Ngày xưa, người chết có được chôn cất theo thuật phong thuỷ?
Theo Phạm Đình Hổ, khi xưa, chôn cất người chết có khắc đá để dưới mộ và dựng bia ở trước mộ để sau này con cháu còn biết đó là mộ của ai.
Phạm Đình Hổ cũng nói về những ngôi mộ của bậc thánh nhân xưa.
Trong Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ cho biết, vào thời gần với thời ông sống (cách đây cũng mấy trăm năm), con người mới mới mê hoặc về thuyết họa phúc, hoặc đem mồ táng ở tận nơi hang cùng núi hẻm, hoặc đem hài cốt táng ở nơi tha hương. Chính vì lẽ đó, mà có gia đình không tìm được mộ tổ tiên.
Chưa biết việc chôn cất đã hợp phong thuỷ hay không, nhưng việc đi tìm cuộc đất, thậm chí tìm ở nơi xa xôi sao cho tốt, ít nhất đã khiến con cháu không tiện chăm sóc mộ, lâu dần cũng không còn nhớ vị trí ở đâu, nếu như bia bị mất.
Phạm Đình Hổ cũng nói rằng, cổ nhân khi chôn mộ, có khắc đá để ở dưới mộ gọi là chí, dựng bia ở trước mộ gọi là biểu. Ông dẫn ra mấy ngôi mộ của những bậc danh tiếng xưa: “Khi xưa, mộ ông Nghiễm Bá Ngưu (học trò Khổng Tử – Pv) tự nhiên đất sụt xuống thành ao, còn lại cái miếu ở trước mộ. Người ta nhận lầm là miếu Ngưu Đại vương. Về sau, kẻ hiếu sự mò ở dưới ao tìm được mộ chí của ông Bá Ngưu, mới chữa được cái lầm ấy.
Mộ ông Tăng Tử, người đời sau cũng quên không biết ở chỗ nào; sau có bắt được cái bia đá viết lối chữ cổ ở trong núi Gia Thiện, từ đấy mới lại dựng bia làm dấu. Xem thế thì biết cổ nhân đều có làm mộ chí. Ông Khổng Tử tự tay viết sáu chữ “Ân Thái sư Tỷ Can mộ” dựng ở Muội Đô (theo chú thích, đây là Tôn thất nhà Ân, can gián Trụ Vương nên bị Trụ Vương giết chết, moi tim ra để xem. Đời sau tôn là thánh). Đến nay người đi qua mộ ấy vẫn tỏ lòng cung kính.
Ông Âu Dương Tu có vị tổ tiên dựng mộ biểu ở gò Lũng Cương, mộ biểu đã từng lở xuống nước sâu, sau tìm thấy ở Lư Lăng tám chữ “Tế chi phong bất như dưỡng chi bạc” (nghĩa là Lúc chết cúng tế hậu hĩ đến đâu cũng không bằng lúc sống mà phụng dưỡng đạm bạc – PV) khắc vẫn còn thấy đỏ chói rành rành”.
Phạm Đình Hổ cũng kể lại câu chuyện, Hưng Đạo Vương khi xưa dặn con là Hưng Võ Vương đem hỏa táng rồi để xương vào cái đồ tròn, chôn giấu ở trong vườn An Lạc. Sự ấy còn chép ở trong Trần sử, vậy sao ở Thư Trì lại thấy có mộ chí Hưng Đạo Vương? Mấy năm gần đây, nước sông xói lở, cái mộ chí ấy lòi ra, người làng mới đem táng vào chỗ đồng cao.
Còn đời xa xưa hơn, từ đời Thành Chu (các triều đại Thương, Chu thời Tam đại bên Trung Quốc), theo Phạm Đình Hổ thì chưa có thói tìm địa lý để mộ. Kẻ hiếu tử khi chôn đấng thiên thì chỉ để về phía bắc bên làng xóm, chọn nơi nào cao ráo mà táng thể phách đấng thân cho yên. Nếu có xét hỏi đến việc bói toán khi để mộ, hoặc bói rùa, hoặc bói dịch, thì cũng chỉ mong về sau tránh những chỗ khỏi làm thành quách, khỏi làm đường sá, khỏi phải thủy hỏa đạo tắc xâm phạm đến mà thôi.
“Đấng Khổng Phu tử vốn là bậc thánh trời sinh, nhiều tài năng, vậy mà chôn thân phụ ở đường Ngũ Phủ, sau đem về hợp táng ở đất Phòng, chứ không có tìm đất gì cả. Chính mộ đức Khổng Phu tử ở Khổng Lâm, cũng không hề tìm đất trước để làm nơi sinh phần bao giờ. Nay xét sách Đồ chí khuyết lý, thấy một khu đất vài trăm dặm, núi sông rộng rãi, so với thuyết các nhà phong thủy bao nơi nọ là ngưu sa hà thủy, nơi kia là quần quỉ hồ long, đều không có quan hệ gì. Xem vậy thì thấy cổ nhân bốc táng không có cái thuật đi tìm địa lý”, Phạm Đình Hổ viết.
Như vậy, theo Phạm Đình Hổ, người đời xưa, kể cả bậc thánh nhân, khi chôn cất thì không chôn cất theo thuật phong thuỷ. Có không ít người ngày nay, và một số nơi vẫn quan niệm việc tìm địa lý tốt để chôn cất người chết sẽ tạo vận khí tốt cho người sống, và tạo sự yên ổn cho vong linh người mất, thì những quan điểm của Phạm Đình Hổ là một góc nhìn để chúng ta so sánh.
3 khung giờ vàng thắp hương mùng 1 tháng 6 âm lịch để tiền tài gõ cửa
Ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch khi tiến hành thắp hương tổ tiên, gia chủ nên tiến hành 3 khung giờ vàng này để tiền tài gõ cửa.
3 khung giờ vàng thắp hương mùng 1 tháng 6 âm lịch
Video đang HOT
Ngày mùng 1 hàng tháng, việc thắp nén tâm hương lên Đức Phật, Gia Thần, Gia Tiên cùng đồng đẳng chân linh quyến thuộc nội tộc ngoại tộc đã trở thành tục lệ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, thắp hương ngày mùng 1 đầu tháng vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc vào nếp nhà của từng gia đình để lựa chọn khung giờ thắp thích hợp.
Tuy nhiên, vào ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch năm Giáp Thìn, tức ngày thứ bảy 6/7/2024 dương lịch có 3 khung giờ vàng để thắp hương sau:
Giờ Thìn (7 - 9 giờ)
Giờ Tị (9 - 11 giờ)
Giờ Thân (15 - 17 giờ)
Giờ Dậu (17 - 19 giờ ).
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, ngày 1 tháng 6 âm lịch Giáp Thìn vào ngày thứ 7 nên các gia đình có thể thư thái lựa chọn khung giờ muộn để thắp cho đỡ vất vả. Khi thắp hương, gia chủ sửa soạn lễ vật chủ yếu là thành tâm kính lễ.
Lễ vật có thể đơn giản chỉ hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sửa soạn mâm lễ mặn theo điều kiện của gia đình.
Tuy nhiên, trước khi làm làm lễ cúng mùng 1 âm lịch, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.
Người thắp hương cũng cần chú ý ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc quần áo hở hang, hở nách, bị rách, váy ngắn áo trễ ngực khi thắp hương.
Văn khấn cộng đồng gia tiên tại gia ngày mồng Một
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh cô di tỉ muội và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là .................................................. ....
Ngụ tại ........................................................ cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Cẩn cáo!.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo !
Hết ngày thứ Năm 13/6/2024, 3 con giáp đổi vận đổi đời, sự nghiệp 'một bước lên mây', cuộc sống giàu sang hơn người Hết ngày thứ Năm 13/6/2024, 3 con giáp ăn lộc Tổ Tiên đổi vận đổi đời, sự nghiệp 'một bước lên mây', cuộc sống giàu sang hơn người. Mục lục Tuổi Dần: Hành động thông minh và sáng suốtTuổi Thìn: Chuyện tình cảm may mắn rực rỡTuổi Hợi: Nhận được nhiều cơ hội để tăng thu nhập Mục lục Tuổi Dần: Hành động...