HOT
Hiện tỉnh Nghệ An đã cấp hơn 25.000 lít hóa chất, phân bổ về các địa phương để dập dịch. Đối với vôi bột khử khuẩn thì các huyện, xã và người chăn nuôi tự trích kinh phí để mua phòng dịch. Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân kiến thức, đối tượng tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi để người dân đăng ký tiêm. Bước đầu đã tiêm phòng 1.258 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi cho 1.258 con lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên tại 4 huyện: Yên Thành, Quế Phong, Quỳ Châu và Hưng Nguyên. Hiện nay, đàn lợn đang sinh trưởng và phát triển bình thường.
Các biện pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đồng bộ tại địa phương. Bên cạnh đó, địa phương sẽ lập chốt kiểm dịch, kiểm soát người và phương tiện ra vào vùng dịch, đảm bảo lợn bệnh, chết sẽ không bị buôn bán ra ngoài thị trường, hạn chế tối đa dịch lây lan.
Tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-UBND về việc “Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn”. Yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã, lực lượng chức năng tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Địa phương nào chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, để dịch lây lan diện rộng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, không chỉ đạo quyết liệt, không chấn chỉnh việc vứt xác động vật ra ngoài môi trường thì Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã đó phải chịu trách nhiệm.
Yên Bái tăng cường kiểm soát, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái không khỏi hoang mang, lo lắng.
Chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là DTLCP là ưu tiên hàng đầu đối với người chăn nuôi thời điểm này.
Yên Bái chủ động phòng chống DTLCP, bảo đảm an toàn cho đàn lợn nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán
Thành phố Yên Bái có tổng đàn lợn trên 31 nghìn con. Thời điểm này, mặc dù bệnh DTLCP vẫn được kiểm soát tốt, song trước những diễn biến phức tạp của dịch tại các địa phương khác trong cả nước, thành phố Yên Bái đã tích cực tuyên truyền các địa phương và người chăn nuôi theo dõi, giám sát đàn lợn chặt chẽ, mua lợn giống ở các cơ sở có uy tín, phối hợp với lực lượng thú y xử lý ngay nếu phát hiện mầm bệnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ nông nghiệp thành phố cũng thường xuyên cử cán bộ xuống địa bàn giám sát các hộ dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Tiêm vắc xin đầy đủ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng dịch bệnh nói chung và bệnh DTLCP nói riêng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Hiện nay đã có 2 loại vắc xin phòng DTLCP do Việt Nam nghiên cứu sản xuất đã được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Tháng 10 vừa qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai tiêm thí điểm tại huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái, trong đó, thành phố Yên Bái đã tiêm thí điểm 84 liều tại 3 hộ dân của xã Tân Thịnh và xã Văn Phú.
Ông Đỗ Văn Đức - thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái cho biết: Qua theo dõi, các đàn lợn sau tiêm vắc xin DTLCP đều phát triển bình thường, không phát hiện biểu hiện bất thường liên quan đến vắc xin, tỷ lệ lợn được tiêm vắc xin đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao. Chúng tôi hi vọng hiệu quả của vắc xin sẽ giúp người chăn nuôi phòng chống được bệnh DTLCP, tránh được thiệt hại.
Ông Đàm Duy Đức - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh DTLCP, buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố. Dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng từ vìa tháng trở lại đây tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn và bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp tết. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay cũng đã xảy ra 2 ổ DTLCP với 50 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Để kiểm soát kịp thời, hiệu quả bệnh DTLCP, bảo đảm nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống bệnh DTLCP; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm từ thịt lợn. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển; đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, bảo quản, chế biến, kinh doanh lợn. Khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc phải lấy mẫu xét nghiệm, nghiêm cấm bán chạy, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch theo quy định.
Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; định kỳ thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Các địa phương cần chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo xử lý ngay các ổ dịch khi mới được phát hiện, không để lây ra diện rộng; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết; thực hiện hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định; xử lý các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch.
DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn, gây chết lên đến 100% số lợn mắc bệnh. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, sức đề kháng của vi rút gây bệnh cao và có đường truyền lây đa dạng, khó kiểm soát.
Do đó, người chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh dịch, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm tăng cao vào dịp Tết sắp tới.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan, Quảng Trị xin hỗ trợ hoá chất phòng chống Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị kiến nghị UBND tỉnh đề xuất, hỗ trợ hoá chất để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch thời gian qua. Trao đổi với Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Giám đốcSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)...