Nghệ An: Chìm thuyền đánh cá, 3 người chết
Trên đường chạy về bến, tàu bất ngờ gặp một cơn lốc lớn đã đánh chìm 11 người xuống biển. 8 người được cứu sống ngay sau đó và 3 người mất tích.
Một đời ngư dân Quỳnh Lưu bám biển để lại nhiều nỗi đau
Chiều 23/4, ông Trần Đình Chiểu – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho biết, vụ chìm thuyền đánh cá nói trên xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng 21/4 vừa qua.
Thuyền đánh cá của ông Trần Đình Hợi (trú xóm Quyết Tâm, xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) mang số hiệu NA QL – 2405 TS trên đường vào bờ thì bất ngờ gặp lốc lớn đánh chìm. Trên thuyền lúc đó có tất cả 11 người.
Do thuyền chìm vào lúc trời tối, sóng lớn nên chỉ có 8 người bám được vào các phao cứu sinh sống sót trở về. Riêng ông Trần Đình Hội, cháu Trần Đình Quỳnh (SN 1992 – con ông Hội) và ông Lê Công Thành bị sóng đánh mất tích. Sau khi sự việc xảy ra, Đồn biên phòng 144 cùng các ban ngành xã Quỳnh Lưu huy động lực lượng tìm kiếm.
Đến khoảng 12 giờ trưa ngày 23/4, thi thể em Trần Đình Quỳnh đã được tìm thấy. Hiện ông Hội và ông Thành đang mất tích.
Video đang HOT
Hiện xã Quỳnh Lập cùng các lực lượng chức năng, phối hợp với Đồn Biên phòng 144 tìm kiếm hai nạn nhân còn lại.
Theo Dân Trí
Sự sống và cái chết qua lời kể của các thủy thủ may mắn trở về
Những nạn nhân tàu Duy Phương 36 may mắn trở về sau tai nạn đâm va với tàu Quang Anh 54 đã tạm thời ổn định về sức khỏe, song ai nấy đều chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại giây phút kinh hoàng mà họ mới trải qua.
Tối ngày 17/4, tàu Quang Anh 54 đã cập cảng đưa 12 thủy thủ trên tàu Duy Phương 36 lên bờ an toàn. Sau một đêm nghỉ ngơi, sáng ngày 18/4, 12 thủy thủ đã có mặt tại trụ sở cảng vụ Thanh Hóa tại Nghi Sơn để làm việc cùng cơ quan chức năng nhằm tìm hiểu nguyên nhân vụ va tàu.
Các thủy thủ đã dần bình tâm trở lại sau vụ tai nạn trên biển
Sau một đêm trở về, gương mặt 12 thủy thủ dường như vẫn còn vương vấn nỗi kinh hoàng sau những gì đã xảy ra. Phải cố gắng lắm chúng tôi mới có thể trò chuyện cùng các thủy thủ, chia sẻ cùng họ những hiểm nguy mà họ đã may mắn vượt qua.
Anh Bùi Ngọc Vũ là người trực ca trong khoảng thời gian tàu gặp nạn cho biết: "Khi tàu bị đâm va, tôi đang trực, cùng với tôi còn có một thủy thủ và một máy trực nữa. Nhưng do lúc đó sương mù nhiều quá, các đèn câu mực của ngư dân phát ánh sáng rất chói, gara phát ra nhiều nút chấm nên các tàu không thể biết được có tàu ở phía trước. Thật bất ngờ là khi hai con tàu chỉ cách nhau 200m, chúng tôi mới nhận ra tình thế không thể cứu vãn.
Trong tích tắc tôi không còn tin vào mắt mình nữa, mọi việc xảy ra quá nhanh, con tàu bị đâm với một tốc độ rất lớn, âm thanh phát ra vô cùng khủng khiếp. Vào thời điểm đó, các anh em trên tàu hầu hết đang ngủ. Cú đâm khiến anh em hết sức choáng váng. Ngay sau đó, thuyền trưởng ra lệnh tất cả mọi người rời tàu. Mặc dù bị bất ngờ nhưng rất may là mọi người đều cố gắng giữ bình tĩnh, tìm phao cứu sinh để thoát thân khi con tàu đang dần chìm".
Thủy thủ đang tường trình lại sự việc xảy ra trên biển.
Anh Vũ là người có hơn 10 năm trong nghề thủy thủ, sinh tử bao lần giáp mặt, vậy mà lần này kể lại giây phút chìm tàu, ánh mắt anh vẫn còn vẻ thất thần, lo lắng.
Hướng mắt về xa xăm, thủy thủ Lê Bá Thành, 22 tuổi, người trẻ nhất trong đoàn cũng là người có chuyến đi biển lần đầu tiên trong cuộc đời thủy thủ, nhớ lại: "Khi em đang ngủ thì nghe tiếng la hét náo loạn của các anh, em choàng tỉnh, nhận lệnh rời tàu của thuyền trưởng thế là nhảy lên cabin, nhanh chóng tìm phao cứu sinh, giữa sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc, lúc đó chỉ nghĩ tìm mọi cách để có thể sống chứ không nghĩ đến chuyện gì đang xảy ra.
Trong đêm tối mịt mùng giữa biển khơi, thuyền trưởng đã cùng các thuyền viên cố gắng bám vào phao cứu sinh, vật lộn với sóng biển cầu mong một điều may mắn rằng tất cả sẽ sống sót. Khoảng 30 phút sau thì tàu Quang Anh 54 tới cứu".
Đang cầm trên tay cây bút viết giấy tường trình xảy ra vụ tàu va chạm, bác Nguyễn Văn Bình, thợ máy trực ca, quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cho biết: "Vào khoảng hơn 3h sáng ngày 17/4, khi các thủy thủ đang ngủ thì chúng tôi nghe tiếng rầm cùng lúc đó là chuông báo động vang lên. Nghe vậy chúng tôi dậy, mặc áo phao cứu sinh, đi kiểm tra tàu thì thấy bị thủng ở khoang hàng.
Đợi một lúc thì thấy tốc độ nước vào khoang quá nhanh nên thuyền Trưởng ra lệnh rời khỏi tàu, rời được khoảng 20 phút thì tàu chìm hẳn. Bất lực nhìn con tàu chìm trong vô vọng nhưng lúc đó trong đầu vẫn có ý nghĩ "mình sẽ được cứu sống. Khi chọn bước vào cái nghề này, cũng đã xác định phải bản lĩnh, dù nhiều khi gặp những trường hợp như thế này không tránh khỏi hoang mang".
Thật may mắn là toàn bộ 12 thủy thủ trên tàu Duy Phương đã thoát tử thần để trở về. Đến 19h50 ngày 17/4, con tàu đã cập bến an toàn tại Cầu 3, cảng Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Hiện tại các anh đang được lưu lại tại cảng Nghi Sơn để cơ quan chức năng tiếp tục điều tra tìm hiểu sự cố tai nạn đáng tiếc trên. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ đâm va nói trên.
Theo Dân Trí
Đâm va trên biển, tàu chở 2.400 tấn gạo bị chìm Một vụ đâm va nghiêm trọng đã xảy ra giữa 2 tàu vận tải biển Việt Nam lúc 3h30 rạng sáng nay (17/4), cách bờ biển Thanh Hóa khoảng 70 hải lý về phía Đông. Vụ tai nạn khiến 1 tàu bị chìm; rất may toàn bộ thuyền viên thoát chết. Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp...