Ngày xuân nhớ bánh Chim Gâu
Chiếc bánh Chim Gâu, bánh Vắt Vai hay bún cổ truyền – món ăn đơn giản nhưng nó mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc người Cao Lan vẫn được các bà, các chị gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay.
Chiếc bánh gắn với truyền thuyết nàng Slau Slam
Đối với người Việt Nam nói chung và người Cao Lan nói riêng, ẩm thực không những là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Từ cách bày trí và hương vị của các món ăn ta có thể cảm nhận được con người và phong tục trong cách ăn uống.
Là một trong tổng số 54 dân tộc anh em trên cùng một dải đất hình chữ S, người Cao Lan sinh sống chủ ở vùng núi phía Bắc, trong đó tại Xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có 1.850 nhân khẩu là người dân tộc Cao Lan, chiếm 20% dân số.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cho tới ngày nay người Cao Lan vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán, những lễ hội đặc sắc, đặc biệt là các món ăn đặc trưng mang bản sắc của dân tộc mình.
Văn hóa ẩm thực của người Cao Lan khá đa dạng, mỗi món ăn đều có ý nghĩa riêng gắn với các truyền thuyết hay các nghi thức trong các dịp lễ, Tết. Bánh Chim Gâu (bánh hình con chim cu gáy) là một điển hình cho một truyền thuyết nổi tiếng của người Cao Lan về nàng Slau Slam (nàng Lưu Tam).
Theo bà Đào Thị Dung (thôn Xóm Mới) thì bánh Chim Gâu ra đời dựa trên một câu chuyện về nàng Lưu Tam. Một người con gái vừa đẹp người đẹp nết lại giỏi ca hát, khiến trai tráng trong bản si mê không chịu làm việc, nên dân làng sinh lòng ghen ghét. Do đó anh trai cô mới ép gả cô đi và cấm cô không được nói gì khi về nhà chồng.
Sau khi được gả về nhà chồng, nàng Lưu Tam đã nghe lời anh trai không nói nửa lời, khiến cho nhà chồng ghét bỏ và sai người đưa trả cô về. Trên đường về cô nhìn thấy một con chim gâu chết ở rìa đường với cái diều căng cứng đầy thóc, gạo.
Nàng tiến tới nhặt con chim lên và nói “con chim này cũng chết vì ăn”, cùng lúc đó nàng lại nghe tiếng kêu yếu ớt của những con chim non ở bụi dứa rừng cạnh đó, đến lúc này nàng mới ngộ ra rằng con chim kia chết vì ăn nhiều thức ăn để tha về tổ nuôi chim non.
Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng của chim mẹ với chim con, nàng đã lấy thức ăn trong diều của chim mẹ mớm cho chim non ăn, sau đó cắt lá dứa rừng đan làm giỏ và đưa chúng về nhà nuôi.
Từ đó, người Cao Lan làm ra những chiếc bánh Chim Gâu với hình dáng nhỏ xinh như cái diều của chim mẹ, để thể hiện tình yêu thương, để nhắc nhở nhau về sự quan tâm chăm sóc của những người trong gia đình là rất quan trọng. Tuy là món ăn dân dã nhưng ẩn chứa bên trong nó một tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con, của những người thân trong gia đình đối với nhau.
Tỉ mẩn gói bánh bằng lá dứa rừng
Để làm được những chiếc bánh Chim Gâu thì người Cao Lan phải lên rừng để tìm những chiếc lá dứa rừng. Bởi gói bánh bằng lá dứa rừng sẽ vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh nên đây là loại lá rừng quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích.
Cụ Vi Thị Vượng (thôn Xóm Mới) cho biết, “muốn làm bánh Chim Gâu thì lá bánh phải là lá dứa rừng, các lá khác không có độ dẻo như lá này. Ngoài ra phải chọn lá bánh tẻ, vì lá non mang về nó sẽ bị héo còn lá già thì nó giòn khi luộc nó sẽ bị bục bánh”. Lá dứa rừng sau khi mang về được tước phần gai và phần xương sống giúp lá mềm dễ gói sau đó mang rửa sạch, lau khô. Tiếp đến là khâu chuẩn bị gạo nếp, đây là phần không thể thiếu khi làm bánh.
Cụ Vượng chia sẻ thêm: “Để có một chiếc bánh ngon thì cần phải chọn được loại gạo nếp ngon, được vo sạch, để ráo nước rồi trộn thêm ít muối tạo vị đậm đà cho bánh. Trước đây thì gói bánh đơn giản thế, nhưng ngày này cũng có những gia đình trộn thêm cả nhân đỗ xanh và thịt vào bánh để tạo độ thơm ngậy cho bánh”.
Video đang HOT
Gói bánh Chim Gâu đơn giản, không cầu kỳ nhưng để có được chiếc bánh đẹp, thơm ngon thì rất cần đến sự khéo léo của người phụ nữ. Sau khi đủ nguyên liệu thì các bà, các chị sẽ cùng ngồi để đan lá dứa thành hình con chim gâu (chim cu gáy). Người Cao Lan gọi là bánh Chim Gâu bởi lớp vỏ bọc ngoài bánh là những chiếc lá dứa rừng được đan thành hình con chim gâu.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị thì mỗi chiếc lá dứa rừng sẽ được uốn, đan thành hình con chim cu gáy rất đẹp và lạ mắt. Bánh được đánh giá là gói khéo khi chiếc bánh mang rõ hình con chim gâu, nhỏ xinh vừa phải, không to quá. Tiếp theo các bà, các chị sẽ nhồi gạo nếp vào trong đó, khâu cuối cùng là mang bánh đi luộc như luộc bánh chưng truyền thống.
Tuy nhiên, luộc bánh cũng cần sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng nếu không sẽ không cho chiếc bánh Chim Gâu đúng chuẩn. Để có một nồi bánh ngon thì trong suốt quá trình nấu, lửa phải đều và châm nước thường xuyên để giữ chiếc bánh được ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 giờ nấu, sau đó vớt ra, để cho ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức.
Ngoài bánh Chim Gâu, người Cao Lan còn có món bún cổ truyền – món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết của người dân tộc Cao Lan. Bún được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ với những công đoạn phức tạp, cầu kỳ.
Bà Đào Thị Dung (thôn Xóm Mới) cho biết, để có được một mẻ bún ngon, trước tiên phải chọn được loại gạo làm bún phù hợp. Gạo càng khô, cứng thì bún càng dẻo. Gạo được rửa sạch và ngâm với nước giếng trong vài ngày. Trong quá trình ngâm cần thường xuyên thay nước để gạo không có mùi chua. Khi gạo đã đủ độ tơi thì vớt ra rửa sạch, để ráo, sau đó trộn với cơm nguội, giã nhuyễn hoặc mang đi nghiền nhuyễn.
Công đoạn tiếp theo là vắt bún, ở công đoạn này, sau khi mang bột được giã nhuyễn về họ trộn với nước giếng và đổ bột đó vào một loại khuôn gỗ và đun một nồi nước sôi thật to, khi nước sôi họ ép bột trong khuôn gỗ ấy tạo ra nhưng sợi bún trắng trong vừa mềm, vừa dai.
Vắt đến khi nào thấy bún nổi lên thì dùng rổ vớt ra, rửa sạch với nước lạnh và đựng vào rổ, rá để ăn. Sợi bún truyền thống của người Cao Lan thường to hơn so với sợi bún của người Kinh. Bún có màu trắng trong, khi ăn vừa dẻo, vừa mềm, lại vừa dai, được người Cao Lan sử dụng làm bún cổ truyền ăn Tết.
Ngoài ra, người Cao Lan còn có một số món ăn đặc sắc khác như: xôi ngô non, xôi lá gừng, bánh mật vắt vai… Những món ăn, thức uống của người Cao Lan không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa đựng sự tinh túy của núi rừng.
Hiện nay, nhiều món ăn truyền thống của người Cao Lan vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Không đơn giản chỉ là đồ ăn, thức uống, các món ăn còn thể hiện nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Cao Lan. Những đặc sắc văn hóa trong ẩm thực của các dân tộc trên đất nước ta, giống như những nét chấm phá đặc biệt cho bức tranh văn hóa đa dạng đầy sắc màu của Việt Nam.
Lâm Tuyến
Theo baophapluat.vn
Vụ ông Nguyễn Đức Tồn: Đây là khoa học, không phải tranh chấp bản quyền
"Việc ông Tồn đạo văn, sao chép gần như toàn bộ luận án của tôi như. Kết luận của HĐCD GS ngành Ngôn ngữ học năm 2002 và như những phản ánh của báo chí gần đây, là hoàn toàn đúng" - TS Nguyễn Thúy Khanh khẳng định.
Như Dân Việt đã thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thành lập Tổ thanh tra để quyết liệt làm rõ nghi án đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn, báo cáo lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Được biết, Tổ thanh tra đã tìm gặp rất nhiều nhân chứng từng tham gia giải quyết vụ việc vào những năm 2002, 2006, đây là thời điểm hồ sơ xin phong Giáo sư của ông Nguyễn Đức Tồn bị bác.
TS Nguyễn Thúy Khanh - nguyên Trưởng Phòng Từ điển học, Viện Ngôn ngữ là một trong những người đã làm việc với Tổ Thanh tra. TS Khanh cũng là một trong những người cho rằng đã bị ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn.
Dưới đây là bài viết TS Khanh gửi đến Báo Điện tử Dân Việt, làm rõ thêm thông tin xung quanh vụ việc.
Nghi vấn ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đang được Bộ GDĐT làm rõ. IT
"Tôi là Nguyễn Thuý Khanh, sinh ngày 29.8.1951, là cán bộ, nguyên Trưởng phòng Phòng Từ Điển Học, Viện Ngôn Ngữ học, nghỉ hưu năm 2008.
Tôi đã hợp tác với ban Thanh tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong việc làm sáng tỏ một số vấn đề còn nghi vấn hoặc chưa rõ ràng, liên quan đến luận án "Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)" (bảo vệ 1996) của tôi, trong nghi vấn đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn với cuốn sách "Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt" của ông.
Tôi xin có một số ý kiến khẳng định quan điểm cá nhân về việc này như sau:
1. Cuốn luận án "Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật" là do tôi viết, trên cơ sở tư liệu khác hoàn toàn với luận án của ông Tồn (từ ngữ chỉ tên gọi bộ phận cơ thể người) nên không thể có sự trùng lặp.
Tư liệu tiếng Việt và tiếng Nga, tư liệu thực nghiệm do tự tay tôi thống kê, phân tích, tổng hợp và viết bài (ông Tồn không có tư liệu này, chỉ được xem một số phiếu xử lí ban đầu của tôi và rất hài lòng, không có ý kiến gì).
Đề cương chi tiết của luận án do tôi viết (sau khi tôi đã phân tích, xử lí xong toàn bộ phần tư liệu), sau đó có sự bổ sung, góp ý của ông Tồn với tư cách người hướng dẫn tôi (không có chuyện "viết hộ" như ông Tồn có lần nói).
Sau khi có sự chuẩn bị khá kĩ về lí luận, đề cương chi tiết và tư liệu tôi bắt tay vào viết. Thời kì này tôi hoàn toàn độc lập, không cần sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Từ khi đặt bút viết cho đến khi hoàn thành toàn bộ các chương (viết tay) của luận án, tôi mới đưa cho ông Tồn xem. Lúc đó, Ông Tồn chỉ đọc nhanh tại chỗ, sắp xếp, ghi lại bằng chữ in đầu đề các chương của luận ánvà không đặt bút chữa luận án của tôi một câu,một ý nào. Trong quá trình viết, tôi chỉ đưa cho ông Tồn xem những bài viết của tôi (trích từ các chương của luận án) trước khi tôi đưa đăng tạp chí và ông Tồn cũng không phải chữa bất kì một bài nào.
Vì vậy, không có chuyện ông Tồn "gợi ýcho tôi chuyển các chương thành bài viết" như ông nói . Đấy chỉ là một cách nói để lí giải, hợp pháp hoá cái "công" và "lí" trong chuyện ông bê nguyên xi các chương luận án của tôi vào sách của ông. Thực tế, tôi hoàn toàn chủ động trong cách viết các bài báo sau khi đã hoàn thành các chương của luận án, mà không cần phải viết đi viết lại.
Theo TS Nguyễn Thúy Khanh phản ánh của báo chí về vụ việc ông Nguyễn Đức Tồn là hoàn toàn đúng. IT
2. Về ý kiến của ông Tồn: "Các tài liệu tham khảo chính của luận án trong đó có các tài liệu bằng tiếng Nga được dựa trên các tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đó của ông Tồn", tôi cho rằng đây là một cách nói rất tinh vi, nhằm mục đích mập mờ, không rõ ràng.
Ở đây cần phải nói rõ:
Với tư cách là người hướng dẫn, ông Tồn có gợi ý và cho tôi danh sách các tài liệu tham khảo, cho tôi mượn sách. Đó là chuyện bình thường giữa người hướng dẫn và nghiên cứu sinh. Vấn đề, đây là những tài liệu tiếng Nga mà tôi phải tự đọc, tự dịch, tự tổng hợp. Không liên quan gì tới việc ông Tồn cũng đọc hay cũng thu thập những quyển sách đó. Đây chỉ là một cách lèo lái để biện hộ cho việc ông Tồn chép luận án của tôi mà thôi.
Khi viết luận án tôi đã có hơn hai mươi năm làm từ điển và nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa. Sau khi cuốn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Giải thưởng Nhà nước), chúng tôi được đi thực tập ở Nga 2 năm và được coi là những người có khả năng nghiên cứu độc lập. Vì vậy mới có chế độ bảo vệ luận án tiến sĩ đặc cách. Tức là, trên cơ sở những nghiên cứu đã có của mình có thể phát triển lên thành luận án tiến sĩ (thời hạn là 1 năm). Đó cũng là lí do luận án không ghi "người hướng dẫn" mà ghi" cố vấn khoa học". Luận án của tôi có quyết định chính thức vào ngày 29.10.1994 nhưng thực tế tôi đã triển khai đề tài từ năm1993. Cụ thể là đầu năm 1994 tôi đã có 3 bài báo thuộc chương II của luận án và một bài báo đăng 1995: 1)"Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Việt đăng ở TC VHDG, số 1,1994; 2) "Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt." đăng ở TC VHDG s.2,1994; 3) "Đối chiếu ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật tiếng Việt với tiếng Nga." Đăng ở TCNNH, s.2,1994. 4) " Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt" đăng ở Tạp chí NNH số 3,1995.
3. Về bằng chứng của ông Tồn cho rằng viết hộ đề cương cho tôi, ý kiến của tôi như sau:
Khi bàn với ông Tồn về đề cương luận án, tôi chưa bao giờ nhìn thấy tờ giấy "viết hộ" đó. Hơn nữa, nếu viết hộ tôi thì tờ giấy đó phải ở trong tay tôi chứ sao ông Tồn lại cầm?
Cuốn Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ ở người Việt của ông Nguyễn Đức Tồn được cho là đạo văn của học trò.
4. Về cuốn sách chuyên khảo "Đặc trưng văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt" của ông Nguyễn Đức Tồn có nội dung sao chép luận văn của tôi, ý kiến của tôi như sau:
Trước tiên tôi khẳng định: việc ông Tồn đạo văn, sao chép gần như toàn bộ luận án của tôi như. Kết luận của HĐCD GS ngành Ngôn ngữ học năm 2002 và như những phản ánh của báo chí gần đây, là hoàn toàn đúng.
Việc sẽ ra chung một chuyên đề về "đặc trưng văn hoá....", tôi và ông Tồn đã thống nhất từ khi tôi viết luận án. Vì như đã nói,mục đích các đề tài của tôi và ông Tồn, chị Thu là để dẫn đến vấn đề "đặc trưng văn hoá của ngôn ngữ và tư duy của người Việt".
Như đã nói, sau khi tôi bảo vệ luận án (1996), trái với kế hoạch ban đầu,ông Tồn đã một mình đăng kí đề tài cấp Viện chuyên đề về "đặc trưng văn hoá...".
Năm 2002, khi ông Tồn ra cuốn sách nói trên thì câu chuyện mới vỡ lở. Việc ra sách mà không có tên tôi, không có ý kiến của tôi cũng có thể thông cảm. Còn việc "trích dẫn" theo kiểu bê nguyên văn gần như cả các chương của luận án của người khác vào thì ông Tồn phải chịu trách nhiệm.
Cuốn sách này của ông Tồn đã hai lần bị Hội đồng chức danh giáo sư không chấp nhận, đã nhiều lần bị đưa ra giải quyết trong chi bộ Viện Ngôn ngữ học và Đảng bộ Viện KHXHVN (nay là Viện Hàn lâm KHXHVN). Những lần đó tôi không được tham dự.
Trong lần cuối Viện KHXHVN tổ chức buổi làm việc công khai, tôi đã chủ động ngồi đối diện với ông Nguyễn Đức Tồn và lần đầu tiên chính thức có bài phát biểu dài, rõ ràng, có tình có lí về những vấn đề ông Tồn đã vu cáo cho tôi khi tôi không có mặt. Lúc đó ông Tồn không có một phản ứng gì.
Chuyện này cứ nhùng nhằng, không thấy có kết luận, nhưng sau đó Viện NNH bị chia tách thành hai viện: "Viện Từ điển học và bách khoa thư"và "viện NNH". Ông Nguyễn Đức Tồn được cử làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học .Cán bộ Viện Ngôn ngữ học chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.
Kết luận:
Nói tóm lại, những lí lẽ của ông Tồn, lúc thế này, lúc thế khác, tất cả chỉ là để chống chế, cố gắng biện minh cho việc làm sai trái và không thể chối cãi của ông là bê gần như nguyên xi luận án của tôi vào cuốn sách của ông.
Một cách khiêm tốn và công tâm nhất, tôi đánh giá, luận án của tôi lúc đó được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc. Người hướng dẫn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ "cố vấn khoa học" của mình. Nghiên cứu sinh cũng chủ động thực hiện và hoàn thành tốt luận án của mình. Chúng tôi đã có mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau, nếu như không có chuyện này xảy ra.
Cuối cùng, chúng tôi muốn đặt niềm tin và hi vọng vào lần xem xét cuối cùng này của Ban thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mong rằng sẽ có một kết luận công tâm, xác đáng để có thể nhanh chóng khép lại sự việc bất đắc dĩ đã kéo dài gần hai thế kỉ (2002-2018). Chúng tôi nay cũng đã xấp xỉ tuổi 70 rồi, chỉ mong muốn một cuộc sống yên bình, vui vẻ.
Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi viết ở trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm".
Theo Dân Việt
Đưa trò chơi dân gian vào trường học: Thấm dần văn hóa dân tộc Nội dung đưa "trò chơi dân gian" vào trường học tuy không mới nhưng lại bị bỏ quên khá lâu. Theo ý kiến của nhiều CBQL ngành GD, từ trước đến giờ, học sinh vẫn được vui chơi ở trường học nhưng là "chơi tự do". Học sinh liên trường khối THPT tham gia chơi các trò chơi dân gian trong Ngày hội...