Nghệ An: Cho xã vay tiền, mỏi mòn đi đòi nợ
Xã không có nguồn xây dựng trường nên đề ra chủ trương vay tiền của người dân theo diện đổi công trình lấy đất. Tiền đã lấy, trường đã xây nhưng gần 20 năm trôi qua, quyền lợi chính đáng của người dân vẫn chưa được giải quyết.
18 năm đi đòi đất
Theo trình bày của ông Lê Chu Cương (SN 1969, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An): Năm 1994, vì thiếu vốn xây dựng trường học nên UBND xã Quỳnh Hậu đã vay của người dân. “Các ông ấy (cán bộ xã thời kỳ đó – PV) nói nộp tiền cho xã xây trường, cứ 12 triệu đồng thì sau này xã sẽ cắt cho một mảnh đất bám Quốc lộ 1A. Đất chật, lại có 3 đứa con trai nên vợ chồng tôi cũng cố gắng vay mượn để đóng cho xã, hy vọng sau này có thêm mảnh đất chia cho con. 12 triệu thời điểm đó là lớn lắm”, ông Cương cho biết.
Ông Lê Chu Cương đang trình bày với PV
Sau khi nộp tiền cho xã, ông được cấp một biên lai, trong đó ghi rõ: “Cho UBND xã vay sau nhận đất ở 1994″. Cùng với ông Cương, một số hộ dân khác cũng đã cho UBND xã Quỳnh Hậu vay tiền theo chủ trương “đất đổi công trình”. Đến năm 1999-2000, các hộ dân cho xã vay tiền xây trường học đều lần lượt được cấp một mảnh đất bám mặt đường Quốc lộ 1A. Đến nay, các mảnh đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng riêng trường hợp của ông Lê Chu Cương vẫn chưa được cấp đất.
Ông Cương cho biết thêm: “Tôi thấy bất công quá. Tôi nhiều lần đến hỏi Đảng ủy, UBND xã Quỳnh Hậu nhưng không có câu trả lời. Viết đơn gửi đến cơ quan chức năng thì thấy tỉnh chuyển xuống huyện, huyện chuyển xuống xã để giải quyết. Sau đó người ta lại hướng dẫn tôi viết đơn xin giao đất theo diện đất định giá. Sau đó lại bảo tôi không thuộc đối tượng này. Đã 18 năm rồi, tôi vác cái chân què này đi khắp nơi nhưng cũng chưa đòi được đất”.
Video đang HOT
Cần một hướng giải quyết hợp tình, hợp lý
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc, ông Nguyễn Trần Cường – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu – xác nhận: “Đúng là vào năm 1994, UBND xã có chủ trương đổi đất lấy công trình nên đã vận động nhân dân nộp tiền xây trường, sau đó sẽ được cấp đất ở. Năm 1999, xã đã thông báo cho các gia đình cho xã vay tiền theo dạng này nộp các giấy tờ có liên quan lên làm thủ tục để được cấp đất. Những ai có giấy tờ hợp lệ thì đều đã được cấp đất bám Quốc lộ 1A. Riêng ông Lê Chu Cương mãi đến năm 2001 mới nộp. Thời điểm đó xã không giải quyết được nữa”.
Hàng chục lần chuyển đơn thư của các cấp chính quyền nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết
Khi được hỏi, UBND xã không có thẩm quyền bán hoặc cấp đất ở cho người dân nhưng tại sao vẫn đề ra chủ trương “đổi đất lấy công trình”, ông Chủ tịch xã cho rằng cái đó thuộc về trách nhiệm của các vị lãnh đạo cũ. Ông Cường thừa nhận quyền lợi của ông Cương đang bị ảnh hưởng nhưng việc giải quyết đã vượt quá thẩm quyền của xã. Năm 2010, xã đã đề xuất với huyện bán đất theo hình thức định giá cho ông Cương nhưng ông ấy sẽ phải bù thêm tiền. Xã muốn trả lại tiền cho ông Cương theo lãi suất ngân hàng nhưng ông Cương không đồng ý mà chỉ yêu cầu được cấp một mảnh đất. Hiện xã chỉ biết chờ quyết định của cấp trên.
Hỏi vì sao UBND huyện đã giao xã giải quyết vụ việc với hạn cuối cùng là ngày 10/10/2011 nhưng mãi đến tận hôm nay xã vẫn chưa có câu trả lời hay hướng giải quyết cho ông Cương? Ông Cường ấp úng không trả lời và vẫn một mực khẳng định đã làm báo cáo gửi huyện nhờ giải quyết.
Trong khi đó, ông Đậu Đức Năm – Trưởng phòng TN&MT huyện Quỳnh Lưu – nêu ý kiến: “Sau khi UBND tỉnh giao trách nhiệm nghiên cứu và xử lý đơn thư của ông Lê Chu Cương, phòng đã tham mưu cho UBND xã Quỳnh Hậu giải quyết. Sau đó chúng tôi có nhận được đơn xin mua đất định giá của ông Cương nhưng do ông không thuộc đối tượng giao đất định giá nên không thể giải quyết được. Việc cấp đất cho ông Lê Chu Cương thời điểm này là vượt quá thẩm quyền của huyện. Còn về vấn đề tiền nong ông Cương cho xã mượn thì theo tôi nên nhờ tòa án phân xử”.
Ông Nguyễn Trần Cường – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu
Đồng quan điểm với ông Đậu Đức Năm, ông Lê Đức Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu – cũng cho rằng rất khó để cấp đất cho ông Lê Chu Cương, tuy nhiên cũng không được để cho quyền lợi chính đáng của người dân bị ảnh hưởng. “Chủ trương đổi đất lấy công trình của UBND xã Quỳnh Hậu là không đúng nhưng vào thời điểm đó nhiều đơn vị đều thực hiện theo cách này để huy động nguồn vốn xây dựng cơ bản. Đây là trách nhiệm thuộc về xã nhưng các lãnh đạo xã thời kỳ đó hiện nay đã nghỉ hết rồi, không thể xử lý được.
Đối với trường hợp của ông Lê Chu Cương huyện hiện cũng không biết giải quyết thế nào. Phương án tối ưu nhất là để xã và ông Cương thỏa thuận hoàn trả lại tiền tính theo lãi suất hàng năm, như thế thì thiệt cho ông ấy. Đất bây giờ phải đấu giá, nếu chỉ định giá phải đúng đối tượng. Chuyện vay mượn giữa cá nhân và xã thì phải khởi kiện ra tòa, tòa xử thế nào thì làm như thế thôi”.
Theo Dân Trí
Balotelli bỏ tiền xây trường học ở Nam Sudan
Bên cạnh những trò rồ dại chẳng giống ai, Siêu Mario đã để lại ít nhiều ấn tượng đẹp không chỉ bởi những bàn thắng trên sân cỏ mà còn là những trái tim biết nghĩ đến đồng loại.
Bình thường Mario Balotelli là cầu thủ dễ khiến mọi người "điên đầu" bởi đủ trò trẻ con, nghịch dại từ bắn pháo hoa dẫn đến cháy nhà, gây tai nạn xe hơi cho đến việc gây sự cùng các đồng đội. Tuy nhiên, ở mặt khác bad boy này còn là cầu thủ có tấm lòng nhân ái, biết quan tâm, giúp đỡ hết mình đối với những người có cuộc sống không may mắn.
Câu chuyện bắt đầu từ việc anh kết tình bằng hữu với John Kon Kelei, một người lính cũ từng tham gia chiến sự ở Sudan. Đồng cảm với những câu chuyện của Kelei, Balotelli dùng một phần lương của mình để xây dựng một trường học ở làng Cuey Machar, Nam Sundan, quốc gia non trẻ nhất thế giới. Cảm kích trước thái độ hào phóng của Balotelli, mọi người ở ngôi làng này đã quyết định đặt tên cho trường học là "Mario Balotelli Wing" (Đôi cánh Mario Balotelli).
Mario Balotelli - anh hùng của người dân nghèo Nam Sudan
Balotelli đã quyết định phải làm một điều gì đó để giúp đỡ người dân ở đây sau khi nghe câu chuyện khủng khiếp của Kelei tại Milan vào mùa hè năm ngoái: "Kon nói với tôi rằng anh bị buộc phải sử dụng một khẩu súng lớn hơn và nặng hơn cả trọng lượng cơ thể mình. Anh ta thậm chí còn không mang nổi cả súng trường", Balotelli nhớ lại. Thực ra câu chuyện còn khủng khiếp hơn. Kelei bị các phiến quân Sundan bắt đi từ khi mới 4 tuổi và nhanh chóng được đào tạo để trở thành một tay súng trên chiến trường. Nhưng cuối cùng anh đã nỗ lực để thoát khỏi địa ngục đó, đến giảng đường đại học để mong muốn có một cuộc sống tốt hơn. Bây giờ Kon Kelei đã 29 tuổi.
Nghe xong câu chuyện của Kelei, Belotelli đã rất xúc động và quyết định phải làm một điều gì đó để giúp đỡ cho những trẻ em thiếu may mắn của Nam Sudan, đất nước vẫn còn đang hoang tàn sau cuộc nội chiến kéo dài. Vốn là con của một người Ghana nhập cư vào Italia, Balotelli hiểu được phần nào nỗi thống khổ của những trẻ em ở lục địa đen. Cùng với Kelei, Balotelli hy vọng sẽ đem đến một cuộc sống mới cho những trẻ em nơi đây.
Chắc chắc câu chuyện này sẽ khiến nhiều người bất ngờ về Balotelli, một con người đa diện, luôn khiến bất ngờ với những hành động của mình. Bên cạnh những trò rồ dại chẳng giống ai, anh đã để lại ít nhiều ấn tượng đẹp không chỉ bởi những bàn thắng trên sân cỏ mà còn là những trái tim biết nghĩ đến đồng loại như cái cách anh hào phóng tặng 1.000 bảng cho một người ăn xin hay bây giờ là xây trường học.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hình ảnh vui nhộn tại cuộc thi đua xích lô 2.0 "Không hóa trang. Không trò chơi. Không vé vào cổng. Đơn giản và hào hứng hơn bao giờ hết!". Đó là tiêu chí của cuộc thi xích lô 2.0, diễn ra sáng nay tại TP HCM. Với mục đích là gây quỹ giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Cuộc thi đã...