Nghệ An: Cán bộ xã ký, lập danh sách khống rút tiền hỗ trợ nông dân
Vụ Đông năm 2017, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn ( Nghệ An) đã lập khống danh sách hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng trên địa bàn để trục lợi, qua đó làm thất thoát tiền ngân sách Nhà nước hơn 100 triệu đồng.
Đợt áp thấp vụ Đông năm 2017, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề. Nhằm giúp đỡ nông dân, UBND tỉnh Nghệ An đã trích nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ người dân mua giống khôi phục sản xuất.
Sau phản ánh của nhiều hộ nông dân xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) về việc cán bộ phụ trách nông nghiệp tự ý lập danh sách, giả mạo chữ ký trục lợi, xã, huyện đã vào cuộc thanh kiểm tra.
Ông Trần Hồng Minh – xóm Trưởng xóm 4, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) chia sẻ với PV về những khuất tất trong việc lập danh sách nhận tiền hỗ trợ tại địa phương. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Hồng Minh – xóm Trưởng xóm 4, xã Nam Lĩnh cho biết: “Trên địa bàn xóm 4, có 5 hộ bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ sau đợt áp thấp vụ Đông năm 2017, nhưng chỉ có 2 hộ dân có diện tích ảnh hưởng thực sự là hộ chị Nguyễn Thị Châu (8.000m2 ao trang trại) và hộ ông Nguyễn Đình Lâm (300m2 ao). Còn lại 3 người khác không nằm trong xóm nhưng vẫn được kê khai vào xóm 4. “
“Khi tôi được một số hộ dân trên địa bàn phản ánh về việc gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ nhưng không được đưa vào danh sách, tìm hiểu mới biết, danh sách này lập không hề qua xóm. Trong danh sách có chữ ký của tôi nhưng không phải tôi ký, tôi không hề ký hay lên danh sách các hộ ảnh hưởng gửi cho xã”, ông Minh cho biết thêm.
Video đang HOT
Được biết, ngoài xóm 4 bị lập khống hồ sơ để trục lợi tiền hỗ trợ, còn có xóm 1, xóm 7, xóm 11, xóm 13 cũng bị lập khống với diện tích bị ảnh hưởng hàng chục ha.
Một trong những hộ có ao hồ nhưng không được lập danh sách hỗ trợ chính sách là hộ của ông Ông Văn Sơn, với diện tích hơn 5 sào ao cá bị ngập.
Trao đổi với Dân Việt, ông Sơn bức xúc: “Gia đình tôi có hơn 5 sào (2.500m2) ao cá nuôi từ năm 2004 đến nay nhưng chưa lần nào được nhận tiền hỗ trợ thiệt hại. Vì không công bằng nên tôi đã gửi đơn để xã và huyện làm rõ”.
Trụ sở UBND xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Ảnh: Cảnh Thắng
Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, ông Phan Xuân Đồng – Chủ tịch UBND xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết: “Sự việc chi trả tiền hỗ trợ ao hồ bị ảnh hưởng bởi lụt bão năm 2017 sau khi người dân có đơn tố cáo gửi chính quyền và các cấp, hiện Thanh tra huyện đã vào cuộc xác minh làm rõ. Theo thời hạn là ngày 7.4 tới sẽ có kết quả thông báo cho địa phương”.
“Anh Lưu Đức Quang (cán bộ Nông nghiệp) là người phụ trách việc lập hồ sơ để hỗ trợ cho bà con, khi đoàn thanh tra phát hiện ra nhiều hồ sơ giả mạo chữ ký của xóm trưởng. Tổng số tiền hỗ trợ đợt đó là 116 triệu. Khi đoàn thanh tra có kết luận cụ thể, sẽ có hình thức kỷ luật đối với cán bộ sai phạm trong việc này”, ông Đồng phân trần.
“Về sự việt này, UBND huyện đã thành lập đoàn vào cuộc xác minh. Hiện đoàn đang làm, khi nào có kết quả, sẽ thông báo cho báo”, ông Đinh Xuân Quế – Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An).
Theo Danviet
Ổi, táo "cháy hàng", vụ Tết nông dân thu hàng chục triệu
Với giá bán dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg táo, ổi cao hơn thời điểm ngày thường từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, các nhà vườn trồng ổi, táo ở huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã "cháy" hàng.
Trồng hơn 8 sào giống ổi Đài Loan áp dụng kỹ thuật bọc túi quả, mặc dù mới trồng hơn 1 năm nhưng chất lượng ổi của gia đình chị Hồ Thị Thuận ở xóm 5, xã Nam Anh (Nam Đàn) đã được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng đặt mua.
Khách hàng tìm đến vườn ổi Đài Loan ở Nam Đàn để mua về sử dụng trong ngày Tết. Ảnh: Thúy Tình
Chị Thuận cho biết, từ thời điểm giữa tháng 12 âm lịch, nhiều khách hàng đã đến tại vườn đặt mua vừa để làm quà biếu và sử dụng. Với giá 30.000 đồng/kg, trong dịp Tết này gia đình chị đã thu về hơn 10 triệu đồng. Hiện vẫn nhiều thương lái, khách hàng đến tìm mua nhưng không còn hàng. Giống ổi Đài Loan này ra quả liên tiếp nên ra Tết gia đình lại có ổi bán.
Giống ổi Đài Loan được trồng trên đất Nam Đàn cho thu nhập cao. Ảnh: Thúy Tình
Với diện tích gần 2 ha, đến thời điểm này toàn bộ ổi của gia đình anh Võ Văn Danh ở xóm 8, xã Nam Xuân cũng "sạch" hàng. "Hình thức đẹp, bình quân mỗi quả nặng trên 0,5 kg, chất lượng quả ngọt, giòn, ít hạt nên ổi Đài Loan được khách hàng ưa chuộng. Giá bán tại vườn dịp này từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Vì ổi ra quanh năm, thu hoạch đều nên dịp này chỉ có hơn 300 kg ổi bán ra thị trường Tết" - anh Danh cho biết.
Táo Nam Đàn cũng được khách hàng ưa dùng trong dịp Tết này. Ảnh: Thúy Tình
Nằm ở ven đường, các vườn táo ở xã Nam Tân (Nam Đàn) cũng rất đắt khách, giá bán tại vườn từ 35.000 - 50.000 đồng/kg, tùy loại, nhưng hiện nhiều vườn đã bắt đầu cạn nguồn hàng.
Anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 7, xã Nam Tân cho biết: Với diện tích gần 3 sào, vụ táo năm nay gia đình anh thu về trên 70 triệu đồng. Hiện một số diện tích anh đã chặt tỉa cành để cây táo tiếp tục phát triển cho năm sau.
Ổi, táo Tết bán được giá cao, tiêu thụ nhanh là động lực để nông dân Nam Đàn tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng vào những năm kế tiếp.
Theo Thuý Tình (Báo Nghệ An)
"Biến" đồng rau màu thành vườn ổi, quả sai lúc lỉu lại dễ bán Nhận thấy tiềm năng lớn từ việc trồng cây ăn quả ở vùng đồng qua việc tham quan ở một số địa phương trên cả nước, một số hộ dân ở xã Nam Anh, Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã đưa cây ổi từ vườn ra đồng, hiện đã thu hoạch cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Gia đình chị...