Ngày xưa, phụ nữ không có chồng là bất hiếu. Ngày nay nhìn theo lăng kính khác, quan niệm đó thật nực cười
Hiện tại là tương lai của quá khứ và là quá khứ của tương lai. Tương lai là hồi quy quá khứ, sống ở quá khứ thế nào thì tương lai cũng như thế thôi. Bởi vậy, sống cho hiện tại chính là sống cho cả quá khứ và tương lai. Hãy biết sống cho hiện tại đi.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có những phát ngôn mới nhất nhưng cũng gây ra nhiều sự ngỡ ngàng nhất trong chương trình thực tế “ Quyền lực ghế nóng” về chủ đề trinh tiết phụ nữ. Ông không ngại đưa ra những quan điểm có thể gây ra ý kiến trái chiều từ phía khán giả.
“Gia đình là tế bào cuối cùng. Tôi và chúng ta, không có tôi thì chúng ta vô nghĩa, mà chỉ có tôi, không có chúng ta thì cũng vô nghĩa.
Tôi nhận thấy gia đình Việt Nam rất tuyệt vời, nhưng bây giờ chúng ta có trách nhiệm cần phải bỏ lại những gì mà gia đình Việt Nam ngày xưa đang để lại di chứng.
Theo truyền thống gia đình ngày xưa, lăng nhăng là một, con gái không còn trinh là hai, chỉ có “cạo đầu bôi vôi” mà thả trôi sông. Chẳng lẽ bây giờ lại kế thừa cái đó? Tiên học lễ là con phải nghe lời cha, nếu cha là “phường” trộm cướp. Vậy giờ con không nghe lời cha thì là bất hiếu à?
Giá trị là cái cuối cùng còn lại sau khi mọi thứ mất đi. Nó phải được chà xát, vật lộn mới có được.
Đối với tôi, giá trị lớn nhất của gia đình Việt Nam là tình yêu thương, còn những giá trị khác như “tiên học lễ hậu học văn”, gia đình phải giữ gìn giá trị truyền thống… là chưa chính xác, nên được nhìn nhận lại.
Xét về nghiên cứu tâm lí, con người có xu hướng là ưa hồi tưởng về quá khứ và mơ tưởng về tương lai. Rất ít người sống cho hiện tại. Bạn phải công nhận rằng con người chúng ta, phần lớn thường ngồi nghĩ về những cái đẹp đẽ hoặc căm hờn cái tai hại trong quá khứ. Đó là đặc điểm của con người.
Video đang HOT
Nhưng quá khứ đã qua, và tương lai chưa tới, nên những suy nghĩ trong bạn đều chỉ là bọt nước mong manh trong đời người, được dùng để xoa dịu cái phũ phàng ở hiện tại trong chốc lát. Cứ sống như vậy, bạn sẽ gặp đại họa của cuộc đời.
Hiện tại là tương lai của quá khứ và là quá khứ của tương lai. Tương lai là hồi quy quá khứ, sống ở quá khứ thế nào thì tương lai cũng như thế thôi. Bởi vậy, sống cho hiện tại chính là sống cho cả quá khứ và tương lai. Hãy biết sống cho hiện tại đi.
Cứ nghĩ về quá khứ, về cái trinh tiết, rồi phiền não, oán hận. Theo tôi, chỉ nên nghĩ về quá khứ để tìm hiện tại, chứ đừng nghĩ về nó với sự oán hận.
Có thể mọi người cũng nghĩ sai về bình đẳng, rằng phụ nữ phải ăn cơm trên nhà cùng chồng mới là bình đẳng. Việc phụ nữ ngồi ăn chân gà dưới bếp, chồng và bạn chồng ăn đùi gà trên nhà bị cho rằng không bình đẳng, quan điểm này là sai lầm. Người ta thích như thế, người ta cho rằng ngồi ăn dưới bếp mới vui thì sao?
Ngày xưa, phụ nữ không có chồng là bất hiếu, không có con cũng là bất hiếu với bố mẹ. Xã hội xưa cũ nhìn đó là bất hiếu, còn ngày nay nhìn theo lăng kính khác lại cho đó là nực cười. Tất cả phụ thuộc vào quan điểm xã hội của từng thời kỳ.
Hãy đánh giá mọi thứ theo quy phạm đạo đức của từng thời kỳ, mà quy phạm đạo đức của Việt Nam ngày nay đang rối tung lên. Phải nhìn vào quá khứ để tìm được quy luật của nó, rồi nhe răng cười, lạc quan trong hiện tại. Đừng u uất về hiện tại đang sống.
Bây giờ, phụ nữ vẫn buộc phải có trinh, không là “vứt”. Nhưng theo tôi, đây là trinh trong tâm hồn. Việc đo trinh phụ nữ bằng cái màng là vô cùng tệ hại.
Trinh tiết bây giờ cũng phải đặt cho đàn ông nữa. Ông mất trinh từ bao giờ mà cứ đòi con gái còn trinh.”
Theo guu.vn
Khi mẹ trút hơi thở cuối cùng, chồng tôi vẫn lạnh lùng nói ra câu nói chua chát này khiến bà chết không nhắm mắt
Nhìn cảnh đó, tôi không khỏi chạnh lòng thay mẹ chồng.
Tôi vừa lo xong đám tang mẹ chồng. Mặc dù bản thân còn rất mệt mỏi nhưng tâm trí tôi vẫn không yên. Trước đây, tôi và mẹ chồng từng có vài lần va chạm. Đó chỉ là những cãi vã thường nhật, sau đó tôi cũng chủ động xin lỗi mẹ. Thế nhưng khi chứng kiến mẹ bị bệnh, chứng kiến mẹ trút hơi thở cuối cùng, trong lòng tôi không khỏi ân hận.
Mẹ chồng tôi là một người phụ nữ cam chịu và hết lòng vì con cháu. Mẹ sinh được 2 người con, ngoài chồng tôi, mẹ còn có một cô con gái riêng nữa.
Nói đến cuộc sống vật chất, vợ chồng tôi may mắn hơn em chồng. Dù không giàu có nhưng chúng tôi cũng có của ăn của để, không phải lo đến cơm ăn áo mặc. Còn em chồng tôi, em ấy vất vả từ nhỏ, đến khi lớn lên lại lấy phải người chồng chẳng ra gì.
Như người khác, chồng tôi sẽ đứng ra lo liệu giúp em gái. Thế nhưng chồng tôi lại là một người anh trai ích kỷ. Lúc nào anh cũng bo bo về phần mình. Anh sợ mẹ mang tiền cho em gái nên rào trước chắn sau. Trong suy nghĩ của chồng tôi, con gái đã đi lấy chồng thì không còn dính líu đến việc của mẹ và anh nữa.
Thú thật thấy em chồng vất vả, tôi cũng thương em ấy. (Ảnh minh họa)
Thú thật thấy em chồng vất vả, tôi cũng thương em ấy. Tôi biết mẹ chồng mình vẫn cho tiền con gái hàng tháng nhưng vẫn giấu kín giúp bà. Cùng làm mẹ, tôi hiểu sau này nếu chẳng may con gái mình không được sung sướng, tôi cũng sẽ rất khổ tâm.
Em chồng tôi không có tiền nhưng lại biết cách sống. Khi con tôi bị ốm, em ấy vào viện săn sóc, nấu cơm cho mẹ con tôi vì không yên tâm để chúng tôi ăn thức ăn bên ngoài. Tôi cảm kích em ấy nên lúc em ấy làm nhà đã lén giấu chồng cho em ấy 20 triệu.
Lúc biết tin mẹ chồng tôi bị ung thư cũng là lúc bệnh tình của bà trở nặng. Thấy tôi chăm mẹ chồng vất vả, em chồng tôi đề nghị đưa mẹ sang nhà em ấy để tiện giúp tôi chăm sóc. Vậy mà chồng tôi nhất quyết không chịu để mẹ đi, anh còn nói nhỏ với tôi, em chồng tôi muốn gần gũi mẹ trước lúc qua đời chẳng qua vì gia sản đất đai ở quê. Tôi thật không hiểu nổi tại sao chồng tôi lại luôn sống chỉ biết đến tiền như vậy.
Lúc này mẹ chồng tôi đã quá yếu, có lẽ thương tôi nên bà đã nhận mình mới là người cho em chồng tôi tiền. (Ảnh minh họa)
Hôm ấy chồng tôi nghe được tin tôi cho em chồng tiền. Về đến nhà, anh sửng cồ lên với vợ. Thấy tôi đang ở trong phòng với mẹ chồng, anh vẫn xồng xộc đi vào rồi tra hỏi tôi về số tiền 20 triệu kia.
Lúc này mẹ chồng tôi đã quá yếu, có lẽ thương tôi nên bà đã nhận mình mới là người cho em chồng tôi tiền. Phải cố gắng lắm mẹ chồng tôi mới có thể nói thành câu. Vậy mà chồng tôi không để yên, anh làm ầm lên rồi nói với mẹ chồng: "Bà nên nhớ vợ chồng tôi mới là người chăm bà. Bà cứ hở ra là cho nó tiền cho nên bà chết tôi cũng không tiếc".
Khi chồng tôi nói dứt câu đó, tôi quay sang nhìn thì thấy mẹ chồng đã trút hơi thở cuối cùng từ lúc nào. Thật sự quá đau lòng khi chồng tôi lại bất hiếu với bà như vậy.
Mấy ngày nay lo ma chay cho mẹ chồng, tôi bận rộn đủ thứ nhưng vẫn không quên hình ảnh chết không nhắm mắt của mẹ chồng. Tôi thương mẹ chồng bao nhiêu thì ghê sợ chồng bấy nhiêu. Từ khi nào mà chồng tôi có thể bất hiếu đến như vậy chứ?
Theo docbao.vn
Không trả được nợ cho ba, tôi đành mang tiếng bất hiếu Tôi càng xoay xở giúp đỡ gia đình bao nhiêu thì mọi người lại càng ỷ lại bấy nhiêu. Vì thế, tôi quyết định thà mang tiếng bất hiếu còn hơn. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn. Mẹ mất khi em gái út vừa tròn một tuổi. Một mình ba làm lụng nuôi ba chị em tôi khôn...