Ngày xưa đi làm dâu, mẹ chồng có mong được về ngoại ăn Tết không?
“Mẹ về tết đây ai lo? Bà nội thì già ốm rồi.” Mình hỏi tiếp mẹ chồng: “Bao năm rồi mẹ không về ngoại ăn tết?”. Giọng mẹ trùng xuống: “Hơn 25 năm rồi con à.”
Năm nay là năm đầu mình về làm dâu nhà chồng, nhiều cái còn bỡ ngỡ, khách sáo, chưa thân quen với ai. Vì vậy, tết còn lâu mới đến mà nỗi nhớ nhà đã tăng lên bội phần. Mình lấy chồng xa nên tết này càng thèm và mong được có những phút giây sum họp cùng gia đình nhỏ, được cùng cha mẹ đón giao thừa như ngày xưa. Mong được cùng mẹ ra chợ đi mua nải chuối, cùng bố gói bánh trưng và bày mâm ngũ quả. Đêm giao thừa cũng sẽ vui và hạnh phúc biết bao nhiêu khi được về đón giao thừa cùng cha mẹ đẻ.
Nhưng chắc chắn không chỉ riêng mình mà tất cả phụ nữ đi lấy chồng đều mong vậy, kể cả các bà mẹ chồng. Tuần trước về phụ mẹ chồng gói bánh trưng bán, mẹ cứ kể chuyện tết bên ngoại của mẹ năm xưa vui như thế nào, mọi người trong nhà làm gì, chơi gì ngày tết mà thèm.
Mình thích quá bảo mẹ chồng: “Mẹ ơi hay sang năm mẹ về ăn tết với bà ngoại đi”. Mẹ chỉ cười nói: “Mẹ về tết đây ai lo? Bà nội thì già ốm rồi.” Mình hỏi tiếp: “Bao năm rồi mẹ không về ngoại ăn tết?”. Giọng mẹ trùng xuống: “Hơn 25 năm rồi con à.”
Mẹ chồng tôi 30 năm lập gia đình thì hơn 25 năm xa quê. Mẹ bảo ngày xưa ông nội chồng tôi còn sống rất khó tính nên tết nào mẹ cũng phải làm tròn bổn phận con dâu. Với cả ngày xưa cuộc sống khó khăn, cả năm ngày tết mới có miếng thịt mà ăn thì về quê ngoại là điều không bao giờ dám nghĩ.
Ngày xưa phụ nữ phải hi sinh và cam chịu hơn bây giờ, mẹ chồng tôi lại là dâu trưởng nên tự thấy trách nhiệm làm dâu của mình phải nhiều hơn. Và cứ thế, hết năm này đến năm khác, bà bận bịu chăm con, chăm chồng, rồi loay hoay chăm mẹ chồng già yếu nên nỗi nhớ quê hương đành phải nén lại ở trong lòng.
Mẹ chồng mình bảo, chắc chắn không chỉ riêng bà mà hội bạn già của bà cũng đều mong như vậy. Khi còn trẻ, họ cũng mong được một vài cái tết về với cha mẹ già ở quê. Dẫu đó là sáng mùng ba về ăn bữa cơm với dưa muối cũng vui lòng. Để nhà ngoại cũng có cái tết quây quần.
Video đang HOT
Nhiều khi Tết đến mà mẹ chồng mình cũng chạnh lòng vì người lấy chồng xa quê như mình bây giờ. Bà cũng thèm lắm cái cảm giác được về bên bố mẹ đẻ, được cùng cả gia đình đón Tết vui xuân. Cứ mỗi Tết, nghĩ đến cảnh bố mẹ già ở quê hương thui thủi đón giao thừa là bà không cầm được nước mắt. Nhưng vì điều đó khó mà thành hiện thực nên giờ với mẹ chồng mình, được lo Tết cho gia đình nhỏ là một niềm vui, là một hạnh phúc giúp che đi điểm khuyết ấy.
Sau này kinh tế khá hơn, ngoài quê ngoại có việc thì mẹ chồng tôi vẫn sắp xếp mà về. Lần nào về các dì cũng nhắc mẹ năm nào đó sắp xếp về ăn tết với bà, không người già như chuối chín cây, biết ngày nào đi. Mỗi lần như thế, mẹ chồng mình chỉ khóc vì sự tủi thân, vì bà còn mẹ chồng ngoài đó, bỏ đi ai lo được.
Mình lấy chồng cách nhà 300km, nhưng vì tính chất công việc nên cả năm mới về nhà đẻ được đúng 1 lần. Mẹ chồng mình cũng rất tâm lý, bà bảo năm nay ăn tết nhà chồng thì năm sau ăn tết nhà ngoại. Mình nghe mà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, cảm thấy mình thật may mắn.
May mắn vì có bố mẹ chồng tâm lý, may mắn vì ít nhất 2 năm cũng được hưởng cái “Tết nhà ngoại” tròn trịa, được cảm nhận tình yêu thương của gia đình, được thấy mình lại nhỏ bé trong vòng tay bố mẹ.
Vậy nên chị em mình đi làm dâu thì đừng nên xét nét quá với mẹ chồng. Vì cùng là phận đàn bà, phải biết thương yêu và thấu hiểu cho nhau. Mỗi khi tết đến, không chỉ có chúng ta mà mẹ chồng cũng quay quắt nỗi nhớ nhà, cũng phải nén bao giọt nước mắt vì thương cha mẹ già đơn bóng ở quê đấy thôi.
Theo Afamily
Sững sờ nghe được lý do đằng sau việc mẹ chồng không chịu giặt quần áo cho tôi khi ở cữ
Nghe mẹ chồng nói mà tôi ức lên tận cổ, chỉ muốn chạy ra nói thẳng vào mặt mẹ hết nỗi lòng của mình.
Nghe chồng tôi kể là bố chồng đã mất từ khi anh mới được 3 tuổi, mẹ chồng ở vậy nuôi 2 anh em khôn lớn. Em gái đã lấy chồng cũng ở gần nhà mẹ chồng tôi, còn chồng tôi muốn sống chung với mẹ để tiện chăm sóc bà.
Khi chưa về làm dâu, tôi cho rằng mẹ chồng cũng như mẹ mình cứ đối xử tốt với họ thì ắt họ đối tốt với mình, nhưng thực tế thì không phải như những gì mình nghĩ.
Khi tôi sinh con, chồng tôi thì đi công tác không giúp được gì, mẹ đẻ tôi ở xa, ngày tôi sinh bà không đến chăm được, cứ nghĩ ở chung với mẹ chồng sẽ trông nhờ vào bà. Nào ngờ ngày đầu tiên ở bệnh viện tôi đã phải ứa nước mắt khi nhìn mẹ nhặt riêng quần áo của bà ra rồi ném quần áo của hai mẹ con tôi vào cái chậu để góc nhà tắm.
Những ngày chăm con biết bao khó khăn cũng qua, bây giờ con tôi cũng được 3 tuổi rồi. (Ảnh minh họa)
Sang đến ngày thứ 3 chậu quần áo cứ chất đầy lên, mẹ chồng cũng chẳng động vào, cứ đi làm việc của bà. Thậm chí chẳng thèm hỏi thăm sức khỏe của tôi ổn chưa. Đến khi sắp hết quần áo để mặc, đợi mãi chẳng thấy em chồng sang chơi, tôi đành phải chờ một chị hàng xóm giặt giúp.
Mỗi khi nhờ mẹ chồng bế cháu để tôi có thể làm vệ sinh cá nhân một lúc, thì mới bế chút bà đã kêu đau lưng rồi mắng chửi tôi: "Làm gì cũng chậm như rùa, mau lên mà về bế con đi tôi còn phải đi sinh hoạt tổ dân phố, không rảnh ở nhà hầu chị đâu".
Những ngày chăm con biết bao khó khăn cũng qua, bây giờ con tôi cũng được 3 tuổi rồi, cứ tưởng đã đến lúc được nghỉ ngơi một chút nào ngờ mẹ chồng lại bị ngã gãy chân. Thế là tôi lại tất bật chăm sóc mẹ chồng, trong bệnh viện cũng như ở nhà chỉ có mình tôi chăm bà. Còn cô con gái tuy ở gần đấy nhưng công việc của em ấy làm nhà nước nên khó nghỉ hơn tôi làm tư nhân.
Mẹ chồng bị gãy chân có rất nhiều người đến thăm, họ cho đủ thứ nào trái cây, sữa bánh và tiền. Con tôi nhìn thấy bánh ngon, nó thèm ăn liền hỏi xin bà, thế mà bà cứ nhìn chằm chằm ti vi giả vờ như không nghe thấy gì. Tôi cảm thấy rất bực liền bảo con: "Người ta thăm bà để bà ăn mới mau khỏi bệnh", con tôi nghe thế nên không đòi nữa.
Mẹ chồng đối xử với tôi như thế hỏi làm sao tôi có thể đối tốt được. (Ảnh minh họa)
Đến ngày hôm sau mẹ con cô em chồng đến chơi, ở trong phòng tôi nghe thấy rõ từng lời mẹ chồng nói với con gái: "Đây bánh và trái cây con mang về cho bọn trẻ ăn đi, cả lốc sữa nữa này, họ thăm nhiều quá mẹ ăn không hết". Cô em thắc mắc: "Sao mẹ không đưa cho chị dâu với cháu ăn, để lâu hỏng đấy?".
Mẹ chồng đáp lại: "Ngữ ấy cho ăn phí của trời, người không có máu mủ gì nhìn đã thấy khó chịu rồi chứ chẳng muốn cho cái gì. Thằng cu thì biết được có phải cháu mình không, đẻ ra chẳng có nét nào giống bố nó cả". Nghe mẹ chồng nói mà tôi ức lên tận cổ, chỉ muốn chạy ra nói thẳng vào mặt mẹ hết nỗi lòng của mình.
Nhưng tôi không thể nói được bởi sẽ chẳng giải quyết được gì, khéo lại bị mẹ con họ quy kết là hỗn láo rồi làm ầm lên. Những ngày qua tôi đã vất vả thức đêm làm ngày để chăm sóc mẹ chồng vậy mà bà coi chẳng ra gì. Lại còn nghi ngờ đứa bé không phải ruột thịt nhà bà.
Mấy hôm nay tôi không còn mặn mà chăm sóc mẹ chồng nữa. Mọi người ơi mẹ chồng tôi đối xử tồi tệ với con dâu như thế làm sao cứ đòi hỏi tôi phải đối xử tốt với bà được?
Theo Afamily
Xinh đẹp giỏi giang thế mà từ khi bước chân vào nhà chồng, đời em xuống dốc không phanh Vợ chồng cãi nhau, mẹ chồng ở ngoài nghe thấy, không vào can ngăn thì thôi, lại còn đổ thêm dầu vào lửa. Em có vóc dáng xinh đẹp, là trưởng phòng nhân sự một công ty lớn, lấy chồng đẹp trai con nhà giàu. Bạn bè thường tán dương em bằng những lời khen có cánh: "Cậu số sướng từ trong trứng"....