Nghệ An: Cặp phu thê vì mê cà dại mà cất bằng cao đẳng về quê nghịch đất…ra hàng trăm triệu
Tốt nghiệp trường Cao đẳng kỹ thuật số 1 Vinh – ngành Điện công nghiệp, anh Trần Trọng Phi (SN 1990), trú tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành ( tỉnh Nghệ An) quyết định cất bằng về quê trồng cà gai leo, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Không giống các bạn học cùng khóa khác, cầm tấm bằng Cao đẳng trong tay, anh Trần Trọng Phi (SN 1990), trú tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) quyết định về quê lập nghiệp bằng mô hình trồng cây cà gai leo, mỗi năm gia đình anh Phi “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng.
Anh Trần Trọng Phi bên vườn cà gai leo sắp cho thu hoạch. Ảnh: PV
Anh Trần Trọng Phi, cho biết: “Từ lâu tôi đã đam mê với nghề trồng trọt, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng, được bạn bè dưới thiệu cho nhiều công việc ở thành phố với chuyên nghành mình đã học.
Nhưng tôi nghĩ phải làm một việc gì đó mà mình đam mê, trăn trở thì thật hạnh phúc. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy cây cà gai leo là một loại cây dược liệu rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương mình nên tôi đã mạnh dạn khởi nghiệp với loài cây mọc dại này”.
“Khi tôi quyết định rời thành phố về quê trồng cây cà gai leo, bạn bè, người thân phải đối kịch liệt, trong khi mọi người cố bám trụ ở thành phố lập nghiệp mình lại về quê làm nông. Tuy có chút mạo hiểm nhưng tôi đã có những tính toán kỹ, quyết làm theo đam mê của mình” – anh Phi chia sẻ thêm.
Dám nghĩ dám làm, anh Phi và vợ đã xây dựng thương hiệu “ trà gai leo túi lọc” khi đã trải qua nhiều lần thất bại. Nghị lực kiên cường, ham học hỏi, không ngừng cải tiến sản phẩm, để cho ra thị trường những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, đa dạng về sản phẩm.
Bằng sức trẻ, tinh thần ham học hỏi, mô hình trồng cây cà gai leo của anh Phi đang ngày càng khẳng định được thương hiệu. Ảnh: PV
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hằng (vợ anh Phi) cho hay: “Vợ chồng tôi bắt đầu trồng cà gai leo gần một năm. Công việc này đến với vợ chồng tôi rất tình cờ, trước tôi làm dược sĩ ở Hà Nội, có kiến thức về y học, nhận thấy được tác dụng của loài cây này tôi đã bỏ công việc cùng chồng về quê khởi nghiệp”
Cơ sở sản xuất của anh Phi tạo cho nhiều lao động ở địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: PV
Để có đủ nguyên liệu sản xuất, anh Phi đã liên kết với 5 hộ dân ở địa phương trồng hơn 1ha cây cà gai leo. Anh Phi trực tiếp cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây.Trung bình 1 sào thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ từ 1-1,5 tạ cây cà gai leo. Mỗi tháng anh thu mua từ người dân từ 8-10 triệu đồng cây cà gai leo. Ngoài ra, anh còn bao tiêu giúp các nhà nông trồng cây cà gai leo tại các vùng liên kết khác.
Bằng sự cố gắng vươn lên, đến nay, vợ chồng anh Phi chị Hằng đã cho ra thị trường sản phẩm “trà gai leo túi lọc” được người tiêu dùng đánh giá chất lượng. Ảnh: PV
Với sự đầu tư bài bản từ nhà xưởng, các thiết bị máy móc hiện đại ,tổng chi phí đầu tư hơn 300 triệu đồng. Khép kín quy trình sản xuất kinh doanh cùng với nỗ lực kiên trì trong tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, sản phẩm trà cà gai leo đã có chỗ đứng trên thị trường.
Hiện nay, cơ sở sản xuất của vợ chồng anh Phi mỗi ngày sản xuất hơn 200 hộp trà cà gai leo túi lọc, giá bán 90.000 – 95.000đồng/hộp, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 500 triệu/ năm. Không chỉ cho nguồn kinh tế ổn định mà anh còn tạo công ăn việc làm cho 5 – 6 lao động ở địa phương với mức lương 150.000-200.000đồng/người.
Nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến được tuân thủ theo một quy trình. Ảnh: PV
Nhờ có nguồn đầu vào chất lượng và khâu chế biến đảm bảo an toàn, nên sản phẩm trà cà gai leo được người tiêu dùng tin tưởng và tin dùng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
2. Sản phẩm “trà cà gai leo túi lọc” ngày càng hoàn thiện và được người tiêu dùng tin tưởng. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, chị Trần Thị Thoa – Bí thư Đoàn xã Tân Thành, cho biết: “ Mô hình sản xuất sản phẩm trà cà gai leo của anh Trần Trọng Phi và chị Nguyễn Thị Hằng là một mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, xứng đáng cho thanh niên trong xã học tập và noi theo. Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi mà anh Phi còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện do Đoàn xã tổ chức”.
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Quan tâm đào tạo nghề, hỗ trợ hội viên nông dân
Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, ngày 23/7, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, thăm một số mô hình nông dân sản xuất giỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Thào Xuân Sùng đã đánh giá cao những thành tích nông dân Điện Biên đã đạt được trong năm qua. Đồng chí Chủ tịch Trung ương Hội đã đánh giá cao hoạt động của các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: "Hội cần phối hợp với Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hành Chính sách xã hội tạo điều kiện cho trên 23.000 lượt hộ vay vốn phát triển sản xuất. Triển khai và nhân rộng các dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân với các dự án phát triển chăn nuôi trâu, lợn sinh sản. Quan tâm tới công tác đào tạo nghề, hỗ trợ hội viên nông dân tiếp cận với khoa học, công nghệ...".
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, Điện Biên có thế mạnh trong sản xuất gạo. Gạo Điện Biên thơm ngon nổi tiếng trong nước. Vì thế tỉnh cần phát huy thế mạnh thiên nhiên ưu đãi để sớm đưa đời sống nông dân đi lên.
"Tỉnh phải chỉ đạo các cấp, sản xuất những sản phẩm mang đặc trưng của Điện Biên. Sản xuất những sản phẩm mà địa phương khác không thể làm được. Sản xuất được rồi cần xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì. Như vậy mới nâng cao hiệu quả trong sản xuất, nâng cao đời sống người dân" - Chủ tịch Trung ương hội chỉ đạo.
Đồng chí Thào Xuân Sùng thăm mô hình sản xuất miến dong của HTX miến dong Nà Tấu.
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân đánh giá cao việc các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào Hội ngày càng phát triển. Đánh giá cao những mô hình kinh tế do hội viên nông dân làm chủ, qua đó, dần khẳng định năng lực sản xuất của người dân đã đạt được trình độ bằng và thậm chí cao hơn 1 số tỉnh miền xuôi.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã dần phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Đồng thời, nhất trí với những kiến nghị của tỉnh Điện Biên và sẽ báo cáo với Chính phủ, các Bộ, ngành để có phương án giúp tỉnh.
Đồng chí Thào Xuân Sùng tặng quà cho các gia đình chính sách tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên.
Về công tác phát triển hội, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: "Hội Nông dân tỉnh cần chỉ đạo Hội Nông dân các cấp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Làm sao cán bộ Hội Nông dân các cấp là nguồn nhân lực chủ yếu, giới thiệu nguồn cán bộ cho cấp ủy các cấp, để cán bộ trưởng thành từ nông dân lên làm việc trong chính quyền từ cấp cơ sở đến cấp huyện, tỉnh."
Về công tác đào tạo nghề, Chủ tịch Trung ương Hội nhấn mạnh: "Điện Biên là tỉnh đặc biệt khó khăn, Trung ương Hội sẽ giúp Điện Biên trong công tác đào tạo nghề. Tỉnh cũng cần xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức hợp tác xã. Như thế sẽ có kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật".
Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm đặc trưng của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Điện Biên, đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đến thăm mô hình sản xuất miến rong tại xã Nà Tấu, tặng quà 15 gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
Xem xét chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế TP HCM nhiệm kỳ tới Ngày 14-7, Thành ủy TP HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại biểu báo chí - xuất bản TP góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại hội nghị, đại diện...