Nghệ An: Cần sớm tái định cư cho người dân ảnh hưởng bởi thủy điện xả lũ
Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện xả lũ, UBND huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã triển khai dự án di dân tái định cư khẩn cấp tại xã Lượng Minh.
Tuy nhiên, đến nay sau gần 4 năm dự án vẫn chưa thể đón các hộ dân.
Dự dự án di dân tái định cư khẩn cấp tại bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) nhưng sau gần 4 năm dự án vẫn chưa thể đón người dân về tái định cư.
Dọc tỉnh lộ 534B vào xã Lượng Minh, dễ dàng bắt gặp nhiều căn lều tạm bợ được người dân dựng dọc sông suối hay chênh vênh bên núi để sinh sống. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng khi nhắc lại thời điểm thủy điện xả lũ, ai cũng rùng mình. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân xã Lượng Minh phải rơi vào cảnh không nhà, không cửa.
Theo bà Lô Thị Tuyết, bản Minh Phương, xã Lượng Minh, năm 2018, trời mưa to, Thủy điện Bản Vẽ xả lũ khiến nhiều nhà dân vùng hạ lưu bị cuốn trôi. Riêng bản Minh Phương có 12 hộ rơi vào cảnh “không nhà không cửa” buộc phải di dời khẩn cấp. Sau đó, các hộ dân đều được phía công ty thủy điện, nhà nước hỗ trợ và dự kiến bố trí cho nơi ở mới. Thế nhưng từ đó đến nay các hộ vẫn chưa được di dời, nhiều hộ đợi chờ quá lâu đã chủ động đi tìm nơi ở mới. “Chờ tái định cư quá lâu nên gia đình tôi phải đi tìm nơi ở mới. Đến nay, chúng tôi đã 3 lần chuyển nhà, trâu bò bán hết và phải vay mượn tiền để làm nhà. Mong rằng nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ cho người dân phần nào để cuộc sống ổn định trở lại”, bà Tuyết cho biết.
Ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) sửa lại căn nhà ở khu tái định cư khi chính quyền địa phương thông báo khu tái định cư đã an toàn.
Là hộ đầu tiên và cũng là duy nhất đến thời điểm hiện tại xây dựng nhà kiên cố trên khu tái định cư, ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh cho hay, sau khi điểm tái định cư hoàn thành, gia đình ông đã tiên phong chuyển lên ở. Toàn bộ vật dụng của nhà cũ đều được tận dụng, ngoài ra ông còn vay mượn thêm anh em làm được căn nhà kiên cố.
Video đang HOT
Ông Lô Văn Tạo chia sẻ, khi có địa điểm tái định cư bà con rất vui, 17/17 hộ đã bốc thăm nhận các lô đất. Thế nhưng khi vừa làm xong nhà thì xuất hiện các vết nứt, sụt lún. Chính quyền yêu cầu không được ở nữa nên gia đình ông lại phải quay về dựng lều tạm ở ven sông được gần 2 năm. Đầu năm vừa rồi, ông lại được cán bộ huyện thông báo khu tái định cư đã an toàn nên gia đình mới quay trở lại đây.
Khu tái định cư dành cho 17 hộ bị ảnh hưởng khi Thủy điện Bản Vẽ xả lũ (năm 2018) được xây dựng tại bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Kinh phí thực hiện dự án khoảng 7 tỷ đồng, thời gian hoàn thành trong năm 2019. Theo quan sát của phóng viên, hiện tại mái ta-luy dương của khu tái định cư xuất hiện nhiều vết nứt, hạng mục kè ta-luy dương bị sụt lún khiến nhiều kè đá bị bong tróc, đứt gãy.
Sẽ sớm bố trí tái định cư
Gia đình ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) quay trở khu tái định cư khi chính quyền địa phương thông báo khu tái định cư đã an toàn.
Sau thời gian chờ đợi tái định cư, 11 hộ dân đã chủ động tìm nơi làm nhà, 6 hộ còn lại do điều kiện gia đình khó khăn nên vẫn dựng lều ở tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn.
Theo ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, địa phương có quỹ đất lớn nhưng quỹ đất bằng phẳng để làm nhà được thì lại rất ít. Vì vậy khi xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ bị sạt lở do ảnh hưởng từ việc xả lũ của Thủy điện Bản Vẽ bà con đều rất đồng tình. Năm 2019, dự án được triển khai, cuối năm đã cơ bản hoàn thành. Toàn bộ các hộ đã thực hiện việc bốc thăm nhận đất. Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của mưa bão, khu tái định cư bắt đầu xuất hiện các vết nứt, sụt lún mái ta-tuy dương nên chính quyền địa phương báo cáo với UBND huyện, đồng thời yêu cầu các hộ tạm dừng việc vào ở khu tái định cư, chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng. Vừa qua, Ban quản lý dự án có thông báo kết quả kiểm tra cho thấy khu tái định cư vẫn đảm bảo an toàn nên 6 hộ đang chờ phía chủ đầu tư dự án sửa chữa lại các hạng mục rồi sẽ vào ở.
Tại xã Lượng Minh, bên cạnh khu dự án tái định cư cho 17 hộ tại bản Minh Phương, chính quyền địa phương đã bố trí một khu tái định cư khác cho 34 hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở ven sông Nậm Nơn, tại bản Lả. Hiện tại, mặc dù công trình đã hoàn thành nhưng do diện tích bố trí cho các hộ dân quá nhỏ chưa đến 200m2, chiều rộng khoảng 10m chỉ phù hợp cho việc xây nhà ống nên các hộ dân vẫn chưa chuyển về nơi ở mới.
Vết nứt xuất hiện ở khu vực ta-luy dương khu tái định cư bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An).
Ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương cho biết, hiện khu vực xã Lượng Minh, UBND huyện đã bố trí xây dựng 2 khu tái định cư. Khu thứ nhất được xây dựng ở bản Minh Phương để bố trí cho 17 hộ dân nhưng sau khi công trình hoàn thành thì xảy ra hiện tượng sụt lún, xuất hiện các vết nứt nên chưa thể bố trí cho người dân vào ở.
Kết quả kiểm tra, khảo sát cho thấy các vết nứt chỉ nằm ở khu vực bề mặt không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của công trình nên thời gian tới Ban quản lý dự án sẽ sửa chữa và đưa các hộ vào tái định cư. Khu vực tái định thứ 2 được xây dựng năm 2019, ở bản Lả để bố trí cho 34 hộ bị ảnh hưởng sạt lở ven sông, thuộc thủy điện Nậm Nơn. Hiện tại công trình đã hoàn thành nhưng UBND xã đã bổ sung thêm 12 hộ vào tái định cư nên diện tích bình quân cho mỗi hộ xây nhà chỉ khoảng 200m2. Do diện tích nhỏ nên các hộ dân đã kiến nghị chính quyền địa phương mở rộng diện tích. Một trong những khó khăn lớn của các dự án này là nguồn vốn bố trí còn ít. Dù hai dự án đã gần như hoàn thành nhưng vốn chỉ mới bố trí được khoảng 50%.
Những khu tái định cư không có người định cư
Sau 10 năm xây dựng, 2 khu tái định cư dành cho những hộ dân bị ngập lụt ở Nghệ An vẫn bỏ hoang, người dân không muốn đến ở vì không phù hợp với điều kiện sống.
Di dân không thành
Để di dời hàng chục hộ dân sống trong vùng bị ngập lụt ở ven hồ Vực Mấu và ven sông Mai Giang, năm 2010, UBND H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã quyết định xây dựng 2 khu tái định cư (TĐC) tại xã Quỳnh Thắng và xã Quỳnh Trang.
2 năm sau, khu TĐC khá khang trang rộng hơn 5 ha tại xã Quỳnh Thắng hoàn thành hạ tầng gồm đường, mương thoát nước, điện, nhà văn hóa cộng đồng. Theo mục tiêu của dự án, khu TĐC này sẽ bố trí cho hơn 60 hộ dân ở xã Quỳnh Thắng đang sống trong vùng bị ngập nước ven hồ thủy lợi Vực Mấu, mỗi hộ dân được bố trí 600 m2 đất ở. UBND H.Quỳnh Lưu quyết định hỗ trợ mỗi hộ dân 10 triệu đồng để di dời nhà đến khu TĐC. Thế nhưng, đến nay khu TĐC này vẫn bỏ hoang, chưa có hộ dân nào đến sinh sống. Bãi đất rộng hơn 5 ha đã được đầu tư hơn 10 tỉ đồng để làm hạ tầng trở thành nơi chăn bò, tập kết và phơi ván gỗ của một chủ cơ sở chế biến gỗ tràm ở gần đó. Nhà văn hóa cộng đồng xây xong bỏ hoang đã xuống cấp.
Khu TĐC hoang vắng ở xã Quỳnh Trang. Ảnh K.HOAN
Tương tự, khu TĐC tại xóm 5 xã Quỳnh Trang (nay thuộc TX.Hoàng Mai) rộng hơn 4 ha cũng đang thành bãi đất hoang. Ông Lê Đăng Thăng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang, cho biết mục tiêu của dự án này là bố trí TĐC cho 38 hộ dân sống ở vùng ven sông thường bị ngập lụt do hồ Vực Mấu xả lũ. Theo đó, mỗi hộ dân được bố trí từ 300 - 400 m2 đất để làm nhà, mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 triệu đồng để di dời nhà đến nơi ở mới. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có hộ dân nào đến ở.
Không muốn tái định cư
Gia đình ông Hồ Khắc Kiên (xóm 5, xã Quỳnh Thắng) sống gần lòng hồ Vực Mấu từ hàng chục năm qua là một trong những hộ dân thuộc diện di dời đến khu TĐC. Ông Kiên cho biết vào mùa mưa lũ, hồ tích nước, nước dâng lên khiến vườn và nhà của nhiều hộ dân trong xóm này bị ngập. Có những năm, nước ngập vườn cả tháng trời khiến cây cối bị chết. Năm 2009, khi huyện có chủ trương xây khu TĐC, nhiều gia đình ở đây đã làm đơn đăng ký di dời đến khu TĐC. Nhưng sau khi khu TĐC cách đó khoảng 3 km hoàn thiện, thấy diện tích đất được bố trí nhỏ (600 m2), trong khi khu đất gia đình đang sinh sống hơn 2.000 m2 nên ông không di dời. "Dân chúng tôi ở đây sống bằng nghề đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi, đến đó xa hồ nước, không có đất thì lấy chi mà làm ăn", ông Kiên nói.
Nhà văn hóa ở khu TĐC Quỳnh Thắng xây xong bỏ không 10 năm qua do không sử dụng
Không muốn di dời, để thích ứng với tình cảnh ngập nước, ông Kiên và nhiều gia đình ở đây đã bỏ ra hàng chục, thậm chí có hộ chi hàng trăm triệu đồng mua đất về để nâng vườn, nâng nền nhà lên cao. Ông Kiên cho hay, sau khi nâng lên 50 cm, tình cảnh ngập nước vào mùa lũ đã đỡ hơn và do đó người dân càng không muốn đến khu TĐC.
Ông Hoàng Văn Công, Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng, cho hay sau 10 năm xây dựng, khu TĐC vẫn bỏ hoang khiến xã cũng "nóng ruột" vì thấy lãng phí. UBND xã đã kiến nghị UBND H.Quỳnh Lưu cho chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc đấu giá đất ở tại khu TĐC này, nhưng không được chấp nhận vì trái quy định. "Đất của những hộ dân rất rộng, từ 2.000 - 3.000 m2, nên họ không muốn bỏ để di dời đến khu TĐC. Những hộ dân làm đơn đăng ký trước đây nay đã rút đơn không di dời nữa, do đó khu TĐC chưa biết sử dụng vào mục đích gì", ông Công nói.
Hơn 4 ha đất khu TĐC ở xã Quỳnh Trang cũng đang bỏ hoang, trong khi hàng chục hộ dân vẫn phải sống ở khu vực ngập lụt khi hồ Vực Mấu xả lũ. Ông Lê Đăng Thăng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang, cho biết nguyên nhân khiến người dân không muốn di dời là do diện tích mỗi hộ được bố trí ở khu TĐC nhỏ (300 - 400 m2), chi phí hỗ trợ di dời nhà quá ít và sau khi di dời, đất ở cũ của họ sẽ bị thu hồi. Ông Công cũng cho hay, xã đã nhiều lần kiến nghị UBND TX.Hoàng Mai có phương án xử lý khu TĐC này nhưng đến nay mới dừng ở khâu khảo sát, chưa có phương án để định đoạt.
Nghệ An: Hàng chục hộ dân bất an trước nguy cơ sạt lở núi Bốn vết nứt kéo dài hàng trăm mét cắt ngang bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Vào những ngày mưa lớn, mặt đất thiếu ổn định, những ngôi nhà bắt đầu phát ra tiếng kêu lạ, khiến ai nấy đều lo lắng bởi nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy...