Nghệ An: Ấm lòng nơi rốn lũ
Người đàn ông gần 10 năm “đưa đò” miễn phí như một hơi ấm xua tan phần nào đó cái lạnh của xóm nhỏ khi bị cô lập trong nước lũ.
Suốt những ngày qua, hàng ngàn người dân của huyện miền núi Thanh Chương – Nghệ An buộc phải gồng mình sống chung với lũ.
Cuộc sống nhân dân là rất vất vả khi không ít xóm, làng bị cô lập bởi bốn bề là nước lũ. Cụm dân cư Chính Nghi, xóm Mỹ Hòa (cũ, nay là xóm 2) xã Thanh Lâm là một vùng như thế.
16 hộ dân với hơn 50 nhân khẩu nơi đây gần 1 tuần qua bị cô lập với bên ngoài bởi nước lũ. Cả làng sống chung với cảnh không điện, không nước sạch, không thực phẩm kịp thời… Điều này đã “sống chung” với họ nhiều năm qua khi cứ độ tháng 10 âm lịch đổ về là bị ngập lụt, chia cắt.
Toàn bộ làng Kim Nghi, xóm Mỹ Hòa bị cô lập hoàn toàn.
Trong lần về thăm hỏi, hỗ trợ bà con trong mùa lũ năm nay, chúng tôi được bác lái đò Phạm Văn Tài tự tay chèo lái chiếc xuồng độc mộc bằng gỗ rẽ nước, vượt sóng đưa đoàn chúng tôi về với cụm dân cư bị cô lập ấy.
Trước khi lên xuồng, chúng tôi được người dân khu vực quảng cáo “các anh an tâm, bác Tài có thâm niên gần chục năm đưa đò rồi”.
Câu nói vui ấy của bà con khiến chúng tôi khá an tâm dù chuẩn bị lên chiếc xuồng độc mộc, sơ sài ấy để vượt qua “biển nước” mênh mông trước mặt.
Video đang HOT
Cuộc sống vốn dĩ của bà con nơi đây gặp không ít khó khăn khi nằm biệt lập so với các xóm, làng khác của xã.
Càng khó khăn hơn khi mùa mưa lũ về, con đường độc đạo nối với “ thế giới bên ngoài” của làng bị ngập sâu trong nước. Cá biệt hơn, cụm dân cư Chính Nghi nằm giáp ranh giữa 3 xã: Thanh Xuân, Thanh Mai và Thanh Giang.
Bác lái đò Phạm Văn Tài (phía sau) chia sẻ cùng PV.
Giữa câu chuyện cùng bác Tài lái đò và anh Quý phụ đò chúng tôi như được ấm lòng hơn với những tâm tư, suy nghĩ cũng như hành động của người dân vùng lũ, đặc biệt hơn đối với bác Tài lái đò.
Anh Quý phụ đò kể: “Bác Tài nhìn gầy gầy vậy chứ chèo đò khỏe lắm đó. Riêng chiếc xuồng của bác có thể chở tới 500 kg khối lượng kể cả người lẫn hàng.
Cứ mùa lũ về là người dân làng tôi đều trông vào chiếc xuồng này cả….”. Vặn hỏi mãi, bác Tài mới mở lòng với đoàn chúng tôi, bác chia sẻ: “Ở cái làng này quen với lũ, lụt rồi các chú ạ.
Năm nào cũng có, có lại bị cô lập. Cứ mùa lũ đến là dân hết khổ, nào là chuyển người già, trẻ em vào phía trong làng không bị ngập, rồi chuyển lúa, ngô, trâu, bò… lên vùng cao. Mọi thứ, kể cả người lần đồ đều dựa vào chiếc xuồng này để chuyển ra ngoài, vượt lũ cả…”.
Những chuyến đò thắm đượm tình người…
Được biết, gần 10 năm lại nay, bác Phạm Văn Tài đã sắm suồng để sử dụng cho gia đình khi mùa lũ về và giúp người dân trong làng chống lũ.
Để đối phó với tình trạng mất điện kéo dài, gia đình bác Tài cũng “tậu” cho mình một chiếc máy nổ để phục vụ cuộc sống.
Nói là “tậu” cho oách, chứ của người thân cho đợt vừa rồi – bác Tài khoe. Mang tiếng là phục vụ cho gia đình nhỏ của bác Tài nhưng thực tế vào mùa lũ, nó là cứu cánh của hơn 50 nhân khẩu nơi đây để ổn định cuộc sống.
Hàng ngày, bác tài sẽ sử dụng máy phát điện vào một thời điểm nhất định rồi cho nhân dân trong làng lần lượt mang nồi cơm điện đến để cắm, sạc điện thoại, đèn tích điện… Tôi hỏi: “ Thế mỗi ngày bà con trả bác bao nhiêu“?, bác Tài xua tay, cười tươi rồi nói: “ Ai lấy gì của dân đâu chú. Mình có, mình giúp dân thôi. Đầu mùa lũ, tôi đã mua sẵn vài chục lít xăng tích trữ để phục vụ bà con rồi…“.
Hơn một giờ đồng hồ trên chiếc thuyền độc mộc của bác Tài, đoàn chúng tôi được dịp đến tận nơi, thăm từng nhà để phần nào thấu hiểu được cuộc sống của bà con nơi đây.
Khó khăn, vất vả còn đó nhưng chừng nào còn có những “bác Tài” thơm thảo như thế thì cuộc sống với bà còn còn lắm “hoa hồng”.
Chia tay với bác Tài, đoàn chúng tôi không khỏi thổn thức trước một ý nguyện không của riêng bác đó là việc xây dựng, nâng cao được con đường độc đạo nối vào làng Chính Nghi, để mỗi mùa lũ về người dân không còn bị cô lập…
Nghệ An: Mưa lớn, thủy điện xả lũ khiến 2 người mất tích
Theo thông tin từ UBND huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), do mưa lớn, cùng với việc xả lũ của một số thủy điện trên thượng nguồn khiến 2 người mất tích, 2 người bị thương và gần 1.000 nhà dân bị chìm trong biển nước.
Được biết, từ trưa 29 - 30/10, trên địa bàn huyện Thanh Chương liên tục có mưa lớn khiến nhiều xã trong huyện bị ngập sâu.
Trong đêm 29/10, huyện Thanh Chương đã di dời gần 1.000 hộ dân bị ngập ở các xã Thanh Mỹ, Thanh Khê, Võ Liệt, Thanh Nho, Thanh An... đến nơi an toàn.
Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường ở huyện Thanh Chương chìm trong biển nước.
Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND Thanh Chương cho biết: "Mưa lũ kéo dài đã khiến 2 người mất tích, 2 người bị thương. Trong đó, 2 người mất tích ở xã Thanh An, trên đường đi xe máy về nhà bị lũ cuốn, đến nay chưa tìm thấy. Còn 2 người bị thương hiện tình hình sức khỏe đã ổn định".
Đến sáng 30/10, nước lũ vẫn đang dâng cao trên địa bàn huyện Thanh Chương. Huyện đã di dời 900 hộ dân bị cô lập hoàn toàn ở xã Thanh Mỹ đến nơi an toàn. Lãnh đạo UBND huyện Thanh Chương đang chia thành nhiều mũi, có mặt ở những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thị sát các điểm ngập lụt ở huyện Thanh Chương.
Hiện tại, lãnh đạo UBND huyện Thanh Chương tiếp tục có các phương án sơ tán dân khỏi vùng ngập và vùng sạt lở; đảm bảo nhu yếu phẩm cho nhân dân; chủ động triển khai các phương án 4 tại chỗ để cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người dân...
Bất chấp nguy hiểm, người Hà Tĩnh liều mình vớt củi trên sông Ngàn Phố Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) liều mình chèo thuyền ra giữa dòng nước lũ vớt củi từ thượng nguồn đổ về. Video: Nước sông Ngàn Phố chảy cuồn cuộn Chiều 29/10, trả lời VTC News, Nguyễn Trọng Danh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền...