Nghệ An: Chủ tịch Hội ăn nên làm ra nhờ loài lợn “nghịch như giặc”
Đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi, thế nhưng nỗi niềm muốn thoát nghèo thôi thúc anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lợn đen ăn tạp “nghịch như giặc”.
Hiện mô hình nuôi lợn đen của anh Dũng có hơn 100 con. Với giá bán lợn đen từ 130.000 đến 180.000 đồng/kg, hàng năm đàn lợn đã mang về khoản thu nhập không hề nhỏ cho gia đình anh Dũng…
Chủ tịch Hội Nông dân đam mê chăn nuôi
Với vai trò là một Chủ tịch Hội Nông dân của phường, ngoài việc tuyên truyền vận động bà con mạnh dạn đầu tư các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, anh Dũng cũng đã ngày đêm trăn trở làm sao để cuộc sống gia đình được khá lên. Chủ tịch Hội miệng nói được, làm được thì hội viên, nông dân mới nghe và làm theo. Và như bao nông dân đang suy nghĩ trên luống cày, anh Dũng luôn đặt ra câu hỏi, nuôi con gì, trồng cây gì để làm giàu?
Anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) bên đàn llợn đen của gia đình. Ảnh: Mỹ Hà
Sau nhiều lần “đổ vỡ” từ các mô hình như nuôi nhím, nuôi dúi rừng, nuôi lợn lai thương phẩm. Rồi qua tìm hiểu kỹ các kênh thông tin, đầu năm 2015 anh Phan Chí Dũng đã mạnh dạn vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân để thử sức với mô hình nuôi loài lợn đen bản địa. Đây là loài lợn ăn tạp, ưa hoạt động và có sức đề kháng tốt. Không phụ công tìm hiểu, nghiên cứu, và sự mạnh dạn của anh Dũng , đàn lợn đen bản địa ngày càng phát triển khoẻ mạnh, sinh sản tốt. Cho tới hiện tại đàn lợn đen của gia đình anh Dũng có tổng cộng hơn 100 con cả lợn bố mẹ và lợn thịt.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói: ” Tôi tuy làm Chủ tịch Hội Nông dân của phường, thế nhưng trước hết tôi là nông dân. Như những nông dân khác, tôi có đam mê, khát vọng làm giàu, nhất là làm giàu từ chăn nuôi. Trước đây, tôi từng nuôi nhím, dúi rừng, lợn lai…nhưng các mô hình này đều thất bại hoặc hiệu quả kém. Nhưng nếu thất bại mà buông xuôi thì mình nói được ai. Và mô hình nuôi lợn đen bản địa hiện nay tôi đang làm chắc chắn hiệu quả kinh tế lâu dài…”.
Sau khi xây dựng, quy hoạch chuồng trại, anh Dũng mua con giống lợn đen về thả nuôi trên diện tích gần 1.000m2. Khu chăn thả rộng, tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, giúp đàn lợn vận động nhiều, hay ăn, phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: Mỹ Hà
Không giấu nổi cảm xúc hào hứng, anh Dũng vui vẻ kể : “Năm 2015 tôi nghiên cứu qua các kênh thông tin, nắm bắt kinh nghiệm nuôi lợn đen, sau đó quyết định vay Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Thị Xã để đầu tư. Ban đầu tôi mua có hai con lợn giống. Từ hai con lợn giống đó tôi nhân đàn lên 10 con, rồi 20 con và cho tới nay thì trong chuồng luôn luôn có hơn 100 con cả lợn giống, lợn con và lợn thịt”.
Video đang HOT
“Thức ăn cho đàn lợn đen chủ yếu là rau, cỏ ngoài tự nhiên như cỏ voi, rau khoai lang, rau muống…Thỉnh thoảng tôi bổ sung thêm cám gạo và ngô hạt cho đàn lợn ăn thêm. Sức đề kháng của lợn đen tốt hơn lợn lai, lợn ngoại nên chỉ cần không gian sạch sẽ, thoáng đãng để có chỗ cho chúng “nghịch” là chúng phát triển khoẻ mạnh. Lownj đen sau khi đẻ, nếu nuôi bán thịt thì thời gian kéo dài tầm 8 tháng. So với lợn lai, lợn ngoại siêu nạc nuôi công nghiệp, ăn cám cò thì lợn đen bản địa bán dễ hơn, giá bán lúc nào cũng cao hơn. Hiện lợn hơi có giá 120.000 đồng/kg, lợn đã làm thịt thì giá bán 180.000 đồng/kg”, anh Dũng chia sẻ thêm.
Để thịt lợn thơm ngon, săn chắc, anh Dùng không sử dụng thức ăn công nghiệp. Thay vào đó là thức ăn tự nhiên như: cám gạo, ngô, sắn, rau, cỏ… Nhằm tạo nguồn thức ăn lâu dài cho đàn lợn đen, anh Dũng đã chủ động trồng cỏ voi, ngô, sắn. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài lợn thịt, anh Dũng còn cung ứng lợn đen giống cho bà con nông dân trong vùng. Với giống lợn con sau tầm 1,5 – 2 tháng tuổi, cân nặng đạt 9 – 10 kg/con được bán với 200.000 đồng/kg. Còn lợn đen để nái (tầm 30 – 35 kg/con) được xuất bán với giá 250.000 đồng/kg
Cùng hội viên chăn nuôi lợn đen làm giàu.
Từ thành công của mình, anh Phan Chí Dũng đã truyền lại kinh nghiệm nuôi lợn đen cho các hội viên, nông dân khác trong phường, sẵn sàng cung cấp con giống và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt lợn đen. Đến nay trong phường Quang Phong đã có 5 hộ làm theo mô hình nuôi lợn đen thả rông như anh Dũng, đem lại thu nhập ổn định.
Anh Phạm Quang Tây- Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) hào hứng kể: “Hiện tại trên địa bàn xã đã có 5 hộ nuôi lợn đen bản địa này, trong đó có tôi. Ngày 10/05 tôi cũng vay 30 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã Thái Hòa. Số tiền này, tôi dùng mua 2 con lợn đen giống từ gia đình anh Dũng. Đến nay đàn lợn đen của gia đình tôi đã nhân lên được 16 con. Được anh Dũng truyền đạt kinh nghiệm nuôi lợn đen, nhận lo đầu ra cho sản phẩm nên các hội viên an tâm. Do chăn thả tự nhiên, thịt lợn đen ngon nên nhiều nhà hàng tìm tới đặt mua. Hiện nhóm hộ nuôi lợn đen của chúng tôi không đủ số lượng cung cấp. Thời gian này còn có thể chưa khan hiếm, chứ đến cận Tết thì thịt lợn đen khan hiếm lắm…”.
Lợn đen của nhóm hộ chăn nuôi ở phường Quang Phong nuôi thả rông, bán hoang dã, cho ăn thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon, được săn lùng trên thị trường. Ảnh: Mỹ Hà
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan một vòng trang trại nuôi lợn đen của anh Dũng, anh Lê Hợp Huyên- Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói: ” Ngoài mô hình chăn nuôi lợn đen của anh Dũng, thì hiện tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà có rất nhiều mô hình chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này đều được Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, có tính liên kết là 1 trong những mục tiêu Quỹ Hỗ trợ nông dân hướng tới…”.
Theo Danviet
LẠ: Đánh liều nuôi con rậm lông trên đất Phủ Quỳ, bán 200 ngàn/kg
Nói đến nuôi cừu ở Việt Nam, người ta thường nghĩ đến tỉnh Ninh Thuận, vùng đất nắng hạn với hàng vạn con cừu sinh sôi, nảy nở. Thế nhưng, ở xóm 15A, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa ( Nghệ An) đã có một nông dân "làm liều" mang cừu giống từ Ninh Thuận ra nuôi.
Sau đôi lần thất bại, hiện tại những chú cừu của gia đình anh nông dân này đã và đang đã phát triển, sinh sản tốt. Mỗi lứa bán con rậm lông này, gia đình anh có lời hơn chục triệu đồng.
Anh Thái Bá Phú, một cựu chiến binh ở xóm 15A, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa quyết định tìm hiểu và chăn nuôi cừu cách đây hơn 4 năm, nơi mảnh đất Phủ Quỳ khô cằn, sỏi đá.
Kể lại với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Thái Bá Phú nhớ lại, khi đó, hầu hết người thân, bạn bè ai cũng can ngăn, bởi nuôi cừu còn lạ lẫm tại Nghệ An. Ở thị xã Thái Hòa thậm chí nhiều người còn không biết con cừu mặt mũi nó thế nào. Thế nhưng, anh Phú vẫn quyết tâm mang những con cừu từ Ninh Thuận về chăn thả ở đất đồi của gia đình. Thời gian đầu, do thay đổi môi trường sống, cộng với kiến thức chăn nuôi, kinh nghiệm nuôi cừu của anh Phú còn hạn chế, nên trong số 28 con cừu giống ban đầu mang về đã chết hơn một nửa, chỉ còn hơn 10 con.
Anh Thái Bá Phú ở xóm 15A, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa( Nghệ An) là người đầu tiên "đánh liều" mang cừu Ninh Thuận ra để nuôi.
Rót tách trà vừa mới pha, anh Thái Bá Phú vui vẻ chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Để mà kể về thành công nuôi cừu thì tôi nghĩ đến bây giờ tôi vẫn chưa có gì để kể, tôi chỉ muốn chia sẻ với bà con nông dân về những đam mê và quyết tâm của tôi mà thôi. Nói thật lòng, sau hơn chục năm nuôi dê thành công mĩ mãn thì tôi quyết định tìm hiểu và chuyển nuôi sang cừu. Tôi nghĩ bản tính cừu cũng không khác dê là mấy, tại sao mình thành công từ nuôi dê rồi, mà mình lại không thử nuôi cừu chứ?...".
Ngày anh Phú quyết định vào tỉnh Ninh Thuận để học hỏi kinh nghiệm nuôi cừu, gia đình, người thân, bạn bè phản đối ghê lắm, ai cũng bàn lùi. Anh vẫn quyết tâm đi. Một mình nơi đất khách quê người học kỹ thuật chăm sóc cừu lắm lúc anh Phú cũng hoang mang, lo lắng bởi chưa tin chắc rằng con vật vốn gắn với sinh cảnh hoang mạc, bán hoang mạc này liệu có sống được, sinh đẻ được ở một vùng đất xa xôi như ở Phủ Quỳ.
Nhưng càng học kinh nghiệm nuôi cừu thì anh Phú càng quyết tâm sẽ đưa cừu ra nuôi ở Nghệ An. Anh quyết định dồn hết tiền mua gần 30 con cừu giống đưa từ Ninh Thuận ra Nghệ An. Anh Phú kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Ban đầu đưa về Nghệ An thấy cừu chết nhiều, số con còn lại cũng yếu ớt nên tôi rất lo sợ vì bao nhiêu vốn liếng của gia đình đều tập trung vào đàn cừu. Sau nhiều ngày tôi tiếp tục tìm tòi từ nhiều kênh thông tin về đặc tính , kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cừu, tôi đã áp dụng với quyết tâm nuôi bằng được".
Đàn cừu của anh Phú hiện có gần 50 con, phát triển khoẻ mạnh, mỗi năm sinh sản hai lứa. Ảnh: Mỹ Hà
Bao nhiêu lần thất bại không làm anh Phú nản lòng, đàn cừu đã không phụ công tìm tòi, chăm sóc của anh , sinh trưởng, phát triển rất tốt. Mỗi năm cừu mẹ 2 đẻ 2 lứa, hiện tại đàn cừu đã lên số lượng gần 50 con. Cừu chủ yếu ăn cỏ nên anh Phú đã chủ động nguồn thức ăn ngay tại vườn đồi của gia đình. Thời gian chăn nuôi cừu thịt thương phẩm mất khoảng 6 tháng, với giá bán cừu thịt ra thị trường hiện nay khoảng 200.000 đồng/1kg, mỗi lứa cừu sau khi trừ chi phí cho anh Phú thu nhập hàng chục triệu đồng.
Thức ăn của cừu chủ yếu là cỏ nên anh Phú đã tận dụng khoảng đồi của mình để trồng cỏ phục vụ cho đàn cừu. Ảnh: Mỹ Hà
Chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Thái Bá Phú nói: "Làm cái gì thì cũng phải có quyết tâm và chịu khó học hỏi. Tôi đã không nản lòng khi thất bại, cừu càng chết càng làm tôi quyết tâm thực hiện mong muốn của mình hơn. Hơn 4 năm qua, tôi vẫn chưa khắc phục được một điều, đó là cứ đến thời điểm nắng nóng thì cừu mẹ lại chết, nhất là lúc đang mang thai. Nhưng bây giờ tôi hiểu được lý do, đó là do nắng nóng đỉnh điểm, cừu mẹ mang thai, sức đề kháng kém, chịu nóng kém nên sẽ bị chết...".
Để khắc phục hiện tượng cừu mẹ chết khi nắng nóng, anh Phú đang nghiên cứu lắp thêm quạt làm mát chuồng cừu. Với sự phát triển của đàn cừu hiện tại, có thể khẳng định anh đã thành công. Sắp tới anh tính tăng đàn quy mô đàn cừu lên khoảng 300 con. Do cừu là thực phẩm mới mẻ, thịt ngon nên hiện đầu ra của sản phẩm thịt cừu khá ổn định, thậm chí không đủ cừu thịt để bán...
"Làm cái gì thì cũng phải có quyết tâm và chịu khó học hỏi, tôi đã không nản lòng khi thất bại, cừu càng chết càng làm tôi quyết tâm thực hiện mong muốn của mình hơn", anh Phú nói. Ảnh: Mỹ Hà
Mô hình nuôi cừu của gia đình anh Phú được đánh giá là tiêu biểu trong chuỗi liên kết phát triển kinh tế do Hội Cựu Chiến binh xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa xây dựng.
"Chúng tôi xác định mô hình này là hạt nhân trong tổ liên kết phát triển kinh tế mà chúng tôi xây dựng và phát triển hơn một năm nay. Mô hình này cho thu nhập đầy triển vọng, và đáng để học hỏi nhân rộng hơn nữa", ông Ngô Quang Đào - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa chia sẻ.
Hiệu quả của mô hình nuôi cừu đầu tiên của thị xã Thái Hoà( Nghệ An), bước đầu cho thấy đây là hướng đi mới, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người chăn nuôi trên địa bàn. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Thuận nói: "Anh Thái Bá Phú là một cựu chiến binh, một hộ nông dân làm kinh tế giỏi. Anh ấy không chỉ thành công với mô hình chăn nuôi cừu thương phẩm mà còn nuôi dê, trồng các cây ăn quả như cam, macca....Mô hình của anh Phú đã thu hút được bà con nông dân khắp các xã, huyện lân cận tới học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cừu. Chúng tôi khuyến khích các hộ nông dân học tập, làm theo các mô hình sản xuất mới có tính bền vững."
Theo Danviet
Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ Thị ủy Thái Hòa Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn y đồng chí Tạ Bá Ngọc - Chánh Văn phòng Thị ủy Thái Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Thái Hòa khóa II, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Thường trực Thị ủy Thái Hòa trao quyết định, tặng hoa chúc mừng đồng chí Tạ Bá Ngọc. Ảnh: Đức Anh Chiều 9/9, tại Hội...