Nghệ An: Ba tiểu thương chợ đầu mối nhiễm SARS-CoV-2, chưa rõ nguồn lây
Trong 4 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Nghệ An được ghi nhận mới nhất thì có 3 ca liên quan đến chợ đầu mối nông sản lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, ngành chức năng chưa xác định được nguồn lây tại khu vực này.
Chợ đầu mối là nơi buôn bán của gần 300 tiểu thương, chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản cho các chợ dân sinh trên địa bàn TP Vinh và các huyện lân cận. (Ảnh: Hoàng Lam).
Sáng 24/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An công bố 2 ca dương tính mới, trong đó có 1 ca là tiểu thương chợ đầu mối thành phố Vinh.
Như vậy, từ ngày 13/6 tới nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 43 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong 4 ca được ghi nhận mới nhất thì chợ đầu mối nông sản Vinh có tới 3 ca.
Trong đó 1 trường hợp bán rau, sinh năm 1982, trú tại xã Hưng Hòa (TP Vinh), thường xuyên đến chợ đầu mối lấy hàng về bán, được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng tối 20/6. Trường hợp thứ hai là một người phụ nữ sinh năm 1987, trú phường Vinh Tân (TP Vinh) làm nghề buôn bán hoa quả tại chợ đầu mối. Hai trường hợp này được công bố vào chiều tối ngày 23/6.
Video đang HOT
Trường hợp thứ 3, mới được công bố sáng nay (24/6), sinh năm 1989, làm nghề buôn rau tại chợ đầu mối, trú tại phường Vinh Tân. Trường hợp này là F1 của người phụ nữ bán hoa quả trong chợ đầu mối.
Ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: “Tôi cho rằng khu vực chợ đầu mối là điểm có nguy cơ rất cao”.
Đây là khu vực tiếp nhận các mặt hàng rau củ quả, gia cầm, nông sản từ các địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An để phục vụ cho người dân thành phố Vinh và các huyện lân cận. Từ chợ đầu mối, các tiểu thương đi phân phối cho các chợ trên địa bàn thành phố Vinh và các ki ốt.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các tiểu thương tại khu vực chợ đầu mối (Ảnh: Hoàng Lam).
“Bởi vậy, việc có các ca dương tính tồn tại ở đây lâu rồi thì nguy cơ lây về các địa phương khác và các chợ khác trong thành phố rất cao. Hiện nay, Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đang có hướng sẽ triển khai ngay việc lấy mẫu xét nghiệm và phong tỏa khu vực này. Đồng thời triển khai ngay việc thông báo rộng rãi để tất cả người đã đến chợ đầu mối ra đăng ký khai báo để lấy mẫu kịp thời, phát hiện sớm”, ông Nguyễn Văn Định thông tin thêm.
Cũng theo Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, hiện cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2 xâm nhập vào chợ đầu mối. Lực lượng chuyên môn và các chuyên gia đang phân tích, điều tra các ca, gắn kết thông tin để đưa vào nhận định nguồn lây nhiễm.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc qua đời
Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, đã qua đời lúc 16h15 chiều nay, 24-1, tại Hà Nội.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Ảnh: Lê Anh Dũng/VNN
Hai nguồn tin từ Bộ Tư pháp cho biết ông Nguyễn Đình Lộc, Bộ trưởng thứ hai của Bộ Tư pháp sau tái lập, giai đoạn 1992 - 2002, đã qua đời.
Người thân trong gia đình xác nhận và cho biết ông mất lúc 16h15, chiều 24-1, sau thời gian dài lâm bệnh.
Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho hay sẽ sớm trao đổi với gia đình ông Nguyễn Đình Lộc để thống nhất chương trình tang lễ...
Sinh năm 1935 trong một gia đình nghèo ở huyện Diễn Châu, Nghệ An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc lớn lên trong hoàn cảnh cha mẹ mất sớm. Thuộc thành phần cơ bản thời ấy và lại thông minh ham học, ông được lựa chọn trong lứa thanh niên đầu tiên được Nhà nước cử đi đào tạo một cách bài bản về luật học tại Liên Xô, bắt đầu là cử nhân, sau đó là nghiên cứu sinh phó tiến sĩ.
Cùng thời học luật ở Liên Xô ấy có ông Trịnh Hồng Dương (1938 - 2008) - trở về công tác trong ngành tòa án, tới cương vị cao nhất là Chánh án TAND tối cao, hay ông Vũ Đức Khiển - về nước công tác trong ngành kiểm sát, vị trí cao nhất là Phó Viện trưởng VKSND Tối cao trước khi sang làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội...
Đây là lứa luật học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ở giai đoạn miền Bắc xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa, chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Về nước ông Nguyễn Đình Lộc công tác tại trường Trung cấp Tòa án, rồi sang Văn phòng Quốc hội, lên đến chức vụ cao nhất là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ở Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Đình Lộc có cơ hội mang chuyên môn luật học của mình giúp việc cho Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp 1980 của nước Việt Nam thống nhất, sau đó là Hiến pháp 1992 của thời kỳ đầu đổi mới - giai đoạn mà một số nguyên lý cơ bản của nhà nước pháp quyền bắt đầu được thừa nhận.
Khi Quốc hội khóa VIII thông qua Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Đình Lộc cũng được bầu làm Bộ trưởng thứ hai của Bộ Tư pháp, kế nhiệm ông Phan Hiền - Bộ trưởng đầu tiên, liên tục hơn 10 năm, từ khi Bộ này được tái lập, năm 1981...
Ông Nguyễn Đình Lộc là đại biểu Quốc hội các khóa VII (1981-1987), IX (1992-1997), X (1997-2002), XI (2002-2007), là Phó Chủ tịch Hội Luật gia trước khi nghỉ hưu.
Văn phòng huyện ở Nghệ An xin hơn 80 triệu đồng thanh toán tiền rượu tiếp khách Sau 3 năm không thể trả tiền mua rượu tiếp khách, HĐND - UBND huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã làm tờ trình xin thanh toán. Ngày 23/1, trên mạng xã hội lan truyền "Tờ trình" của Văn phòng HĐND - UBND huyện Quỳ Châu (Nghệ An) về việc xin chủ trương thanh toán tiền rượu phục vụ cơ quan HĐND - UBND...